Tư vấn chuyên môn bài viết: BÁC SĨ NGUYỄN ĐẮC MINH
Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Flora
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh
Đặt lịch hẹn Xem hồ sơBọc răng sứ bị hỏng là tình trạng khá phổ biến, thường xảy ra do lực tác động mạnh, kỹ thuật làm răng sứ không chuẩn xác, hoặc do chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Đa số các trường hợp răng sứ bị hỏng Bác sĩ sẽ chỉ định gắn lại răng sứ mới để đảm bảo kết quả cao. Hãy cùng Nha khoa Flora tìm hiểu cụ thể qua bài viết này nhé!
Nguyên nhân khiến răng sứ bị hỏng
Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến răng bọc sứ bị hỏng sau một thời gian ngắn:
Tác động của quá trình bọc sứ
Quá trình bọc răng sứ dù được thực hiện bởi các nha sĩ giàu kinh nghiệm nhưng vẫn tiềm ẩn những tác động nhất định lên cấu trúc răng thật. Mặt khác, mài răng nếu xâm lấn quá nhiều sẽ làm giảm đáng kể độ bền của răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Lực nhai và môi trường miệng
Lực nhai hàng ngày, đặc biệt khi ăn các loại thực phẩm cứng hoặc dai sẽ tạo áp lực lớn lên răng sứ. Bên cạnh đó, môi trường miệng chứa hàng triệu vi khuẩn, nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây hại cho cả răng thật và răng sứ.
Yếu tố kỹ thuật
Chất lượng răng sứ, kỹ thuật chế tác và quá trình lắp đặt đều ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của răng sứ. Một mão sứ không chuẩn sẽ tạo ra các khe hở, là nơi trú ẩn lý tưởng cho vi khuẩn tấn công.
Vệ sinh răng miệng sai cách
Chăm sóc răng miệng không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu khiến răng sứ bị hư hỏng sớm. Việc sử dụng bàn chải quá cứng, đánh răng quá mạnh hoặc không sử dụng chỉ nha khoa sẽ làm xước bề mặt răng sứ, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ.
Răng sứ bị hỏng do nhiều nguyên nhân, bao gồm kỹ thuật của nha sĩ và cách chăm sóc răng miệng của người bệnh
Các trường hợp sau khi bọc răng sứ bị hỏng phổ biến
Dưới đây là một số trường hợp hư hại răng sứ sau khi phục hình răng thường gặp:
Bọc răng sứ bị tụt lợi
Một trong những biến chứng thường gặp sau khi bọc răng sứ là tình trạng tụt lợi. Lúc này nướu quanh răng sứ sẽ bị co rút, tạo ra khoảng hở giữa răng và nướu, khiến cho phần chân răng bị lộ ra ngoài. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như sâu răng, viêm nha chu, thậm chí là mất răng.
Làm răng sứ xong bị tụt lợi là một tác hại nghiêm trọng cần được khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Răng sứ bị nứt, mẻ
Khi răng sứ bị tổn thương, những vết nứt nhỏ ban đầu có thể dần lan rộng, gây ra các vấn đề nghiêm trọng như gãy vỡ hoàn toàn, viêm nhiễm, thậm chí ảnh hưởng đến răng thật bên dưới. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này thường là do tác động lực quá lớn lên bề mặt răng sứ trong quá trình ăn uống hoặc do chất lượng răng sứ không đảm bảo.
Nếu bạn thường xuyên nhai đồ cứng hay sử dụng răng sứ kém chất lượng sau 1 thời gian ngắn sẽ bị hư hỏng
Răng sứ bị sâu hỏng
Mặc dù lớp sứ bên ngoài bảo vệ răng khỏi các tác động từ bên ngoài, tuy nhiên, nếu kỹ thuật bọc răng không đảm bảo, sẽ tạo ra những khe hở nhỏ giữa răng sứ và răng thật. Đây chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập, gây sâu răng và viêm nhiễm.
Dấu hiệu nhận biết bọc răng sứ bị hỏng
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bọc răng sứ bị hỏng và cần được thăm khám sớm với Bác sĩ:
- Đau nhức kéo dài: Cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn nhai, đặc biệt là đồ nóng lạnh, có thể là dấu hiệu răng sứ bị hở hoặc viêm nhiễm.
- Sưng viêm: Vùng lợi xung quanh răng sứ bị sưng đỏ, đau nhức, kèm theo hơi thở hôi.
- Biến đổi màu sắc: Răng sứ bị ố vàng, xỉn màu hoặc xuất hiện những vết đen, chứng tỏ lớp men sứ đã bị bào mòn hoặc có vấn đề về cấu trúc bên trong.
