Đau răng sâu luôn mang đến cho mọi người cảm giác đau đớn ê ẩm trong mọi lúc mọi nơi và gây ảnh hưởng trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy có cách nào có thể giúp người bệnh xoa dịu các cơn đau nhức âm ỉ đó hay không? Có cách nào đơn giản để chữa đau răng sâu tại nhà?
Do quá trình vệ sinh diễn ra không hiệu quả hình thành nên các mảng bám vi khuẩn bám trên kẻ răng, sâu răng được hình thành. Lâu ngày các vi khuẩn có xu hướng ngấm vào răng, phá hủy men răng và cấu trúc răng, cuối cùng tạo nên các lỗ hỏng trên răng. Khi răng bị sâu, nó sẽ trải qua 4 giai đoạn với các triệu chứng khác nhau và các cơn đau xếp theo từng cấp độ.
1. Các giai đoạn của sâu răng
- Giai đoạn 1: Răng trong quá trình tổn thương men răng nhưng bề mặt răng vẫn còn nguyên vẹn.
- Giai đoạn 2: Răng lúc này đã bắt đầu quy trình tạo xoang cùng với men răng đã bị tổn thương. Vết tổn thương có thể nhìn thấy lâm sàng. Lúc này vẫn chưa có cảm giác đau.
- Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này thì ngà răng đang bị tổn thương nên cảm giác đau răng đã bắt đầu râm ran.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn sâu răng trầm trọng nhất khi vết sâu đã gây tổn thương tủy răng. Lúc này, chiếc răng sâu đang trong giai đoạn đau buốt nhất, khó chịu nhất.
➥Vì thế giai đoạn 3 và giai đoạn 4 là một trong các giai đoạn có các cơn đau âm ỉ nhất. Khi chiếc răng sâu của bạn trong giai đoạn này thì chắc chắn rằng bạn phải trải qua các cơn đau suốt ngày lẫn đêm, thậm chí lúc bạn đang ngủ hoặc không nhai gì. Vậy có cách nào làm thuyên giảm các cơn đau ấy hay không?
2. 10 bí quyết giúp bạn chữa đau răng sâu tại nhà
Nếu chưa có cơ hội đến nha sĩ, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng các phương pháp chữa trị đau răng sâu tại nhà với các nguyên liệu thân thuộc, rẻ tiền và rất dễ kiếm. Thêm vào đó chỉ cần vài thao tác và các bước chuẩn bị đơn giản, bạn hoàn toàn sở hữu cho bản thân các phương thuốc chữa đau răng sâu hiệu quả như:
2.1 Sử dụng muối và nước ấm chữa đau răng tại nhà
Muối được xem là người bạn thân tình và đáng tin cậy để giúp chúng ta đánh bại các bệnh lý nha khoa. Đối với sâu răng, muối chắc chắn là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Hòa muối với nước ấm ở mức độ vừa phải và ngậm dung dịch này trong khoảng 15 phút. Sử dụng nước muối với tần suất thường xuyên trong thời gian răng sâu bị đau có thể giúp bạn giảm cơn đau ngay tức thì.
2.2 Chườm đá lạnh giúp chữa đau răng sâu tại nhà nhanh chóng
Đá là nguyên liệu phổ biến và dễ kiếm có thể giúp bạn giảm quá trình đau răng. Khi có dấu hiệu đau nhức, bạn nên dùng một – hai viên đá bao trong một tấm vải sạch. Dùng đá chườm bên ngoài má chỗ có chiếc răng bị sâu sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm ngay cơn đau.
2.3 Chữa đau răng sâu tại nhà với axit của chanh
Chanh ngoài tác dụng chữa các vết viêm, sưng thì đối với sâu răng, chanh cũng có tác dụng giảm đau. Tính axit trong chanh hoàn toàn có thể giúp bạn kháng lại các vết viêm, nhiễm khuẩn và nhanh chóng làm dịu cơn đau. Khi bị đau, bạn nên chuẩn bị chanh để vắt thành nước cốt, sau đó thì dùng nước cốt nhỏ trực tiếp vào chỗ đau.
2.4 Tỏi cũng có thể giúp chữa đau răng sâu tại nhà
Tỏi không những là nguyên liệu để nấu ăn hay trị các bệnh cảm cúm. Trong tỏi có chứa chất allicin – hoạt chất có khả năng kháng khuẩn và viêm, vì thế dùng tỏi có thể giảm các cơn đau răng. Đầu tiên, hãy nghiền nát tỏi thành hỗn hợp nhuyễn và sau đó trộn với muối. Đắp hỗn hợp này lên trực tiếp chiếc răng bị đau nhưng nhớ pha loãng hỗn hợp nhằm tránh ảnh hưởng đến nướu.
