Niềng răng là một quá trình tương đối dài (dao động 12 – 24 tháng, tùy trường hợp). Do vậy, nắm rõ các vấn đề cần lưu ý khi niềng răng dưới đây (bao gồm trước, trong và sau khi thực hiện) sẽ giúp bạn sớm có nụ cười mơ ước và duy trì kết quả đến trọn đời. Cùng Nha khoa Flora tìm hiểu ngay nhé!
Trước khi niềng răng nên làm gì?
Đây là bước khá quan trọng quyết định gần như 80% kết quả niềng răng của bạn, cụ thể:
Chọn phương pháp niềng răng phù hợp
Đây chính là một trong những lưu ý khi niềng răng cực kỳ quan trọng. Hiện có các phương pháp niềng răng sau: Niềng răng mắc cài (bao gồm mắc cài kim loại và mắc cài sứ), niềng răng trong suốt (Invisalign, 3D Clear,..). Mỗi phương pháp niềng răng có những đặc điểm riêng và khác nhau về quy trình, mức giá, thời gian thực hiện,…
Tại Nha khoa Flora, tùy vào tình trạng răng miệng hiện tại, điều kiện tài chính, tính chất công việc,… mà bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phù hợp. Điều này vừa đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cao nhất, vừa giúp bạn không phải lo ngại về chi phí.
Lựa chọn phòng nha uy tín, chất lượng
Bác sĩ chỉnh nha chuyên môn giỏi, tay nghề cao cùng sự hỗ trợ của các thiết bị, công nghệ hiện đại sẽ đảm bảo ca niềng răng đạt hiệu quả như mong đợi. Đó là lý do bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để thực hiện niềng răng.
Không chỉ giúp quá trình chỉnh nha được thuận lợi, suôn sẻ; mà lựa chọn phòng nha uy tín còn hạn chế, phòng tránh được các rủi ro, biến chứng trong tương lai.
Trong quá trình niềng cần làm gì? Lưu ý khi niềng răng
Để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra đúng tiến độ, thuận lợi và dịch chuyển răng răng đạt hiệu quả cao; trong suốt thời gian chỉnh nha bạn nên lưu ý những điều sau:
Nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai nuốt
Với niềng răng mắc cài thì thời điểm đặt chun tách khe, mới gắn mắc cài và đi dây cung, răng bạn sẽ có cảm giác đau nhức trong 1 đến 2 ngày. Điều này hoàn toàn bình thường, bởi đây là dấu hiệu cho thấy mắc cài bắt đầu hoạt động.
Lúc này bạn nên sử dụng những thực phẩm lỏng, mềm như: cháo, súp, pate, các loại nước sinh tố, hoặc trái cây mềm,… Và một bí quyết giúp bạn đỡ đau trong giai đoạn mới này chính là nhai chậm.
Hạn chế dùng các răng phía trước cắn, xé đồ ăn
Đây là điều sẽ xảy ra khi bạn ăn táo, ổi, thậm chí là bánh sandwich, humburger, bánh mì,… Có rất nhiều bạn đọc do thói quen ăn uống từ trước mà vô tư cho trực tiếp những đồ ăn trên vào miệng để cắn. Bác sĩ nha khoa khuyên bạn không nên làm như thế, mà phải sử dụng dao hoặc tay xé nhỏ ra trước rồi đưa từ từ vào vùng răng hàm để nhai.
Chải răng nhẹ nhàng, khoa học
Do sự có mặt của mắc cài nên việc chải răng khi niềng cần được thực hiện cẩn thận hơn, kỹ lưỡng hơn. Nếu không được vệ sinh đúng cách, bạn có thể đối mặt với các vấn đề như sâu răng, viêm lợi, hôi miệng và thậm chí là làm chậm quá trình niềng răng.
Các bước chải răng đúng cách:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn chuẩn bị 1 bàn chải lông mềm, lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ (bằng hạt đậu).
- Bước 2: Đặt bàn chải góc nghiêng 45 độ chải nhẹ nhàng xoay tròn bề mặt răng theo chiều kim đồng hồ.
- Bước 3: Lần lượt chải từ mặt ngoài vào mặt nhai và cả mặt lưỡi.
- Bước 4: Chải răng ít nhất 3 phút, chú ý thao tác nhẹ nhàng tránh việc bung sút mắc cài hay gây ê răng.
- Bước 5: Sau đó bạn có thể dùng thêm nước súc miệng để làm sạch kỹ lưỡng hơn.
Hạn chế ăn đồ cứng, dai
Các thực phẩm dai cứng dễ khiến bạn rơi vào tình huống như: sang chấn, đau nhức, bong tụt mắc cài, uốn dây cung… Đồng thời thói quen nhai đá lạnh, cắn bút, hay dùng răng khui nắp chai phải tuyệt đối kiêng.
