Ê buốt răng chính là biểu hiện của răng nhạy cảm khi gặp các điều kiện như thức ăn nóng hoặc lạnh và thức ăn có vị chua. Ê buốt răng tuy không để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu và không thoải mái khi thưởng thức thực phẩm hoặc khi có các tác động đến răng.
Chính vì lý do trên đã khiến nhiều người tìm mọi cách khác nhau để chữa buốt răng. Để chữa ê buốt răng dứt điểm thì buộc bạn phải thật sự hiểu rõ về tình trạng ê buốt răng và các nguyên nhân của nó. Từ đó, khi hiểu rõ nguyên nhân, bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp với tình trạng của mình.
1. Các nguyên nhân gây ê buốt răng
Ê buốt răng hay còn được gọi là tình trạng mẫn cảm với ngà răng khi men răng bị mài mòn, xảy ra khi bề mặt ngà răng tiếp xúc với các chất kích thích như: nóng, lạnh, chua hay không khí lạnh. Cảm giác ê buốt răng không chi đơn thuần gây ra bởi các thói quen không lành mạnh, nó còn gây ra bởi các bệnh lý răng miệng tiềm tàng làm ngà răng trở nên nhạy cảm. Các nguyên nhân gây buốt răng phổ biến nhất là:
1.1 Các yếu tố nhiệt độ
Yếu tố hơi lạnh – khô là một trong các nguyên nhân tác động đến sự di chuyển của chất lỏng nha khoa ra khỏi tủy và yếu tố nhiệt là nhân tố khiến chất lỏng nha khoa đi về phía tủy. Chính sự dịch chuyển đó đã khiến các phản ứng ê buốt được sản sinh.
1.2 Sử dụng các thực phẩm chứa axit
Thức ăn có chứa tính axit cao hay các nguồn cacbohydrate nhiều đường có thể gây ảnh hưởng đến men răng. Vì tiếp xúc với các loại thực phẩm này thường xuyên, men răng dần bị mài mòn, phân hủy bề mặt răng và lộ ngà. Cảm giác buốt răng cũng từ đây mà xuất hiện.
1.3 Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Chế độ chăm sóc răng không đúng cách dễ gây mất men răng khiến răng bị ê buốt. Chải răng nhiều lần trong ngày, chà xát răng với cường độ mạnh, kem đánh răng có tính mài mòn cao, lông bàn chải đánh răng quá cứng,… là một trong các yếu tố làm hỏng men răng.
1.4 Tình trạng tụt nướu khiến răng ê buốt
Nếu nướu có xu hướng thoái hóa khi tiếp xúc với bề mặt chân răng, mất lớp xi măng và lớp phết thì cũng khiến răng bị ê buốt. Tụt nướu đa phần là từ việc chăm sóc răng không đúng cách và vệ sinh răng miệng kém hiệu quả.
1.5 Răng mẻ, vỡ
Các vết nứt, mẻ của răng sẽ khiến các đầu mút bên trong sẽ kích thích mạnh khi có các tác động ngoại lực như ăn nhai. Khi đó, các vết nứt sẽ khiến răng bị ê buốt và gây ra cảm giác khó chịu.
1.6 Các bệnh lý răng miệng
Khi mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…. đã khiến ngà răng bị lộ, gây ra sự nhạy cảm. Khi đó, bạn sẽ có dấu hiệu bị ê buốt ở vùng răng mắc các bệnh lý răng miệng chứ không phải là ê buốt toàn hàm.
1.7 Răng ê buốt sau khi thực hiện các biện pháp nha khoa
Ê răng cũng có thể diễn ra với những người vừa trải nghiệm các dịch vụ nha khoa như trám răng, tẩy trắng răng, bọc răng,… do các quá trình này có tác động đến men răng. Vì thế, răng trong các giai đoạn này sẽ trở nên khá nhạy cảm và có cảm giác ê buốt.
Xem thêm:
2. Các phương pháp chữa ê buốt răng hiệu quả
2.1 Sử dụng kem đánh răng có chứa Kali nitrat/ Nano-hydroxyapatite/ công nghệ Bioglass
Theo báo cáo từ nhiều kết quả thử nghiệm, kem đánh răng chứa một trong 3 hoạt chất kể trên được chứng minh là có khả năng làm giảm độ mẫn cảm cho ngà răng. Khi cảm giác ê buốt răng xuất hiện, thay đổi kem đánh răng với hoạt chất được khuyến cáo sẽ giúp bạn giảm tình trạng răng bị ê buốt hiệu quả.
2.2 Sử dụng dung dịch muối
Muối được xem là người bạn thân thiết đối với việc chữa trị các bệnh lý nha khoa và ê buốt răng cũng không phải ngoại lệ. Muối có tác dụng giảm sưng và viêm, đồng thời cũng có tác dụng giảm bớt các triệu chứng ê buốt của răng nhạy cảm. Sử dụng nước muối 2 lần mỗi ngày và ngậm ít nhất 30 giây trong quá trình điều trị ê buốt.
