VIÊM NƯỚU VÀ VIÊM NHA CHU GIỐNG VÀ KHÁC NHAU RA SAO?

Viêm nướu và viêm nha chu thường bị nhầm lẫn là một vì một vài triệu chứng giống nhau. Có thể nói là viêm nướu và viêm nha chu đều khiến nướu răng bị sưng đỏ, tấy và có chảy máu. Cả hai nhìn chung đều đem lại cảm giác khó chịu, gây phù nề nhưng nếu phân tích kỹ hơn, viêm nướu được xem là ít nghiêm trọng hơn viêm nha chu rất nhiều. Khi bị viêm nha chu, hậu quả của bạn không chỉ đơn thuần là sưng nướu.

Viêm nướu – với các triệu chứng nhẹ hơn so với viêm nha chu, còn được gọi là giai đoạn tiền viêm nha chu, tức là giai đoạn mở đầu cho bệnh lý viêm nha chu. Vì thế, bên cạnh cạnh sự khác nhau về triệu chứng mở rộng thì việc xử lý viêm nướu không dứt điểm và không hiệu quả có thể dẫn đến viêm nha chu. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn toàn diện về viêm nướu và viêm nha chu cũng như các biện pháp xử lý cả 2 bệnh lý một cách hiệu quả nhất.

1. Phân biệt viêm nướu và viêm nha chu

Như đã đề cập ở trên thì chúng ta cũng có thể thấy rằng viêm nướu và viêm nha chu vừa là hai chủ thể hoàn toàn tách biệt, nhưng cũng vừa có tác động và liên quan lẫn nhau. Vậy viêm nướu và viêm nha chu khác nhu như thế nào nhưng lại cùng nhau liên quan ra sao?

1.1 Viêm nướu và các triệu chứng của viêm nướu

Viêm nướu là một bệnh lý răng miệng khi đó nướu răng đang trong tình trạng viêm nhiễm và có dấu hiệu sưng tấy. Khu vực vùng nướu bao quanh chân răng có tình trạng sưng đỏ kèm theo các dấu hiệu đau nhức. Thêm vào đó, khi có ngoại lực tác động mạnh như chà xát, ăn nhai các loại thực phẩm cứng sẽ khiến cho nướu răng chảy máu. 

viêm nướu và viêm nha chu
Minh họa về viêm nướu

Viêm nướu được tạo ra bởi các mảng thức ăn bám trên răng lâu ngày nên đã sản sinh ra cao răng. Các cao răng này chứa các vi khuẩn khiến cho hơi thở có mùi hôi, gây cản trở giao tiếp và các sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, sưng nướu còn khiến răng có xu hướng dài hơn do sưng nướu làm tụt nướu, chân răng bị lộ và gây bất cân bằng cấu trúc răng.

1.2 Viêm nha chu và các triệu chứng của viêm nha chu

Viêm nha chu là giai đoạn tiến triển sau quá trình viêm nướu, vì khi đó, nếu viêm nướu không được chữa trị dứt điểm sẽ nhanh chóng chuyển sang viêm nha chu. Viêm nha chu được định nghĩa như là sự viêm nhiễm các mô xung quanh răng. Nha chu bao gồm nướu răng, lớp ngoài chân răng, xương ổ răng và  dây chằng nha chu. Khi vùng nha chu bị viêm nhiễm, tức là răng sẽ mất đi sự nâng đỡ và độ rắn chắc.

viêm nướu và viêm nha chu
Sự khác biệt giữa viêm nướu và viêm nha chu

Viêm nha chu nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như viêm nhiễm nặng, xuất hiện túi nha chu chứa vi khuẩn và chất mủ. Tệ hơn, viêm nha chu còn làm xuất hiện tình trạng nướu bị kéo khỏi răng, xương bị mất, răng bị lỏng và dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn. Trong trường hợp đó thì không còn cách nào khác ngoài việc ghép xương hay sử dụng các chất sinh học để kích thich xương. Sau đó, bạn sẽ phải sử dụng các phương pháp tái tạo răng như Trồng răng Implant hay Cầu răng sứ.