Tránh ăn thực phẩm dính
Các món ăn có độ bám dính cao cho răng niềng điển hình như: kẹo cao su, kẹo dừa, xôi nếp,… bạn cần tránh xa ngay vì chúng sẽ dính vào mắc cài. Điều này dễ dẫn đến cảm giác vướng cộm, bung mắc cài, vệ sinh khó… kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Vệ sinh răng ngay sau khi ăn đồ ngọt
Khi ăn đồ ngọt, mắc cài sẽ dễ làm vướng vụn đồ ăn, từ đó gia tăng nguy cơ sâu răng, cao răng, viêm nha chu,… Chính vì lý do này mà bạn cần vệ sinh kỹ lưỡng ngay sau đó.
Lưu ý: Các loại sữa hoặc nước giải khát cũng có đường, vì vậy bạn cũng cần vệ sinh ngừa sâu răng nhé.
Nhiều bạn rất thường xuyên ăn sữa chua trong thời gian niềng vì sữa chua lạnh giúp giảm đau phần nào. Tuy sữa chua cung cấp nhiều dinh dưỡng nhưng bạn cũng cần phải làm sạch răng kỹ càng.
Uống nhiều nước khi niềng
Trong quá trình niềng, miệng của bạn sẽ hơi khô, do đó việc uống nhiều nước hơn là điều vô cùng cần thiết. Thói quen uống nhiều nước giúp kiểm soát sâu răng, môi trường trong khoang miệng khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng sâu răng phát triển. Theo đó, nước cũng cực kỳ tốt cho sức khỏe toàn thân.
Để không phải lo những lưu ý như trên, bạn có thể tham khảo niềng răng trong suốt Invisalign. Vừa tự do ăn uống, vừa thoải mái, thuận tiện trong giao tiếp. Thời gian chỉnh nha cũng được tối ưu hơn niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, chi phí cho niềng răng trong suốt tương đối cao, gấp 2 lần chi phí niềng mắc cài.
Sau khi tháo niềng nên làm gì?
Khi bạn đã hoàn tất quá trình chỉnh nha, bạn cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của Bác sĩ để tránh tình trạng tái xô lệch răng, duy trì kết quả trọn đời.
Chăm sóc răng miệng
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và duy trì kết quả niềng răng lâu dài, bạn cần trang bị những kiến thức và dụng cụ chuyên biệt.
- Chọn đúng dụng cụ: Bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa và máy tăm nước là những vật dụng không thể thiếu. Bàn chải lông mềm giúp loại bỏ mảng bám nhẹ nhàng, trong khi bàn chải kẽ và chỉ nha khoa len lỏi vào các kẽ răng, loại bỏ thức ăn thừa hiệu quả. Máy tăm nước tạo áp lực nước mạnh mẽ, cuốn trôi mọi vụn thức ăn và vi khuẩn.
- Kỹ thuật chải răng: Chải răng kỹ lưỡng sau mỗi bữa ăn, với động tác chải tròn nhẹ nhàng giúp làm sạch mọi bề mặt răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn để làm sạch kẽ răng hiệu quả.
Ăn uống khoa học
Sau khi tháo niềng ắt hẳn nhiều bạn sẽ háo hức, vui mừng và mong chờ sẽ được ăn thoả thích mà không cần phải cắt nhỏ như khi đang đeo niềng răng; vì đã phải nhịn và kiềm chế với nhiều món ngon khi niềng.
Nhưng trên thực tế, sau khi tháo niềng răng bạn vẫn phải dè chừng rất nhiều về việc ăn uống; cũng như cần có một chế độ chăm sóc răng đúng cách (nhất là thời điểm mới tháo niềng) để giúp răng ổn định với cấu trúc mới thay đổi.
Đeo hàm duy trì
Sau khi niềng răng bạn sẽ phải đeo hàm duy trì hay còn gọi là máng duy trì trong suốt để giữ răng cứng chắc, ổn định. Bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo hàm duy trì ít nhất 20h/ngày, để răng không gặp tình trạng xê dịch, cần chăm sóc răng và vệ sinh máng duy trì để đảm bảo răng khỏe mạnh.
Đồng thời bạn vẫn nên duy trì thói quen cắt nhỏ thức ăn, bởi mới tháo niềng răng bạn chưa hoàn toàn cứng chắc với sự thay đổi mới; nên vẫn cần thiết thời gian định hình và cố định răng, cũng như khung xương hàm mới. Tuy nhiên, việc ăn uống sẽ có những thoải mái nhất định hơn so với khi còn đang niềng.
Tái khám định kỳ
Một lưu ý sau khi niềng răng quan trọng nữa đó là tái khám răng miệng định kỳ. Thường thì sau mỗi tháng hoặc một vài tháng bạn cần tái khám để bác sĩ theo dõi và duy trì hàm răng đẹp hoàn mỹ sau khi tháo niềng. (Bác sĩ sẽ dặn dò bạn sau khi tháo mắc cài).
Trên đây là những lưu ý khi niềng răng bạn cần biết, chúc các bạn tự tin dũng cảm niềng răng để sở hữu nụ cười tươi, tự tin trong cuộc sống. Để đặt lịch khám và tư vấn niềng răng miễn phí với Bác sĩ giỏi tại Nha khoa Flora; quý khách vui lòng liên hệ qua số Hotline: 028 7305 8999 hoặc Inbox qua Fanpage, Zalo, SMS để được hỗ trợ nhé.