Niềng răng hỏng là trường hợp không phải hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Mặc khác, điều này còn gây tốn kém tiền bạc, thời gian của bệnh nhân. Hãy cùng Nha khoa Flora tìm hiểu các dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhé!
Niềng răng hỏng là gì?
Niềng răng là một hành trình làm đẹp răng miệng được đánh giá là an toàn, tuy nhiên thực tế không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Có một số trường hợp đối mặt với những trục trặc dẫn đến tình trạng niềng răng hỏng. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều yếu tố như kỹ thuật thực hiện, chất lượng vật liệu, hoặc thậm chí là sự không tuân thủ chỉ định của bệnh nhân.
Niềng răng hỏng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ nụ cười và sức khỏe răng miệng. Mà điều này còn làm lãng phí khá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của bệnh nhân đã bỏ ra trong một giai đoạn rất dài.
Dấu hiệu nhận biết niềng răng bị hỏng
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết niềng răng hỏng thường gặp, bạn có thể tham khảo:
Chân răng bật ra khỏi xương hàm, tiêu cụt chân răng
Tiêu xương là tình trạng xương ổ răng bị mất dần, làm giảm khả năng giữ vững răng. Bật chân răng là hiện tượng chân răng bị đẩy ra khỏi xương ổ, gây hở nướu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Nguyên nhân dẫn đến 2 vấn đề này thường là do lực niềng răng quá lớn, khiến xương ổ răng không kịp thích ứng và có thể bị tiêu. Hoặc kế hoạch của nha sĩ không phù hợp, lực niềng răng có thể đẩy chân răng ra khỏi xương.
Ngoài ra, người có xương hàm mỏng, khuyết hổng xương bẩm sinh hoặc niềng răng trong thời gian dài có nguy cơ gặp phải biến chứng này cao hơn.
Hậu quả của tiêu xương và bật chân răng như mất thẩm mỹ, ăn nhai khó khăn, thậm chí là mất răng vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
Lệch mặt, lệch đường giữa
Trong chỉnh nha, việc đảm bảo răng thẳng hàng với đường giữa là một trong những mục tiêu quan trọng. Tuy nhiên, đối với những người có cấu trúc xương mặt không đối xứng, như lệch hàm, lệch mũi, niềng răng chỉ có thể điều chỉnh vị trí của răng, không thể thay đổi hoàn toàn cấu trúc xương. Do đó, việc đạt được đường giữa hoàn hảo trong trường hợp này là rất khó khăn.
Cười hở lợi, răng bị quặp
Cười hở lợi sau niềng răng là một biến chứng không mong muốn, thường xảy ra do sự thay đổi vị trí của răng và xương hàm trong quá trình điều trị. Khi kéo răng về phía sau để khép khoảng cách nếu không kiểm soát được lực tác động và sự di chuyển của xương, răng sẽ bị kéo xuống dưới, dẫn đến tình trạng cắn sâu và cười hở lợi. Đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và kinh nghiệm để đưa ra phương án điều trị hiệu quả.
Để khắc phục tình trạng cười hở lợi sau niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật nha khoa chuyên biệt như đánh lún răng hoặc xương hàm. Quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Việc điều chỉnh lại vị trí của răng và xương hàm có thể kéo dài và phức tạp hơn so với quá trình niềng răng ban đầu.
Các răng không di chuyển tịnh tiến mà nghiêng
Để đạt được kết quả niềng răng tối ưu, việc di chuyển răng theo hướng tịnh tiến là vô cùng quan trọng. Điều này giúp đảm bảo khớp cắn ổn định, chức năng nhai hiệu quả và thẩm mỹ khuôn mặt hài hòa. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hướng di chuyển của răng, dẫn đến tình trạng răng nghiêng. Khi răng nghiêng, lực nhai sẽ phân bố không đều, gây áp lực lên các khớp thái dương hàm, từ đó dẫn đến các vấn đề về khớp cắn.
Tụt lợi sau quá trình niềng răng
Tụt lợi là một biến chứng không mong muốn thường gặp khi niềng răng, đặc biệt khi răng được di chuyển quá mức hoặc nghiêng về phía trước. Hiện tượng này xảy ra khi nướu răng bị kéo theo hoặc tách rời khỏi chân răng, để lộ phần gốc răng.
Tụt lợi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng như ê buốt, nhiễm khuẩn, thậm chí có thể dẫn đến mất răng. Do đó, việc phòng ngừa và điều trị tụt lợi là vô cùng quan trọng.
Đau hàm, răng bị chết tủy
Đau nhức hàm mặt và chết tủy răng trong quá trình niềng răng thường xuất phát từ việc lực tác động lên răng quá mạnh, khớp cắn không ổn định hoặc do các vấn đề về răng miệng sẵn có. Khi lực niềng quá lớn, dây thần kinh trong răng có thể bị tổn thương, dẫn đến tình trạng chết tủy. Ngoài ra, việc khớp cắn không ổn định cũng sẽ gây ra áp lực lên khớp thái dương hàm, gây đau nhức và khó khăn trong việc ăn nhai.
