NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TRẺ NHỨC RĂNG KÉO DÀI

Sâu răng hàm chính là nguyên nhân chính khiến cho trẻ bị nhức răng kéo dài, trẻ thường ăn đồ ngọt nhưng lại không vệ sinh răng miệng đúng cách. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giúp trẻ phòng ngừa được tình trạng này. Hãy cùng Nha Khoa Flora tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn những nguyên nhân và khắc phục tình trạng đau của trẻ nhé!

1. Nguyên nhân trẻ nhức răng kéo dài

Đa số trẻ em đều có nguy cơ bị sâu răng hàm. Lớp men răng ở trẻ thường mỏng và mềm hơn khiến răng dễ bị tổn thương và dẫn đến sâu răng. Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn. Đồng thời, do vị trí nằm sâu bên trong nên những răng hàm cũng tiềm ẩn nguy cơ bị sâu nhiều hơn nếu không vệ sinh sạch sẽ. Thức ăn còn bám dính lại trên răng, mảng bám hình thành theo thời gian sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xuất hiện, phát triển lâu ngày sẽ gây cho trẻ tình trạng nhức răng kéo dài.

nhức răng ở trẻ

Vi khuẩn được phát hiện trong kẻ răng là do đường trong thực phẩm và đồ uống để tạo ra axit làm hỏng lớp men răng. Bình thường, nước bọt sẽ giúp bảo vệ răng và rửa trôi những tác nhân này. Tuy nhiên, theo thời gian khi nước bọt không còn đủ khả năng bảo vệ, lớp men bị ăn mòn tại ra các lỗ hổng được gọi là sâu răng.

Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ chủ quan và suy nghĩ các răng của trẻ là răng sữa và có thể thay thế thành răng vĩnh viễn nên không chú ý quan sát, chăm sóc kỹ răng miệng cho con cái. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến hàm răng của bé ngay từ khi còn nhỏ. Do đó, nguyên nhân khiến cho trẻ bị nhức răng kéo dài là sâu răng hàm và không được vệ sinh răng miệng đúng cách.

2. Tác hại của việc sâu răng hàm đau nhức răng kéo dài

Chức năng ăn nhai, nghiền thức ăn nếu bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức răng kéo dài, khó chịu sẽ khiến quá trình xử lý thức ăn bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ làm biếng nhai thức ăn mà nuốt chửng thức ăn xuống dạ dày điều này sẽ làm cho hệ tiêu hoá cuả bé sẽ bị ảnh hưởng.

Tình trạng sâu răng nặng xảy ra ở răng hàm sữa khiến trẻ phải nhổ bỏ răng này trước tuổi thay răng (bắt đầu từ 6 tuổi) thì nướu có khả năng bị khô lại khiến răng hàm vĩnh viễn rất khó mọc. Khi đó, răng có mọc chèn lên phía trước, ảnh hưởng đến cấu trúc của cả hàm và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cũng như thẩm mỹ.

Hơn thế nữa, sâu răng không được điều trị kịp thời còn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm tủy răng, viêm nha chu, hình thành áp xe chân răng…

3. Phương pháp điều trị sâu răng hàm cho trẻ

Tùy vào giai đoạn sâu răng hiện tại, răng hàm bị sâu có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.

  • Giai đoạn mới sâu răng: Nếu trên răng mới xuất hiện các rãnh màu nâu đen hay tình trạng sâu chưa nặng, nha sĩ sẽ sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám lại răng sâu. Cách này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng.
  • Giai đoạn sâu răng nghiêm trọng: Răng hàm sữa buộc phải nhổ bỏ thì việc mọc răng vĩnh viễn sau này có thể bị ảnh hưởng. Khi đó, bạn hãy trao đổi với nha sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Khi tình trạng sâu răng hàm ở trẻ gây nhiều đau đớn, khó chịu, bạn có thể cho trẻ uống paracetamol với liều dùng cho trẻ em để giảm đau tạm thời.

4. Những biện pháp phòng ngừa sâu răng hàm cho bé.

phòng ngừa sâu răng nhức răng

  • Cha mẹ nhắc nhở trẻ nên súc miệng sạch bằng nước sau khi ăn bánh kẹo ngọt hay các thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường.
  • Rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày và súc miệng bằng nước muối cho trẻ. Hãy chải răng cho trẻ từ khi còn bé hoặc hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách. Cả nhà có thể cùng nhau đánh răng mỗi ngày để trẻ cảm thấy hứng thú trong việc thực hiện vệ sinh cá nhân.
  • Cha mẹ đừng quên đưa trẻ đến nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị sâu răng, nếu có. Sâu răng hàm ở trẻ em thường khó phát hiện khi nhìn qua bằng mắt mà cần được nha sĩ kiểm tra cẩn thận.

 

.
.
.
.