- Mẻ, vỡ: Răng sứ bị nứt, mẻ, gãy là dấu hiệu cho thấy răng sứ đã không còn đảm bảo độ bền vững.
- Khe hở: Xuất hiện khe hở giữa răng sứ và nướu hoặc giữa răng sứ và răng thật, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại.
Nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào trên đây, hãy đến ngay nha khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Việc phát hiện và xử lý sớm sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Răng sứ bị hỏng có nhiều dấu hiệu nhận biết như đau răng, răng sứt mẻ, nhiễm màu…
Tác hại khi răng sứ bị hỏng gây ra
Răng sứ bị hư hỏng không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe răng miệng lẫn cơ thể.
Trầy xước, chảy máu mô mềm
Các mảnh vỡ sắc nhọn của răng sứ dễ gây ra các vết thương hở trong khoang miệng, làm trầy xước niêm mạc, lợi hoặc lưỡi. Điều này không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm.
Mất thẩm mỹ, ăn nhai kém
Khi răng sứ bị hỏng sẽ khiến nụ cười của bạn mất thẩm mỹ, kém tự tin khi giao tiếp. Đồng thời, khả năng ăn nhai hàng ngày cũng sẽ suy giảm đáng kể, gián tiếp làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Tiềm ẩn nhiều bệnh lý răng miệng
Các vết nứt, mẻ trên răng sứ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nướu, sâu răng, thậm chí là viêm tủy. Trong trường hợp răng sứ bị hỏng nặng có thể dẫn đến tình trạng mất răng, ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt.
Ngoài ra, để khắc phục tình trạng răng sứ bị hỏng, bạn sẽ phải tốn kém thời gian, chi phí để điều trị, thậm chí phải thực hiện các phương pháp phục hình răng phức tạp như trồng răng Implant.
Răng sứ bị hỏng vừa ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lẫn thẩm mỹ, khiến người gặp phải e ngại mỗi khi giao tiếp
Răng sứ bị hư hỏng có làm lại được không?
Khi răng sứ gặp phải các vấn đề như nứt vỡ, mẻ, ố vàng, xuống cấp,… nhiều người băn khoăn liệu có thể sửa chữa hay không?. Câu trả lời là: Trong hầu hết các trường hợp, răng sứ bị hư hỏng sẽ cần phải làm lại mới để đảm bảo kết quả điều trị.
Lý do không thể sửa chữa răng sứ là vì chúng là một vật liệu nhân tạo, không có khả năng tự phục hồi như răng thật. Khi bị hư hỏng thì việc hàn trám hoặc các phương pháp sửa chữa khác thường không mang lại hiệu quả lâu dài và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là những trường hợp thường phải làm lại răng sứ:
- Răng sứ bị nứt, vỡ: Các vết nứt, vỡ lớn sẽ làm giảm độ bền của răng sứ, gây khó chịu khi ăn nhai và có thể gây hại cho các mô mềm trong miệng.
- Răng sứ bị ố vàng, đổi màu nặng: Việc tẩy trắng răng sứ thường không hiệu quả, vì vậy cần phải thay thế bằng răng sứ mới để đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Răng sứ bị hở kẽ: Khe hở giữa răng sứ và răng thật hoặc nướu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm.
Răng sứ bị hỏng thường phải thay mới để đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ
Tháo răng sứ làm lại có đau không?
Nhiều người lo lắng về cảm giác đau khi tháo bỏ răng sứ cũ và thay răng sứ mới. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì quá trình này được thực hiện một cách nhẹ nhàng và an toàn.
Trước khi tiến hành bất kỳ thao tác nào, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vùng răng cần điều trị. Nhờ đó, bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ đau đớn nào trong suốt quá trình thực hiện.
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của các thiết bị nha khoa hiện đại, bác sĩ có thể thực hiện các thao tác một cách chính xác và nhanh chóng, giảm thiểu tối đa sự khó chịu cho bệnh nhân.
Quá trình tháo răng sứ làm lại thường không gây đau do Bác sĩ có tiến hành gây tê trước đó
Quy trình làm lại răng sứ như thế nào?
Khi răng sứ bị hư hỏng hoặc không còn phù hợp, việc làm lại răng sứ là điều cần thiết. Nhìn chung thì quy trình làm lại răng sứ cũng tương tự như quá trình làm răng sứ mới, chỉ khác ở bước đầu là tháo bỏ mão răng sứ cũ. Cụ thể như sau:
- Khám và tư vấn: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện tình trạng răng miệng, xác định nguyên nhân gây hư hỏng răng sứ và tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất.