Nguyên nhân khiến niềng răng thất bại
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chỉnh nha hỏng, phổ biến như sau:
Cơ sở nha khoa kém uy tín
Việc lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín là yếu tố quyết định hàng đầu đến kết quả niềng răng. Nghiên cứu cho thấy, hơn 80% sự thành công của quá trình này phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, trang thiết bị hiện đại và quy trình chuẩn y khoa.
Do đó, nếu không may chọn địa chỉ nha khoa không đảm bảo chất lượng, bạn đang tự đặt mình vào rủi ro cao gặp phải các biến chứng đáng tiếc. Đó có thể là tình trạng răng lệch lạc nghiêm trọng hơn sau khi niềng, kế hoạch điều trị sai lầm kéo dài thời gian và chi phí, hoặc thậm chí là các vấn đề nhiễm trùng do dụng cụ y tế không được tiệt trùng đúng cách.
Chăm răng miệng sai cách
Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách trong quá trình niềng răng có thể làm giảm đáng kể hiệu quả của phương pháp điều trị này. Các thói quen xấu như sử dụng bàn chải cứng, ăn uống thiếu khoa học và vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng có thể gây ra tình trạng tụt lợi, sâu răng, viêm nha chu,… làm ảnh hưởng đến sự di chuyển của răng và kéo dài thời gian niềng răng.
Hơn nữa, việc không tuân thủ lịch khám định kỳ sẽ khiến bác sĩ khó theo dõi quá trình điều trị, dẫn đến những sai lệch không mong muốn trong kết quả cuối cùng.
Thiết bị chỉnh nha kém chất lượng
Chất lượng của thiết bị chỉnh nha đóng vai trò quan trọng quyết định thành công của quá trình niềng răng. Việc dùng thiết bị kém chất lượng không chỉ làm kéo dài thời gian điều trị, mà còn gây ra nhiều biến chứng không mong muốn như sâu răng, viêm lợi, và rối loạn khớp thái dương hàm.
Do đó, khi lựa chọn phương pháp niềng răng, bạn nên tìm hiểu kỹ về các loại mắc cài, dây cung và khay niềng hiện có trên thị trường, tham khảo ý kiến của bác sĩ và lựa chọn những sản phẩm được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín, có đầy đủ giấy tờ chứng nhận.
Sử dụng hàm duy trì sai cách
Nếu không đeo hàm duy trì cố định hoặc hàm duy trì tháo lắp đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, răng sẽ có xu hướng xô lệch, quay trở lại vị trí ban đầu. Thậm chí, việc đeo hàm quá chặt hoặc quá lỏng có thể gây ra các vấn đề như sâu răng, viêm lợi, hoặc rối loạn khớp thái dương hàm. Để đảm bảo hiệu quả lâu dài của quá trình niềng răng, bạn cần tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện đúng quy trình vệ sinh hàm duy trì.
Bác sĩ non kinh nghiệm, tay nghề kém
Các nha sĩ tay nghề kém có thể lập phác đồ điều trị không phù hợp, điều chỉnh lực kéo sai cách, gây ra tình trạng răng xô lệch, khớp cắn sai lệch, thậm chí là tiêu chân răng. Hơn nữa, việc không phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng trong quá trình niềng răng cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lâu dài. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, bạn nên lựa chọn các nha khoa uy tín và bác sĩ có nhiều kinh nghiệm.
Hậu quả khi niềng răng hỏng
Niềng răng không thành công có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng về cả thẩm mỹ và chức năng răng miệng. Cụ thể:
- Răng yếu, ê buốt: Quá trình niềng răng sai kỹ thuật hoặc gặp biến chứng có thể khiến men răng bị bào mòn, tủy răng bị kích thích, gây ra tình trạng ê buốt khó chịu khi ăn uống, đặc biệt là đồ nóng lạnh.
- Răng lệch lạc, khớp cắn sai: Một trong những hậu quả phổ biến nhất của niềng răng hỏng là răng không thể di chuyển đến đúng vị trí mong muốn, dẫn đến tình trạng răng lệch lạc, khớp cắn sai lệch. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong việc ăn nhai, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề về khớp thái dương hàm.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: Niềng răng hỏng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm nướu, sâu răng, thậm chí là viêm nha chu.
- Tiêu tốn thời gian, công sức và chi phí: Việc phải điều trị lại sau khi niềng răng hỏng không chỉ tốn kém về chi phí mà còn khiến bạn mất rất nhiều thời gian và công sức.
Cách khắc phục niềng răng hỏng
Để khắc phục tình trạng niềng răng hỏng, bạn nên tìm đến một bác sĩ chỉnh nha có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm. Tùy thuộc vào mức độ hư hỏng, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp như: điều chỉnh lại khí cụ, niềng lại từ đầu hoặc các phương pháp phức tạp hơn.
Tuy nhiên, việc khắc phục luôn khó khăn hơn so với việc phòng ngừa. Để tránh gặp phải tình trạng đáng tiếc này, bạn nên:
- Lựa chọn nha khoa uy tín: Nghiên cứu kỹ về trình độ chuyên môn của bác sĩ, công nghệ niềng răng và đánh giá từ khách hàng trước đó.
