Viêm nha chu là bệnh lý nha khoa. Nó mang lại nhiều tác hại nguy hiểm nếu không điều trị sớm.
Người Việt Nam ta thường chưa có thói quen thăm khám nha khoa định kỳ. Phải khi bị khó ăn uống, đau nhức quá gây mất ngủ, khó chịu thì mới quyết định đi khám. Khi đó, bạn có thể mắc phải những bệnh lý răng miệng ở mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tức sức khoẻ của bạn. Trong đó có bệnh viêm nha chu mà chúng ta thường gặp.
VIÊM NHA CHU LÀ GÌ?
Viêm nha chu là bệnh lý viêm nhiễm những tổ chức xung quanh răng. Nó khởi nguồn từ bệnh viêm nướu, là một dạng bệnh lý viêm nhiễm cấp độ nặng hơn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm nha chu thường do quá trình kiểm soát răng miệng không tốt như:
- Vôi răng lâu ngày không lấy
- Vệ sinh răng miệng chưa tốt hoặc chưa đúng cách
- Viêm nướu lâu ngày không điều trị
- Không xử lý những vùng khó kiểm soát viêm nhiễm: vùng răng khôn, răng hàm,..
Trường hợp viêm nha chu ở vùng răng khôn thường do răng khôn mọc lệch. Từ đó thức ăn dễ bị dắt lại nhưng khó lấy đi. Lâu ngày vi khuẩn hình thành gây viêm nhiễm. Tình trạng để lâu không điều trị gây nên viêm nha chu.
Ngoài ra viêm nha chu còn có thể khởi phát từ việc bọc răng sứ. Khi mão răng sứ của bạn không khít sát với cùi răng, tạo ra các khoảng hở. Vi khuẩn sẽ được hình thành tại những khoảng hở này và lan rộng ra dẫn đến viêm nha chu
Dấu hiệu bệnh lý
Những dấu hiệu thường thấy ở bệnh nha chu là:
- Chảy máu chân răng
- Hơi thở có mùi
- Nướu sưng nề đỏ
- Nướu bị đau khi ăn nhai
Để chắc chắn về tình trạng và bệnh lý, bạn nên tới nha khoa để kiểm tra và được bác sĩ chuyên môn chẩn đoán.
Xem thêm về Chảy máu chân răng
BỆNH VIÊM NHA CHU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG
Viêm nha chu là bệnh thường gặp, xuất phát từ những bệnh lý nhỏ. Do vậy mà nhiều người thường coi nhẹ bệnh lý này.
Tác hại của viêm nha chu thực chất khôn lường hơn chúng ta nghĩ. Bệnh lý này ban đầu chỉ ảnh hưởng tới mô mềm – nướu răng. Sau đó có thể ảnh hưởng tới cả xương ổ răng – bộ phận có vai trò giữ răng. Với trường hợp nghiêm trọng, bệnh nha chu có thể dẫn đến răng lung lay, khó ăn nhai hoặc thậm chí là mất răng.
ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU
Điều tri thông thường
Viêm nha chu là bệnh lý không thể điều trị tại nhà mà bạn cần phải tới nha khoa. Với trường hợp viêm nha chu vì những lý do thông thường, bạn có thể được điều trị như sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Đầu tiên, bạn sẽ được thăm khám tổng quát toàn bộ răng miệng. Bác sĩ nha khoa sẽ xác định được tình trạng của bạn. Những vùng viêm nhiễm sẽ được chẩn đoán theo mức độ và lên phương án điều trị phù hợp.
Bước 2: Cạo vôi răng
Vôi răng lâu ngày không lấy chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm nướu, viêm nha chu. Đặc biệt là với những vùng răng mà bạn khó làm sạch bằng cách vệ sinh thông thường như: vùng răng khôn, răng hàm, kẽ răng và nướu,… Do vậy, để đảm bảo môi trường trong miệng đảm bảo không gây viêm nhiễm, bạn cần được làm sạch vôi răng lưu giữ lại.
Bước 3: Bổ sung kháng sinh
Tại nha khoa, bạn sẽ được bổ sung kháng sinh dạng gel. Ngoài ra bạn có thể thay bằng sử dụng nước súc miệng kháng sinh. Một số trường hợp khác bác sĩ có thể chỉ định thêm kháng sinh dạng uống để tăng sức đề kháng, chống lại vi khuẩn gây viêm.
Điều trị bằng phẫu thuật
- Ghép xương: Bệnh nha chu thời gian dài không chữa chị, xương ổ quanh chân răng dần tiêu biến. Việc tiêu xương có thể khiến răng lung lay, thậm chí là mất răng. Với tình trạng này thì bác sĩ cần ghép thêm xương để bảo vệ thể tích xương tối thiểu cũng như bảo vệ phần chân răng.
- Sử dụng chất sinh học. Thay vì phẫu thuật ghép xương, ngày nay y khoa còn sản sinh ra một chất sinh học giúp kích thích quá trình phát triển của xương. Tuy nhiên đây là phương pháp không được ưu tiên, vì quá trình tích hợp xương sẽ diễn ra lâu hơn. Phương pháp này thường phù hợp với kỹ thuật cấy ghép Implant.
Tháo mão sứ
Do mão sứ không khớp với cùi răng. Khi mắc phải tình trạng này, bạn không thể làm sạch khoảng hở được tạo ra bằng việc vệ sinh thông thường hay cạo vôi răng. Để điều trị triệt để, bạn cần tháo mão sứ, làm sạch và gắn lại. Tuỳ vào mức độ tổn thương của nướu và các mô mềm khác mà bác sĩ sẽ lên phương án điều trị phù hợp.
Với trường hợp răng khôn, chủ yếu do răng khôn mọc lệch. Khi đó, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định nhổ bỏ răng khôn.
Xem thêm: Nhổ răng khôn
NGĂN NGỪA VIÊM NHA CHU
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh nha chu đó là vệ sinh tốt răng miệng của bạn.
– Đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày (không nên đánh răng nhiều hơn vì sẽ gây tổn hại men răng);
– Đánh răng trước khi đi ngủ vì sau 8 tiếng ngủ có thể sản sinh nhiều vi khuẩn;
– Sau khi ăn những thực phẩm nhiều đường: bánh ngọt, kẹo, thức ăn giàu tinh bột bạn nên đánh răng hoặc sử dụng nước súc miệng;
– Sau khi sử dụng thực phẩm có tính axit như nước có ga, nước chanh, nước cam,.. bạn không nên đánh răng ngay mà nên đợi sau 30 phút.
– Sử dụng nước súc miệng sau khi ăn thay vì đánh răng quá nhiều lần;
– Thăm khám định kỳ tại nha khoa và cạo vôi răng 4 – 6 tháng một lần.
Viêm nha chu là bệnh lý dễ gặp. Tuy nhiên nếu chủ quan với bệnh lý này thì chúng ta sẽ gặp phải nhiều ảnh hưởng xấu. Do vậy, hãy nắm bắt tình trạng răng miệng của mình và điều trị ngay khi có triệu chứng bệnh bạn nhé!