- Gây tê và chuẩn bị: Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vùng răng cần điều trị để đảm bảo bạn không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình. Sau đó, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng tháo bỏ mão răng sứ cũ và chuẩn bị bề mặt răng.
- Lấy dấu răng: Bác sĩ sẽ lấy dấu răng để tạo ra một mẫu răng chính xác, phục vụ cho việc chế tạo mão răng sứ mới.
- Chế tạo răng sứ: Mẫu dấu răng sẽ được chuyển đến phòng kỹ thuật để chế tạo mão răng sứ mới bằng công nghệ CAD/CAM hiện đại, đảm bảo độ chính xác và thẩm mỹ cao.
- Gắn răng sứ: Khi răng sứ mới hoàn thiện, bác sĩ sẽ tiến hành gắn răng sứ vào vị trí đã chuẩn bị, kiểm tra khớp cắn và màu sắc.
- Hướng dẫn chăm sóc: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng sau khi làm răng sứ để đảm bảo răng sứ bền vững và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.
Quy trình làm lại răng sứ diễn ra nhanh chóng, giúp bạn sớm sở hữu hàm răng đều đẹp sau 1 vài lần hẹn với Bác sĩ
Những lưu ý quan trọng sau khi làm lại răng sứ
Để răng sứ luôn bền đẹp và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng đúng cách.
Chế độ ăn uống
- Hạn chế thức ăn cứng, dai: Các loại thức ăn cứng, dai như thịt nướng, kẹo cứng, hạt cứng có thể làm nứt vỡ hoặc mẻ răng sứ.
- Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây ra tình trạng ê buốt, ảnh hưởng đến cảm giác khi ăn uống.
- Hạn chế đồ uống có màu: Các loại đồ uống có màu như trà, cà phê, rượu vang có thể làm ố vàng răng sứ, gây mất thẩm mỹ.
- Bổ sung canxi: Các thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, hải sản giúp tăng cường sức khỏe răng miệng.
Chăm sóc răng miệng
- Đánh răng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở những vị trí mà bàn chải không thể với tới.
- Sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng giúp làm sạch khoang miệng, khử trùng và tạo cảm giác thơm mát.
- Khám răng định kỳ: Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra và đánh giá tình trạng răng miệng, phát hiện và điều trị sớm các vấn đề có thể xảy ra.
Nha khoa Flora – Nơi hội tụ của chuyên môn và công nghệ hiện đại
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ, Nha khoa Flora đã trở thành địa chỉ tin cậy của hàng ngàn khách hàng. Chúng tôi sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, luôn cập nhật những kỹ thuật nha khoa tiên tiến nhất.
Quy trình bọc răng sứ tại Flora Dental được thực hiện một cách tỉ mỉ và chính xác, đảm bảo mang đến cho bạn kết quả thẩm mỹ cao nhất. Đặc biệt, chúng tôi sử dụng loại răng sứ chính hãng như Zirconia, Cercon, Lava cao cấp, được sản xuất trên công nghệ hiện đại của Đức và Hoa Kỳ, chắc chắn sẽ giúp bạn có được một hàm răng đẹp tự nhiên và bền vững theo thời gian. Ngoài ra, lựa chọn làm răng sứ tại Flora, bạn còn được áp dụng chương trình trả góp 0% lãi suất, thanh toán linh hoạt tiện lợi.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến bọc răng sứ bị hỏng và cách khắc phục hiệu quả. Nếu bạn đang băn khoăn chụp răng sứ bao nhiêu tiền và những thắc mắc liên quan đến vấn đề làm răng sứ cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ Nha khoa Flora qua số HOTLINE 02873058999 hoặc Inbox Fanpage, Zalo, SMS để được tư vấn nhé.
Bạn có thể xem thêm:
- Bọc răng sứ bị nhức phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử lý
- Răng bọc sứ bị viêm tủy do đâu? Cách điều trị như thế nào?
- Răng sứ bị mẻ có trám được không? Khắc phục như thế nào?
- Răng sứ bị lỏng phải làm sao?
- Răng sứ bị sứt, rớt ra: Nguyên nhân & cách khắc phục
- Làm Răng Sứ Sau Bao Lâu Thì Hết Ê Buốt? Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục
- Cách chăm sóc răng sứ bền đẹp theo thời gian!
- Các biểu hiện sau khi bọc răng sứ ra sao? Nha khoa Flora tư vấn cho bạn
- Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được như bình thường?
- Làm răng sứ bị thâm nướu phải làm sao?