Sâu răng số 8 thi nên làm gì? Chữa trị hay Nhổ bỏ

Sâu răng số 8 là một trong các tình trạng phổ biến nhất của người trưởng thành trong quá trình mọc răng. Vậy khi răng số 8 bị sâu, phương pháp điều trị tối ưu nhất là gì? Có nên nhổ bỏ hay là không?

Sâu răng số 8 chính là tình trạng sâu răng khôn – chiếc răng xuất hiện khi con người bước vào độ tuổi trưởng thành. Do cấu trúc răng thường mọc lệch và sâu trong hàm nên quá trình vệ sinh răng miệng gặp nhiều cản trở. Chính vì thế, vi khuẩn và mảng bám tích tụ lâu ngày đã dẫn đến tình trạng sâu răng số 8.

1. Dấu hiệu khi bị sâu răng số 8

Khi xảy ra tình trạng sâu răng số 8, bệnh nhân sẽ trải qua 4 giai đoạn khác nhau. Lúc đầu, răng sâu chỉ có tình trạng tổn thương men răng hay xuất hiện quá trình tạo xoang. Tiếp đó, chiếc răng sâu sẽ chịu những tổn thương ở ngà răng và nghiêm trọng nhất là tổn thương tủy răng. Đây được xem là giai đoạn gây đau đớn nhất vì tủy răng đã bị viêm, thậm chí là gây hoại tử tủy và chết tủy.

sâu răng số 8
Các giai đoạn sâu răng

Do vị trí nằm ở góc khuất nên ở trong giai đoạn đầu, rất khó để quan sát lâm sàng nên thường bệnh nhân có xu hướng để răng số 8 tiến triển quá trình sâu răng đến giai đoạn 3 hay 4 – giai đoạn vết sâu đã vào tủy. Khi đó, nếu không điều trị kịp thời thì ngoài cảm giác đau nhức, vết sâu có thể lây lan sang những chiếc răng liền kề và dẫn thêm các bệnh lý khác như áp xe, viêm màng ngoài tim, hôi miệng, viêm nha chu,…

2. Các biện pháp chữa trị cho sâu răng số 8

Quá trình điều trị sâu răng số 8 cũng giống như điều trị cho những chiếc răng sâu thông thường. Khi đó, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sâu răng của bạn đang ở giai đoạn nào mà đưa ra các phương pháp thích hợp. Vì vậy, sâu răng số 8 sẽ có các phương pháp điều trị cơ bản như:

2.1 Trám răng

Khi các vết sâu chưa vào tủy, các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp trám cho bạn nhằm ngăn không cho vi khuẩn không làm tổn thương đến tủy răng. Tức là, lúc đó tình trạng sâu răng số 8 của bạn đang ở giai đoạn đầu, khi chỉ mới trong giai đoạn tổn thương men răng, tạo xoang hay tổn thương ngà mức độ nhẹ. Các vết sâu sẽ được vệ sinh và làm sạch và sau đó cấu trúc và hệ mô răng sẽ được phục hồi bằng các công cụ chuyên khoa chuyên nghiệp. 

Quá trình trám răng sâu

2.2 Điều trị tủy

Tuy nhiên, nếu răng sâu của bạn đã ở giai đoạn vết sâu đã lan vào tủy, gây tổn thương hoặc viêm tủy thì các bác sĩ sẽ tiến hành quá trình điều trị tủy. Lúc này, các cơn đau nhức đã xuất hiện do vi khuẩn đã tràn vào tủy cho nên các bác sĩ phải tiến hành làm sạch các mô tủy bị viêm cũng như vệ sinh ống tủy. Sau đó, các ống tủy sẽ được trám kín để vi khuẩn không xâm nhập vào tủy.

Quá trình điều trị tủy

3. Có nên nhổ khi bị sâu răng số 8? Khi nào nên nhổ răng số 8?

Các phương pháp trám răng, điều trị tủy hay bọc răng sứ chỉ nên được ứng dụng trong các trường hợp sâu răng giai đoạn ban đầu và đối với sâu răng thông thường (không phải răng khôn). Vì thế, nếu răng sâu số 8 của bạn đã rơi vào tình trạng viêm nhiễm nặng và có các triệu chứng như sau thì bạn nên lựa chọn phương pháp NHỔ BỎ:

3.1 Khi tủy bị viêm nhiễm nặng và nguy cơ hoại tử tủy

Khi răng đã bị hoại tử tủy thì không thể thực hiện phương pháp điều trị tủy thông thường mà phải nhổ bỏ chiếc răng sâu đó. Nếu kéo dài tình trạng chết tủy, lúc này răng sẽ xuất hiện các tình trạng nhu viêm chóp răng, mủ chân răng, áp xe răng,… và lây lan sang răng liền kề.

sâu răng số 8
Khi tủy bị hoại tử, cách tốt nhất chính là nhổ bỏ răng

3.2 Răng số 8 mọc lệch

Nếu răng khôn của bạn có xu hướng mọc lệch khỏi hàm sẽ vô tình tạo khe hẹp với chiếc răng liền kề. Từ chính những khe hở đó đã khiến cho các mảng bám thức ăn, vi khuẩn bị vắt lại các khe đó khiến răng dễ bị nhễm khuẩn. Ngoài ra, do mọc lệch nên nó cũng có xu hướng chèn, ép hoặc đẩy các răng khác khiến cấu trúc răng kém thẩm mỹ.

Răng số 8 bị mọc lệch, gây khó khăn trong việc chăm sóc răng miệng

3.3 Nang thân răng

Khi răng khôn mọc ngầm, nó có thể tạo nên nang thân răng phát triển âm thầm trong xương hàm. Nếu không chữa trị kịp thời, xương hàm sẽ bị tiêu xương và dẫn đến tình trạng gãy xương hàm

Sâu răng số 8

3.4 Rối loạn về cảm giác và phản xạ

Răng khôn mọc lệch thường dẫn đến các tình trạng chèn ép vào dây thần kinh. Khi đó, các dây thần kinh khi bi chèn ép sẽ gây mất cảm giác ở vùng mặt, môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm cũng bị ảnh hưởng.

sâu răng số 8
Sâu răng khôn gây rối loạn cảm xúc

3.5 Răng số 8 khiến vùng miệng bị viêm nhiễm

Do sự tích tụ lâu ngày của các mảng bám vi khuẩn quanh khu vực răng khôn dễ khiến bệnh nhân bị sưng nướu, đau ê ẩm, tấy đỏ, có mủ và hôi miệng. Những vết viêm có xu hướng tái diễn nhiều lần và lan rộng ra các vùng lân cận, làm viêm nhiễm cả má, cổ, mang tai, viêm xương, viêm màng trong tim,…

Răng khôn có thể khiến vùng miệng bị ô nhiễm

Vì thế, nếu răng số 8 của bạn có các biểu hiện hay tình trạng kể trên thì lựa chọn tốt nhất dành cho bạn chính là NHỔ BỎ. Răng khôn thường không đảm nhận các chức năng quan trọng của hàm mặt nhưng lại tiềm tàng nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe vùng răng miệng. Do đó, không cần phải chờ đến khi tình trạng sâu răng số 8 trở nặng, mà ngay khi vừa nhen nhóm sâu răng, bạn nên đến nha khoa để được tư vấn về quy trình nhổ răng số 8 an toàn, hiệu quả. Hãy đến ngay Nha Khoa Flora nếu bạn đang gặp tình trạng này nhé.

Tham khảo: Làm thế nào để nhổ răng số 8 bị sâu an toàn và hiệu quả?

.
.
.
.