Đọc thêm: Trồng răng Implant công nghệ 3D Sophis

2. Nguyên nhân của viêm nướu và viêm nha chu

Tuy khác nhau về mặt định nghĩa hay các triệu chứng, các nguyên nhân dẫn đến 2 bệnh lý này lại có rất nhiều điểm chung. Đều có xuất phát điểm là các viêm nhiễm vùng mô xung quanh răng, nguyên nhân của viêm nướu và viêm nha chu đều là vì: 

  • Quá trình vệ sinh răng miệng kém hiệu quả

Do quy trình vệ sinh, đánh răng không đúng quy cách đã tạo điều kiện cho các mảng bám thức ăn và các vi khuẩn có cơ hội bám ở các kẽ răng sau các bữa ăn. Chế độ ăn uống của chúng ta luôn có sự tồn tại của tinh bột và đường – kẻ thù số 1 của răng – bám quanh các chân răng và vùng xung quanh nướu tạo nên sự viêm nhiễm

  • Lối sống thiếu lành mạnh với các nguy cơ gây hại răng

Các thói quen thường thấy của con người dễ đem lại nhiều tác hại cho răng nhất như: hút thuốc lá, thường xuyên sử dụng cà phê, nước uống có ga, các loại thức ăn nhiều đường, đồ ăn lạnh như kem, đá khiến miệng bị khô gây viêm nhiễm nướu.

  • Chế độ dinh dưỡng kém

Từ ngàn xưa các nhà khoa học hay các y, bác sĩ đã tìm thấy sự liên quan giữa chế độ dinh dưỡng và các bệnh lý răng miệng. Chất đạm, Vitamin D, Vitaimin C, Vitamin A, Vitamin B hay Flour là một trong các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của một hàm răng. Vì thế nếu như trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bạn thiếu những chất này thì nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng cũng rất cao.

  • Có tiền sử mắc các bệnh tiểu đường, tuyến cận giáp, khô miệng, thiếu hồng cầu

Đây chính là một trong các tiền đề khiến cho người có tiền sử về các bệnh lý trước đó dễ có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng. Vì khi đó hệ miễn dịch của họ đã có sự suy yếu nên dễ khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển hơn so với một người bình thường.

  • Thiếu các kiến thức nha khoa

Vì giáo dục nha khoa ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều hạn chế nên việc chăm sóc và khám định kỳ cho răng vẫn bị xem nhẹ. Do đó, người Việt thường có xu hướng đợi đến khi nước đến chân mới nhảy – tức là để tình trạng viêm nhiễm trở nặng hơn thì họ mới bắt đầu đến các nha khoa để cứu chữa. Tuy nhiên chính thói quen xấu này đã khiến cho mảng bám thức ăn lâu ngày tích tụ, tạo vi khuẩn và gây viêm nhiễm. 

3. Phương pháp chữa trị viêm nướu và viêm nha chu

3.1 Phương pháp trị tại nhà

3.1.1 Dùng túi trà giảm vết viêm, sưng

Trà có chất axit tanic có thể giúp làm giảm các bệnh lý sưng hay viêm rất hiệu quả. Dùng túi trà sau khi ngâm qua nước sôi và để nguội, chườm lên vết viêm trong khoảng năm phút. Nên duy trì phương pháp này mỗi ngày để có thể nhận được hiệu quả tốt nhất.

viêm nướu và viêm nha chu
Dùng túi trà có thể chữa các triệu chứng viêm

3.1.2 Dùng dung dịch muối biển

Muối luôn là người bạn đồng hành hữu hiệu với các bệnh lý về răng miệng và chính vì thế khi chữa viêm nướu và viêm nha chu tại nhà thì không nên bỏ qua dung dịch muối. Các vết sưng tấy hay nhiễm trùng của vùng xung quanh nướu sẽ được các khoáng chất của muối làm dịu lại. Ngoài ra, việc sử dụng nước muối hằng ngày trong quá trình vệ sinh răng miệng cũng là một trong các lời khuyên hàng đầu của nha sĩ.

Dùng dung dịch nước muối để chữa các bệnh viêm

3.1.3 Kết hợp chanh và muối

Dung dịch chanh muối với sự kết hợp giữa tính axit và khoáng chất của muối sẽ tạo thành một dung dịch kiềm viêm hiệu quả. Hòa chanh với muối như một dung dịch đặc và thoa vào phần nướu bị sưng. Tuy nhiên, sau khi thoa thì bạn nên súc miệng lại bằng nước sạch nhằm tránh axit trong chanh phá hủy men răng.