2.3 Sử dụng nước Ôxy già 3%
Ôxy già 3% hay còn gọi là hydrogen peroxide – một chất khử trùng nhẹ. Ôxy già thường được dùng trong việc khử trùng các vết thương nhằm tránh nhiễm trùng và là loại nước súc miệng chữa lành bệnh viêm nướu, ngăn ngừa các loại viêm nhiễm. Ôxy già dễ dàng được mua ở quầy thuốc tây và pha thành hỗn hợp với nước ấm. Ngậm dung dịch ít nhất 30s và sau đó súc miệng lại với nước sạch, tuyệt đối không nuốt.
2.4 Dùng mật ong với nước ấm
Mật ong ngoài có công dụng làm đẹp và nguyên liệu chế biến thực phẩm, nó còn là một chất khoáng khuẩn dùng để chữa các vết thương. Mật ong giúp vết thương nhanh lành, giảm đau các vết sưng và viêm. Để giảm tình trạng ê buốt của răng nhạy cảm, hãy súc miệng bằng nước ấm và một thìa mật ong.
2.5 Ứng dụng lợi ích của trà xanh
Trà xanh luôn được ca ngợi là thực phẩm không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có công dụng tuyệt vời trong việc chữa trị các bệnh lý răng miệng. Bên cạnh việc phòng chống ung thư và sức khỏe tim mạch, trà xanh còn giúp giảm các tình trạng viêm nhiễm răng miệng nhờ tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Sử dụng trà xanh không đường như một loại nước súc miệng 2 lần mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm tình trạng ê buốt.
2.6 Chữa ê buốt răng bằng dầu đinh hương
Dầu đinh hương được xem là phương thuốc chữa trị các bệnh lý răng miệng hiệu quả. Trong các nghiên cứu khoa học, các bác sĩ đã chứng minh là dầu đinh hương có công dụng tương đương với gel benzocaien – loại gel có công dụng giảm đau trong nha khoa. Vì thế sử dụng dầu đinh hương như một loại thuốc có thể giúp giảm độ nhạy cảm và tình trạng đau răng một cách hiệu quả.
Xem thêm:
Cảm giác khi trồng răng Implant như thế nào?
2.7 Sử dụng củ nghệ có thể chữa ê buốt răng
Từ lâu nghệ được xem là loại nguyên liệu có nhiều công dụng tốt với sức khỏe cũng như các vấn đề răng miệng. Hợp chất curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và chữa lành các vết thương. Dùng bột nghệ xoa lên vùng răng nhạy cảm có thể giúp bạn giảm thiểu cảm giác ê buốt răng.
3. Các biện pháp giúp phòng ngừa ê buốt răng
Dân gian chúng ta luôn có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – và việc phòng ngừa tình trạng răng nhạy cảm cũng quan trọng không kém việc chữa ê buốt răng. Do đó, để tránh việc buốt răng xảy ra, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây:
3.1 Đảm bảo quá trình vệ sinh răng miệng hiệu quả
- Vệ sinh răng miệng đủ số lần quy định, không ít hơn và cũng không nhiều hơn nhằm tránh tình trạng mòn men răng
- Sử dụng kem đánh răng với các hoạt chất thích hợp với răng nhạy cảm
- Sử dụng bàn chải với đầu lông mềm
- Sử dụng các dung dịch nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng
3.2 Cân chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
- Giảm lượng Carbohydrate: Hạn chế sử dụng nước ngọt có ga, rượu, bia hay hạn chế bánh kẹo, đường từ glucose hay fructose
- Sử dụng carbohydrate chưa tinh chế từ trái cây, gạo…
- Hạn chế dùng các thực phẩm có axit cao như chanh, quýt, dưa chua
- Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng như răng miệng như: Rau quả giàu chất xơ, phô mai, sữa không đường, sữa chua nguyên chất
3.3 Giữ thói quen đến nha khoa thường xuyên
Bên cạnh các phương pháp chăm sóc răng miệng tại nhà, đến nha khoa để khám tổng quát và chăm sóc răng miệng với các thiết bị công nghệ chuyên nghiệp là thói quen nên được duy trì. Đặc biệt, khi có các triệu chứng về các bệnh lý răng miệng, thay vì chữa trị tại nhà, bạn nên đến nha khoa để có chẩn đoán và phương pháp chữa trị hiệu quả. 6 tháng 1 lần đến nha khoa là thời gian hoàn hảo để có sự đảm bảo về sức khỏe răng miệng.
➥Tham khảo bảng giá chăm sóc răng miệng toàn diện tại đây