Đau răng là một trong các tình trạng răng miệng phổ biến nhất của người Việt Nam và gây ra cảm giác khó chịu cũng như trở ngại trong quá trình sinh hoạt. Vậy đâu thực sự là các nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng, cách điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa tối ưu nhất?
Đau răng là gì? Các nguyên nhân gây đau răng phổ biến nhất
Đau răng là gì?
Đau răng có thể được xem là một triệu chứng bệnh lý răng miệng có thể gây đau nhức ở răng hoặc cấu trúc nâng đỡ của răng. Đau răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là do các bệnh lý răng miệng hoặc các yếu tố khách quan. Đau răng có thể tạo cảm giác khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh hoạt hoặc cản trở giao tiếp.
Các nguyên nhân gây đau răng phổ biến nhất
Đau răng do sâu răng
Đây được xem là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra triệu chứng đau răng. Khi sâu răng trở nên nghiêm trọng và vi khuẩn ăn sâu vào bên trong răng, chúng sẽ gây viêm tủy. Tình trạng viêm nhiễm sẽ làm tăng áp lực lên tủy răng, đè nén lên các mạch máu cung cấp cho tủy răng. Viêm tủy sẽ gây ra cảm giác đau nhưc khó chịu, đặc biệt là khi chúng ta tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
Răng nhạy cảm cũng là một nguyên nhân gây đau răng
Răng nhạy cảm là loại răng thiếu lớp men bảo vệ răng khỏi các tác nhân nhiệt lạnh của chất lỏng hoặc từ không khí, thức ăn cay nóng hoặc đồ ngọt. Một trong các tác hại rõ ràng nhất của răng nhạy cảm chính là cảm giác đau nhức hoặc khó chịu khi răng tiếp xúc với các điều kiện trên.
Viêm nướu và viêm nha chu gây đau răng
Khi viêm nướu răng không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, được biết đến như triệu chứng viêm nha chu. Đó là tình trạng viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính xung quanh chóp răng do phản ứng miễn dịch với vi khuẩn trong tủy răng bị nhiễm trùng. Khi đó, dây chằng nha chu bị viêm có thể gây đau nếu có ngoại lực tác động vào.
Đau răng so sự mắc kẹt thức ăn
Thức ăn dạng sợi như thịt rất dễ bị mắc lại ở giữa các răng nếu không được làm sạch kỹ càng bằng chỉ nha khoa. Mảng thức ăn vắt lại bị đẩy vào nướu trong quá trình nhai, nếu không được lấy ra sẽ dần thối rữa, làm ảnh hưởng đến quá trình phục hình răng. Từ đó, dần sẽ tạo ra cảm giác khó chịu, đau răng, sưng nướu và áp lực giữa hai răng.
Áp xe nha chu
Áp xe nha chu là một triệu chứng mủ tập hợp ở kẽ nướu, là kết quả của viêm nha chu mãn tính với túi nướu sâu hơn 3mm. Túi nướu sẽ chứa vi khuẩn, tích tụ các mảnh vụn thức ăn và tạo ra sự nhiễm trùng lớn. Khi đó, vi khuẩn sẽ lan tỏa khắp vùng miệng hoặc có thể gây ảnh hưởng đến tủy răng, gây ra cảm giác đau nhức.
Mọc răng khôn cũng có thể gây đau răng
Răng khôn là loại răng mọc sau cùng, thường phát triển khi con người đã vào tuổi trưởng thành. Vì là kẻ dư thừa trong răng hàm nên trừ trường hợp mọc thẳng, các trường hợp còn lại của răng khôn đều gây cảm giác đau đớn. Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch hay lợi trùm không chỉ gây đau ở vị trí nó mọc mà còn làm ảnh hưởng đến răng liền kề hoặc gây đau cục bộ.
Các trường hợp gây đau răng khác
Bên cạnh các trường hợp gây đau răng liên quan đến nha khoa thì đau răng còn có thể liên quan đến các nguyên nhân sau:
- Bệnh động mạch vành tim
- Chứng đau cơ và đau thắt ngực
- Rối loạn xoang hàm trên
- Rối loạn thái dương hàm
Cách điều trị đau răng hiệu quả nhất
Điều trị đau răng tại nhà
- Chữa đau răng sâu bằng nước muối
- Chườm đá lạnh có thể giúp bạn giảm đau răng
- Kết hợp chanh và mật ong hoặc có thể sử dụng riêng lẻ
- Chữa đau răng bằng hỗn hợp tỏi và muối
- Súc miệng với oxy già 3% có thể làm thuyên giảm đau răng
- Chú ý gối đầu cao khi ngủ sẽ giúp bạn hạn chế cơn đau
- Sử dụng tinh dầu đinh hương
- Sử dụng trà bạc hà hoặc trà xanh
- Chữa đau răng sâu với baking soda
- Chữa đau răng với lá trầu không
Xem chi tiết: 10 Cách giúp bạn chữa đau răng tại nhà hiệu quả
Điều trị đau răng chuyên nghiệp tại nha khoa
Thăm khám và chẩn đoán chính xác tại nha khoa
Để có thể điều trị đau răng hiệu quả thì bạn cần đến nha khoa để nhờ bác sĩ thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng. Khi đó, bác sĩ sẽ nắm được là nguyên nhân đau răng của bạn xuất phát từ bệnh lý răng miệng hay từ các triệu chứng khác. Nếu nắm được nguyên nhân, phương thức điều trị sẽ tuyệt đối hiệu quả hơn so với việc tùy ý điều trị tại nhà.
Điều trị hiệu quả tại nha khoa
Sau quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các phương pháp điều trị thích hợp tương ứng với tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị có thể là: trám răng, chữa sâu răng, điều trị tủy, nhổ bỏ răng, hút bỏ mủ bằng khoan tiếp cận nội nha đối với áp xe hoặc các phương thuốc được kê toa thích hợp.
Sử dụng các công cụ chăm sóc răng miệng hiệu quả
Nếu đã nắm bắt được tình trạng răng miệng của mình, bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp với bản thân. Nếu bạn có tình trạng ê buốt răng, hãy sử dụng các sản phẩm dành cho răng ê buốt. Trong trường hợp răng thiếu fluor hay muốn ngăn ngừa sâu răng, bạn có thể bổ sung fluor qua kem đánh răng hoặc nước súc miệng có lượng fluor thích hợp.
Chú ý chế độ ăn uống và giảm thiểu các thói quen gây hại
Đa số các bệnh răng miệng đều xuất phát từ thói quen ăn uống hoặc lối sống hằng ngày của chúng ta. Do đó, nhằm hạn chế các cơn đau răng và các bệnh lý răng miệng thì bạn nên giảm số lần tiêu thụ đường tinh luyện, hạn chế đồ ngọt, trà, cà phê hay thức ăn có tính bám dính. Ngoài ra, nên hạn chế các thói quen không tốt như thuốc lá hay tiếp xúc với các đồ uống có cồn có thể gây hại cho răng.
Dù là nguyên nhân gây đau răng là gì thì đều khiến chúng ta đau nhức, ê buốt và khó khăn khi ăn uống. Để khắc phục tình trạng đau răng bạn nên xây dựng cho mình thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn nhiều thực phẩm tốt cho răng miệng và thăm khám nha khoa, cạo vôi răng định kỳ 2 lần/ năm. Hiện nay nha khoa Flora với các combo chăm sóc răng miệng rất ưu đãi, đặt hẹn nhanh chóng với Flora qua Fanpage: Nha khoa Flora hoặc tại đây nào!