Hôi miệng là tình trạng xuất hiện mùi hôi mỗi khi giao tiếp. Hôi miệng khiến những ai mắc phải cảm thấy tự ti, dần khép mình lại ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống. Để khắc phục tình trạng này, bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn 5 cách chữa hôi miệng bằng baking soda hiệu quả, đơn giản tại nhà.
1. Chữa hôi miệng bằng baking soda nguyên chất
Baking Soda là NaHCO3, một chất rắn màu trắng, vị mặn có tình sát khuẩn và làm sạch tốt. Do đó, baking soda có tác dụng khử mùi hôi hiệu quả. Để sử dụng baking soda nguyên chất chữa mùi hôi bạn sử dụng 1 muỗng baking soda cho vào 1 ly nước ấm để súc miệng. Hoặc bạn sử dụng baking soda để chà răng sau đó đánh răng lại với kem đánh răng.
Với baking soda nguyên chất bạn nên áp dụng 2 lần/ tuần để làm giảm mùi hôi và giúp răng trắng sáng hơn.
2. Chữa hôi miệng bằng baking soda và muối
Bên cạnh baking soda nguyên chất thì bạn có thể kết hợp với muối. Muối cũng có tác dụng sát khuẩn và trung hòa được độ pH tốt. Từ đó giúp mùi hôi giảm đáng kể và giúp răng miệng thêm sạch khỏe.
Với baking soda kết hợp với muối bạn cần chuẩn bị 1 thìa cà phê baking soda, 1 thìa cà phê muối và 300ml nước ấm. Sau đó hòa tan đều baking soda và muối vào nước ấm. Dùng dung dịch vừa pha để súc miệng, dùng liên tục trong 1 tuần để cảm nhận sự thay đổi nhé!
Bên cạnh cách trên bạn cũng có thể trộn đều hỗn hợp khô muối và baking soda theo tỉ lệ 1:3. Sau đó, dùng hỗn hợp khô này chải đều trên bề mặt răng và súc miệng sạch lại với nước.
Xem thêm:
Mewing là gì? Cách tập đúng?
3. Chữa hôi miệng bằng baking soda và chanh
Bên cạnh muối thì chanh kết hợp với baking soda cũng có tác dụng khử mùi hôi miệng hiệu quả. Chanh giàu axit có tác dụng sát khuẩn, lấy đi các mảng bám giúp răng sạch và trắng sáng. Bên cạnh đó chanh có mùi thơm dễ chịu, không chỉ lấy đi mùi hôi mà còn giúp hơi thở thơm tho hơn.
Với hỗn hợp này bạn cần chuẩn bị: 2 thìa baking soda, 1 quả chanh. Và tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Chanh vắt lấy nước
- Bước 2: Trộn đều 2 thìa nước chanh vào 2 thìa baking soda cho đến khi lên bọt
- Bước 3: Đợi hết bọt dùng bàn chải đánh răng lấy hỗn hợp và chải đều trên các mặt của răng
- Bước 4: Đánh răng với kem đánh răng và súc sạch lại miệng.
Cách này có tác dụng giảm mùi hôi hiệu quả. Tuy nhiên bạn chỉ nên áp dụng 2 lần/ tuần vì chanh có tính axit mạnh sử dụng nhiều dễ bào mòn men răng.
4. Chữa hôi miệng bằng baking soda và kem đánh răng
Kết hợp đơn giản kem đánh răng và baking soda cũng có tác dụng chữa hôi miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần trộn đều baking soda và kem đánh răng theo tỉ lệ vừa phải. Sau đó dùng hỗn hợp đánh đều trên các bề mặt răng. Cách này sẽ giúp làm sạch và trắng răng đơn giản, nhanh chóng.
5. Chữa hôi miệng bằng baking soda và giấm táo
Bên cạnh 4 cách chữa hôi miệng bằng baking soda kể trên thì bạn cũng có thể kết hợp với giấm táo. Các axit tự nhiên trong giấm rượu táo như axit axetic và malic có thể làm giảm vi khuẩn trong miệng gây hôi miệng. Để sử dụng hỗn hợp này bạn cần chuẩn bị 1 muỗng cafe baking soda và 2 muỗng cafe giấm táo và tiến hành theo các bước:
- Bước 1: Trộn đều 1 muỗng cafe baking soda và 2 muỗng cafe giấm táo
- Bước 2: Dùng bàn chải đánh răng thấm hỗn hợp và chà đều các mặt răng trong vòng 10 phút
- Bước 3: Súc sạch lại miệng với nước ấm
Với những cách kết hợp đơn giản giữa baking soda và các nguyên liệu khác bạn hoàn toàn có thể khắc phục được mùi hôi miệng hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ là “tạm thời”, khó trị dứt điểm hôi miệng. Để có thể trị dứt điểm hôi miệng bạn nên đến các trung tâm nha khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây mùi hôi là gì?
Đọc nhiều:
6. Nguyên nhân gây hôi miệng
Hôi miệng có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân như:
6.1 Các vấn đề về răng miệng
Miệng xuất hiện mùi hôi thì nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các bệnh lý răng miệng như:
– Răng sâu tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi hôi phát triển.
– Viêm nướu, nhiễm trùng nướu, viêm nha chu.
– Lưỡi bị viêm, các vết nứt ở lưỡi tạo ra môi trường ít oxy hạn chế hoạt động của tuyến nước bọt. Nước bọt ít là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn phát triển.
– Hội chứng Sjogren khiến lượng nước bọt trong miệng giảm, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
6.2 Các bệnh lý cơ thể
Các bệnh lý ở cơ thể cũng là nguyên nhân gây nên mùi hôi miệng, như:
– Các bệnh lý về mũi – xoang như viêm mũi xoang cấp mạn, viêm xoang do răng khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
– Viêm tuyến bã vùng tiền đình mũi, polyp mũi xoang, ung thư hoặc có dị vật ở mũi.
– Các bệnh như viêm họng, viêm amidan, ung thư vòm họng,…
– Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, mang thai có sự thay đổi về hoocmon, sản sinh ra hơi có lưu huỳnh làm hôi miệng.
6.3 Do thực phẩm
Khi ăn các thực phẩm nặng mùi như sầu riêng; các loại mắm, hành, tỏi khiến hơi thở nặng mùi.
Ngoài ra, việc sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê; đồ uống có gas như nước ngọt, thuốc lá, xì gà…trong thời gian dài cũng khiến khoang miệng có mùi khó chịu.
Trong các nguyên nhân thì nguyên nhân do thực phẩm có thể điều trị dứt điểm tại nhà bằng baking soda. Còn 2 nguyên nhân còn lại bạn phải đến nha khoa để các nha sĩ thăm khám và điều trị.
Nha khoa Flora là trung tâm nha khoa uy tín với hệ thống máy móc hiện đại như máy CT Cone Beam, máy hấp khử trùng,… sẽ giúp bạn xác định đúng và trị dứt điểm các bệnh lý gây mùi hôi. Nếu áp dụng các cách chữa hôi miệng bằng baking soda mãi mà không hiệu quả thì bạn nên đến nha khoa Flora để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Liên hệ nhanh với Flora qua Fanpage: Nha khoa Flora hoặc hotline 02873058999.