Chanh và muối là sự kết hợp hoàn hảo

3.1.4 Dùng gừng chữa viêm

Từ ngàn xưa gừng đã được xem là loại nguyên liệu có nhiều công dụng hoàn hảo với cơ thể con người. Đối với các bệnh lý về răng miệng, gừng cũng được xem là bài thuốc hữu hiệu đối với các dạng viêm, sưng. Đun sôi gừng với nước, để nguội và uống hỗn hợp trên hằng ngày sẽ đem lại hiệu quả tối ưu.

viêm nướu và viêm nha chu
Gừng là một trong các nguyên liệu chữa viêm hiệu quả

3.1.5 Tận dụng mật ong

Mật ong không chỉ là nguyên liệu dùng trong nấu ăn hay làm đẹp mà còn là liều thuốc chữa các chứng viêm hay sưng trong răng miệng. Để tránh tình trạng viêm/sưng, bạn lấy mật ong thoa lên vùng nướu bị sưng. Tuy nhiên, khi thoa bạn nên nhớ tránh phần răng, chỉ thoa phần xung quanh nướu vì mật ong có chất ngọt, nếu không khéo sẽ khiến răng bị sâu.(*)

viêm nướu và viêm nha chu
Sử dụng mật ong có thể làm giảm vết sưng

(*) Lưu ý: Chỉ áp dụng các phương pháp chữa trị tại gia trong điều kiện tình trạng viêm nướu trong giai đoạn ban đầu. Lúc này các vết viêm chỉ mới hình thành và chỉ có trạng thái sưng nhẹ. Các trường hợp nặng hơn không áp dụng điều trị tại gia mà phải đến nha khoa điều trị theo chẩn đoán của bác sĩ

3.2 Điều trị chuyên nghiệp ở các nha khoa

Nếu các vết viêm/sưng nướu hay tình trạng viêm nha chu của bạn chỉ ở trong mức độ nhẹ thì các phương pháp trị tại gia có thể có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng vết viêm nặng, trong trường hợp viêm nướu/ viêm nha chu có các triệu chứng sau đây thì bạn phải ngay lập tức đến nha khoa để khám và chữa trị, tuyệt đối không mua thuốc hay trị tại gia:

  • Phụ nữ đang có thai

Phụ nữ khi đang mang thai khi mắc các bệnh lý về nướu và nha chu dễ có tình trạng sinh non. Vì thế để an toàn thì bạn nên đến nha khoa để chữa trị theo lời khuyên của bác sĩ.

  • Những bệnh nhân có tiền sử bệnh

Đối với các bệnh nhân có tiền sử bệnh tiểu đường, tuyến cận giáp, khô miệng… thì khi phát hiện viêm nướu/ nha chu thì nên đến nha khoa ngay lập tức. Những người có các bệnh nền thường có nguy cơ trở nặng hơn người bình thường rất nhiều lần.

  • Khi nướu viêm xuất hiên tình trạng sưng mủ,

Đối với các tình trạng bệnh viêm tiến triển nặng hơn, khi đó sẽ xuất hiện túi mủ. Lúc này không nên chữa trị tại gia mà nên đến nha khoa để tiến hành lấy vôi răng, làm sạch các túi mủ có chứa các vi khuẩn.

  • Phần răng bị lung lay

Nướu răng xuất hiện tình trạng sưng to trầm trọng, kéo theo phần răng bị lung lay do xương ổ răng bị tiêu có thể dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn. Do đó, bạn cần đến nha khoa uy tín kiểm tra ngay

  • Không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau

Khi tình trạng viêm trở nặng hơn với các triệu chứng có mủ, răng lung lay, sưng to bất thường thì nên đi đến phòng khám ngay. Vì khi đó, thuốc kháng sinh không còn tác dụng nữa dễ khiến bệnh tái phát và để lại hậu quả nghiêm trọng. 

Đến các nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm

➥Vì thế, trước khi áp dụng phương thức chữa trị nào thì bạn cũng cần phải xem xét thật kỹ tình trạng viêm nhiễm của mình là thuộc trạng thái nặng hay nhẹ. Những người có tiền sử các bệnh lý cơ thể, phụ nữ mang thai thì nên đến nha khoa để có các cách chữa trị thích hợp để phòng tránh các hậu quả đáng tiếc. Đừng để đến khi bệnh không còn cơ hội cứu chữa, bạn chắc chắn sẽ nhận về nhiều hậu quả đáng tiếc. 

viêm nướu và viêm nha chu
Nhấn đăng ký để được chẩn đoán và chăm sóc tốt nhất 

.
.
.
.