Tư vấn chuyên môn bài viết: BÁC SĨ NGUYỄN ĐẮC MINH
Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Flora
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh
Đặt lịch hẹn Xem hồ sơRăng sữa bị sâu là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến nhiều phụ huynh lo lắng và tìm cách xử lý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Hãy yên tâm, bài viết này của Nha khoa Flora sẽ thông tin giải đáp mọi thắc mắc từ A – Z đến bạn đọc!
1. Nguyên nhân khiến răng sữa bị sâu ở trẻ em
– Vệ sinh răng miệng kém: Việc đánh răng không đúng cách hoặc bỏ qua, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
– Chế độ ăn uống: Trẻ thích ăn đồ ngọt, thức ăn dính và ít chất xơ khiến thức ăn bám dính lâu trên răng.
– Lây truyền: Vi khuẩn từ người lớn sang trẻ em qua các hoạt động như dùng chung dụng cụ ăn uống, hôn hít.
– Yếu tố di truyền: Một số trẻ có cơ địa dễ bị sâu răng hơn so với những trẻ khác.
2. Dấu hiệu nhận biết sâu răng sữa ở trẻ
Sâu răng sữa là vấn đề nha khoa phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ. Nắm bắt dấu hiệu và nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
– Vết đốm đen trên răng: Xuất hiện ở viền chân răng, có thể lốm đốm hoặc thành mảng.
– Hơi thở hôi: Mùi hôi kéo dài do vi khuẩn trong khoang miệng.
– Lỗ sâu đen: Hình thành trên thân răng, kèm theo mảng bám.
– Đau nhức: Trẻ cảm thấy khó chịu, nhất là khi ăn uống hoặc tiếp xúc với thức ăn nóng lạnh.
– Sưng lợi: Lợi xung quanh răng sâu có thể sưng đỏ, chảy máu.
Xem nhiều: Trẻ cười hở lợi nên làm gì?
3. Các tác hại khi răng sữa của trẻ bị sâu hỏng
Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ; trong khi sâu răng sữa là vấn đề nha khoa phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bé. Việc chủ quan, lơ là trong việc điều trị có thể dẫn đến những hậu quả khó lường; ảnh hưởng đến cả răng vĩnh viễn sau này.
– Răng sữa bị sâu có nhức không?: Câu trả lời là Có, sâu răng gây ê buốt, khó chịu, khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn; ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển.
– Rối loạn tiêu hóa: Trẻ từ 2 – 4 tuổi bị sâu răng sữa sẽ gặp khó khăn trong việc nhai, nghiền thức ăn; dẫn đến tiêu hóa kém, ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng.
– Mọc răng lệch lạc: Răng sữa sâu nặng rụng sớm có thể tạo khoảng trống; ảnh hưởng đến vị trí mọc của răng vĩnh viễn, khiến răng mọc lệch lạc, khấp khểnh…
– Gây cản trở phát âm: Sâu răng sữa có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ trong giai đoạn tập nói, khiến trẻ nói ngọng, nói khó.
– Nhiễm trùng, áp xe: Nếu không điều trị kịp thời, sâu răng có thể lây lan, gây nhiễm trùng, viêm tủy, viêm chóp răng; ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể của trẻ.
– Nguy cơ giảm IQ: Một số nghiên cứu cho thấy, sâu răng nặng ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, làm giảm IQ.
4. Răng sữa bị sâu có nên nhổ?
Mặc dù đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên trong một số trường hợp nhổ răng sữa là giải pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng và định hướng phát triển răng cho trẻ. Các trường hợp cần nhổ răng sữa bao gồm:
– Răng sữa lung lay nhưng không tự rụng.
– Răng sữa sâu nặng, gây đau nhức, sốt, ảnh hưởng đến việc ăn uống.
– Răng bị viêm tủy, không thể giữ lại.
– Răng sữa bị viêm, nhiễm trùng chóp răng.
5. Răng sữa bị sâu phải làm sao?
Tại Nha khoa Flora, dựa trên mức độ và tình trạng răng, các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:
5.1 Tái khoáng hóa men răng
Áp dụng cho trường hợp chớm sâu, chưa hình thành lỗ sâu. Bác sĩ sử dụng các chất như calcium, phosphate, fluorine để trám vào phần răng bị sâu. Sau đó, hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc răng tại nhà bằng kem đánh răng có fluoride và bổ sung khoáng chất vào chế độ ăn uống để tăng cường tái khoáng.
5.2 Trám răng
Áp dụng cho trường hợp sâu răng nặng, đã hình thành lỗ sâu màu đen gây đau nhức hoặc răng bị vỡ mẻ. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem sâu răng đã lan đến tủy hay chưa. Nếu tủy bị viêm nhiễm, cần điều trị nội nha trước, sau đó mới trám lỗ sâu.
5.3 Trám răng sún
Thường áp dụng cho trẻ em từ 2 – 3 tuổi có biểu hiện răng cửa bị đen từ từ và sau đó cụt đi. Nếu sún răng nhẹ, bác sĩ sẽ trám răng để ngăn phát triển sâu răng và giữ được đầy đủ răng trên hàm.
Lưu ý: Việc có nên trám răng sữa cho trẻ hay không còn phụ thuộc vào tình trạng răng và chỉ định của bác sĩ.
6. Cách phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ em
Sâu răng sữa là vấn đề nha khoa phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ. Việc phòng ngừa hiệu quả giúp bảo vệ nụ cười khỏe đẹp và tương lai tươi sáng cho bé.
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: Hướng dẫn trẻ chải răng ít nhất 2 lần/ngày; chú ý chải đều các mặt trong, ngoài, trên của răng. Kết hợp súc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ mảng bám.
– Hạn chế đồ ngọt: Đồ ngọt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ gây sâu răng. Phụ huynh có thể thay thế cho trẻ ăn bằng trái cây tươi, sữa,…
– Bổ sung dinh dưỡng: Cho trẻ ăn thực phẩm giàu protein, canxi; phốt pho, vitamin A và D giúp răng phát triển chắc khỏe.
– Tránh ngậm đồ ăn, đồ uống: Hạn chế cho trẻ ngậm sữa, nước ngọt trong miệng vì dễ gây sâu răng.
– Thăm khám nha khoa định kỳ: Đưa trẻ đi khám răng 3 – 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.
7. Chữa sâu răng sữa ở đâu tốt?
Nha khoa Flora là địa chỉ uy tín trong việc thăm khám và điều trị răng sữa bị sâu cho trẻ. Với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, tận tâm; cùng trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ chất lượng cao, an toàn và hiệu quả.
– Đội ngũ bác sĩ: Chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, thấu hiệu tâm lý và tận tâm với trẻ em.
– Trang thiết bị: Hiện đại, tiên tiến, đảm bảo an toàn cho trẻ.
– Quy trình điều trị: Chuẩn y khoa, tuân thủ quy định quốc tế.
– Phương pháp điều trị: Phù hợp, hiệu quả, đảm bảo thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng cho trẻ.
Hãy để Nha khoa Flora đồng hành cùng bạn trong việc bảo vệ nụ cười khỏe đẹp cho bé!