2.5 Dùng oxy già giảm đau răng
Dùng oxy già 3% sẽ nhanh chóng giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn và làm dịu đi các cơn đau nhức. Bạn có thể nhanh chóng sở hữu loại oxy già này ở các quầy thuốc tây để chuẩn bị cho quá trình chữa trị các cơn đau nhức răng. Tuy nhiên, nhớ sử dụng loại oxy già như một dạng nước súc miệng và bạn phải nhổ ra ngay. Tuyệt đối không nuốt và phải súc lại ngay với nước sạch khoảng 4,5 lần.
2.6 Gối đầu cao khi ngủ
Khi nằm ngủ thì các cơn đau răng có thể diễn ra với mức độ trầm trọng hơn do bạn đang làm tăng áp lực cho hàm răng của mình. Vì thế, muốn làm giảm cơn đau trong lúc nằm ngủ thì bạn nhớ kê đầu cao bằng nhiều chiếc gối hoặc bằng các vật dụng khác. Bằng cách đó thì sẽ làm giảm áp suất máu và giúp các vết viêm, sưng, đau giảm thiểu rất nhiều.
2.7 Sử dụng đinh hương hoặc tinh dầu đinh hương
Đối với các vết sưng và đau thì đinh hương là một nguyên liệu tuyệt vời. Nếu như không có đinh hương, bạn có thể sử dụng tinh dầu đinh hương để thay thế. Dầu đinh hương có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, giảm viêm, đau nhức và vết sưng. Bạn có thể dùng miếng bông ngâm với dầu đinh hương được mua ở các quầy dược phẩm và đặt vào vùng đau răng của bạn. Sau đó cắn nhẹ miếng bông để dầu đinh hương thấm vào vết đau và đừng lo khi nuốt dầu nhé, vì đinh hương rất an toàn.
2.8 Dùng baking soda
Baking soda là một nguyên liệu đa di năng vì ngoài các công dụng tẩy rửa, vệ sinh hay làm sạch thì nó còn được sử dụng để giảm đau nhức răng. Hòa baking soda với một ít nước, sau đó dùng miếng bông nhúng vào hỗn hợp rồi chấm vào khi vực đau nhức. Ngoài ra, baking soda còn giúp bạn chữa đau răng tại nhà hiệu quả nếu như sử dụng nó như dung dịch súc miệng
2.9 Trà từ lá bạc hà
Dùng bạc hà làm trà để trị đau răng là một trong các phương pháp khá hữu hiệu. Trong bạc hà có hoạt chất giúp kháng khuẩn, trị viêm, đau, nhức nên dùng bạc hà có thể giúp bạn chữa đau răng. Dùng lá bạc hà khô hòa với nước sôi cho đến khi thành hỗn hợp trà. Dùng hỗn hợp như một thức uống hằng ngày hay một dung dịch súc miệng đều có thể giúp bạn giảm đau.
2.10 Chữa đau răng sâu tại nhà bằng lá trầu không
Lá trầu không cũng là một trong các nguyên liệu phổ biến trong cuộc sống của người Việt Nam. Dùng lá trầu giã nhuyễn trộn với muối và một ít rượu trắng, sau đó ép chặt lấy nước. Sử dụng dung dịch này như dung dịch súc miệng sẽ giúp bạn giảm hẳn các vết đau do sâu răng gây ra.
3. Cẩn trọng với các phương pháp trị tại gia khi răng sâu rơi vào tình trạng nguy kịch
Hãy lưu ý rằng các phương pháp chữa đau răng sâu tại nhà chỉ có thể giúp bạn cầm cự tạm thời các cơn đau nhưng không thể hoàn toàn trị dứt điểm. Khi chiếc răng sâu của bạn đã rơi vào giai đoạn với các cơn đau, tức là nằm trong giai đoạn 3 và 4. Lúc này răng bạn đã trong trạng thái ẩn chứa nhiều tổn thương. Dần dần, những tổn thương để lâu không trị sẽ gây ra tình trạng viêm tủy cấp và nghiêm trọng hơn là hoại tử tủy.
Hơn thế nữa, khi tủy bị hoại tử sẽ đồng thời dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm hơn như viêm tủy mãn làm chết hoặc thối tủy. Chiếc răng sâu sẽ nhanh chóng lây nhiễm sang những chiếc răng liền kề, làm tình trạng sâu phát triển sang diện rộng. Ngoài ra, các chất hoại tử của tủy sẽ lan ra các vùng quanh chóp dẫn đến các bệnh khác như viêm xương hàm hay tụ u hạt, nang chân răng, các bệnh xung quanh vùng chóp…
Do đó, khi vừa phát hiện sâu răng trong các giai đoạn đầu, bệnh nhân nên nhanh chóng đi đến nha sĩ để kiểm tra và có các biện pháp xử lý các vết sâu nhẹ như trám răng hay bọc răng sứ. Khi đó, các vết sâu răng được can thiệp kịp thời sẽ không phát triển sang giai đoạn 3 và 4. Các cơn đau và triệu chứng nghiêm trọng cũng sẽ được kiểm soát một cách tốt nhất.