- Tham khảo các trường hợp thành công: Tìm hiểu về những ca niềng răng tương tự như trường hợp của mình để có cái nhìn tổng quan hơn.
- Tuân thủ phác đồ điều trị: Bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám định kỳ và chăm sóc răng miệng đúng cách.
Cách chăm sóc răng miệng khoa học khi niềng răng
Để phòng tránh tối đa tình trạng niềng răng thất bại, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Thực đơn ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình niềng răng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị và thời gian hoàn tất. Để đảm bảo răng di chuyển đúng vị trí và hạn chế các biến chứng không mong muốn, người niềng răng nên ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ nhai như:
- Thực phẩm xay nhuyễn: Cháo, súp, sinh tố,… sẽ giúp giảm áp lực lên răng và mắc cài.
- Thịt mềm: Thịt gà băm nhỏ, cá hấp, trứng… dễ tiêu hóa và cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
- Rau củ quả mềm: Rau củ quả luộc chín, xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ… vừa cung cấp vitamin, khoáng chất vừa bảo vệ răng miệng.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa chua, phô mai… giàu canxi, giúp răng chắc khỏe.
Lưu ý:
- Hạn chế đồ ăn cứng: Các loại hạt, kẹo cứng, trái cây có hạt… có thể làm gãy mắc cài hoặc gây tổn thương nướu.
- Tránh đồ ăn quá dẻo: Kẹo cao su, bánh dai… dễ dính vào mắc cài, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
- Hạn chế đồ ngọt, đồ uống có ga: Đường là môi trường sống lý tưởng của vi khuẩn gây sâu răng, làm tăng nguy cơ viêm lợi và hôi miệng.
- Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm nứt men răng, gây ê buốt và tăng nguy cơ sâu răng.
- Uống đủ nước: Nước giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ vụn thức ăn và giảm thiểu nguy cơ sâu răng.
Cẩn thận khi luyện tập thể thao
Niềng răng không có nghĩa là bạn phải từ bỏ các hoạt động thể thao yêu thích. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Khi tham gia các môn thể thao có nguy cơ va chạm mạnh vào vùng mặt, bạn hãy sử dụng các loại máng bảo vệ răng miệng để giảm thiểu rủi ro hư hỏng mắc cài. Ưu tiên các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga… hạn chế các môn thể thao có tính cạnh tranh cao, dễ gây chấn thương.
Bạn hãy thông báo cho huấn luyện viên về tình trạng đang niềng răng để được hướng dẫn tập luyện phù hợp, tránh những động tác quá mạnh hoặc gây áp lực lên hàm răng.
Tuân thủ lịch khám định kỳ
Việc tuân thủ lịch tái khám định kỳ là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thành công. Mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra răng, đánh giá sự dịch chuyển của răng, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề như mắc cài bị bung, dây cung bị đứt.
Đồng thời Bác sĩ có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết để răng di chuyển đúng theo kế hoạch, đảm bảo khí cụ luôn hoạt động hiệu quả. Ở những buổi tái khám, Bác sĩ sẽ nhắc nhở và hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa các bệnh lý.
Bí quyết giảm đau sau khi niềng
Việc cảm thấy đau nhức, ê buốt trong những ngày đầu niềng răng là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu những khó chịu này bằng một số biện pháp đơn giản như: dùng sáp nha khoa, súc miệng bằng nước muối ấm, chườm lạnh, uống thuốc giảm đau, ăn thức ăn mềm…
Không tự ý điều chỉnh dây mắc cài
Trong quá trình niềng răng, việc mắc cài gây cọ xát vào niêm mạc miệng, gây ra các triệu chứng như đau nhức, chảy máu là điều thường gặp. Tuy nhiên, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi mới làm quen với khí cụ chỉnh nha. Bạn không nên tự ý điều chỉnh dây mắc cài để tránh làm thay đổi lực tác động lên răng, khiến răng di chuyển không đúng theo kế hoạch, kéo dài thời gian niềng răng.
Bên cạnh đó, các thao tác điều chỉnh không đúng cách có thể làm gãy mắc cài, làm tổn thương dây cung hoặc nướu, gây viêm nhiễm. Đồng thời khi tự ý điều chỉnh mắc cài, thức ăn dễ bị mắc vào các khe hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng.
Đánh răng kỹ lưỡng, đều đặn hơn
Quá trình niềng răng tạo ra nhiều khe hở và góc cạnh hơn so với răng tự nhiên, khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên phức tạp hơn. Thức ăn dễ dàng mắc vào các kẽ răng, mắc cài, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi.
Vì vậy, bạn cần tăng cường vệ sinh răng miệng khi niềng răng bằng cách tăng tần suất đánh răng ít nhất 3 lần/ngày, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bên cạnh bàn chải đánh răng, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng, máy tăm nước để làm sạch các vùng khó tiếp cận.
Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về vấn đề niềng răng hỏng do đâu và cách khắc phục. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ chỉnh nha chất lượng cao, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Flora qua số Hotline: 028 7305 8999 hoặc Inbox qua Fanpage, Zalo, SMS để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.