Có nên nhổ răng trước khi niềng răng hay không?

Tư vấn chuyên môn bài viết: BÁC SĨ NGUYỄN ĐẮC MINH

Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Flora

Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Đặt lịch hẹn Xem hồ sơ

Một số người thường e ngại việc nhổ răng, có thể vì sợ đau, sợ ảnh hưởng sức khỏe… do đó vấn đề có nên nhổ răng trước khi niềng rất được quan tâm. Để giúp bạn đọc an tâm, thoải mái hơn về vấn đề này, Nha khoa Flora sẽ giải đáp cụ thể qua bài viết này!

1. Nhổ răng trước khi niềng có cần thiết không?

Theo Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh, niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng như: mắc cài, dây cung, chốt khóa…; hoặc khay trong suốt để tạo lực siết và kéo răng dịch chuyển liên tục về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.

có nên nhổ răng trước khi niềng - ảnh 1
Nhổ răng trước khi niềng có cần thiết không?

Tuy nhiên, để giúp răng di chuyển thuận lợi và hiệu quả thì cung hàm phải có khoảng trống nhất định. Lúc này, Bác sĩ có thể chỉ định nhổ 1 hoặc nhiều răng tùy vào từng tình trạng răng của mỗi người. Trong đó, những trường hợp như răng hô, vẩu, móm ở mức độ nặng thì nhổ răng trước khi niềng là vô cùng cần thiết.

Ngoài ra cũng có một số trường hợp bệnh nhân không bắt buộc phải nhổ răng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Để biết chính xác trường hợp của bạn có nên nhổ răng trước khi niềng hay không; bạn nên thăm khám răng kỹ lưỡng với Bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.

2. Có nên nhổ răng trước khi niềng? có ảnh hưởng gì không?

Nhổ răng có thể là vấn đề, nỗi sợ đối với một số người hiện nay. Có thể là do cơ địa nhạy cảm, mức độ chịu đau kém; hoặc sợ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cơ thể. Tuy nhiên, bạn có thể an tâm bởi nhổ răng chỉ là thủ thuật đơn giản và nhanh chóng; đồng thời các Bác sĩ sẽ luôn cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra một chỉ định nào đó, đặc biệt là nhổ răng.

có nên nhổ răng trước khi niềng - ảnh 2
Có nên nhổ răng trước khi niềng? có ảnh hưởng gì không?

Bên cạnh đó, thường thì những chiếc răng được chỉ định nhổ trước khi niềng là răng khôn (răng số 8); hoặc răng không giữ chức năng ăn nhai quan trọng. Mặt khác, sau khi hoàn tất quá trình niềng răng, các khoảng trống trên cung hàm đã được kéo khít; hàm răng sẽ trở nên đều đặn và khớp cắn chuẩn, đảm bảo tính thẩm mỹ hoàn hảo và ăn nhai tốt như mong đợi.

Mặc dù nhổ răng đơn giản nhưng bạn cũng nên thực hiện bởi Bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm bảo nhẹ nhàng, an toàn; hạn chế đau, sang chấn và lành thương nhanh chóng. Nhờ áp dụng công nghệ tiêm tê không đau DentalVibemáy siêu âm Piezotome hiện đại; Nha khoa Flora được sự tin chọn của đông đảo khách hàng trong nhiều năm qua.

2.1 Những trường hợp bắt buộc nhổ răng khi niềng

Niềng răng là giải pháp mang lại nụ cười rạng rỡ và hàm răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để đạt được hiệu quả tối ưu thì Bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ một số chiếc răng.

có nên nhổ răng trước khi niềng - ảnh 3
Những trường hợp bắt buộc nhổ răng khi niềng

– Răng mọc chen chúc, sát nhau: Khi cung hàm không đủ chỗ, răng sẽ mọc khấp khểnh, đè lên nhau. Để tạo khoảng trống sắp xếp lại hàm răng, một số chiếc răng cần được nhổ bỏ.

Hô, khớp cắn ngược: Nhổ răng trước khi niềng giúp định hình lại khớp cắn, cho phép nhai dễ dàng hơn.

Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch: Ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp này; thì dù muốn hay không răng khôn mọc sai vị trí cũng cần được nhổ bỏ. Không giống răng mọc thẳng, việc xử lý răng khôn mọc ngầm đòi hỏi kỹ thuật cao và chăm sóc đặc biệt hơn; thời gian điều trị và phục hồi cũng kéo dài hơn.

Cung xương hàm nhỏ hơn cung răng, răng mọc quá dày: Việc nhổ răng lúc này giúp tạo khoảng trống cho các răng còn lại di chuyển và sắp xếp đều đặn trong cung hàm dễ dàng hơn.

Lưu ý:

– Việc nhổ răng chỉ được thực hiện sau khi Bác sĩ đã kiểm tra và cân nhắc kỹ lưỡng.

– Quy trình nhổ răng cần được thực hiện bởi nha sĩ có chuyên môn cao; đảm bảo an toàn và giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.

– Sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ (bao gồm vệ sinh, ăn uống…) để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ.

Xem thêm: Các vấn đề thường gặp khi niềng răng

2.2 Những trường hợp không nhất thiết phải nhổ răng để niềng

Mặc dù nhổ răng là kỹ thuật đơn giản trong Y khoa, nhưng nhiều người vẫn lo lắng về việc phải nhổ răng trước khi niềng. Vậy, trường hợp nào không cần nhổ răng mà vẫn có thể niềng hiệu quả?

Dưới đây là một số trường hợp điển hình:

– Sở hữu cung hàm đủ rộng: Cung hàm có đủ khoảng trống để các răng di chuyển về vị trí mong muốn mà không cần nhổ bỏ răng.

– Vòm răng bị cụp: Kích thước cung hàm lớn hơn kích thước cung răng; nên quá trình chỉnh nha sẽ giúp cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho toàn bộ hàm răng. Do đó, việc nhổ răng trước khi niềng ở trường hợp này là không thực sự cần thiết.

– Chỉnh nha trong độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi: Đây là giai đoạn “vàng” để niềng răng do răng của trẻ đang trong giai đoạn phát triển; dễ dàng di chuyển dưới tác động của khí cụ nha khoa. Việc chỉnh nha lúc này không những sẽ đơn giản, hiệu quả cao hơn; mà còn có thể giúp trẻ giữ nguyên hàm răng mà không cần nhổ bỏ chiếc răng nào.

– Răng quá thưa, mọc không sát nhau hoặc răng quá nhỏ: Giữa các răng có sẵn nhiều khoảng trống, cung hàm đã có đủ khe hở để răng di chuyển vị trí. Khí cụ chỉnh nha sẽ kéo các răng lại gần nhau hơn; giúp răng đều đặn và khít hơn mà không cần nhổ răng.

3. Niềng răng nhổ răng số mấy, nhổ mấy cái?

Sau khi có đáp án có nên nhổ răng trước khi niềng thì nhiều người đang băn khoăn về việc “niềng răng nhổ răng số mấy và nhổ mấy cái?”.

Với thắc mắc niềng răng nên nhổ răng số mấy thì bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ nhiều nhất đó là các răng số 4, răng số 5; hoặc răng số 8 (răng khôn). Khi đó, có thể phải nhổ từ 2 – 8 cái răng để niềng.

Vị trí răng thường được nhổ khi niềng:

Răng số 4 (Hàm nhỏ 1): Nằm chính giữa cung hàm, kích thước nhỏ, ít đóng vai trò quan trọng trong ăn nhai. Răng số 4 thường được nhổ nhằm tạo khoảng trống thuận lợi cho các răng khác di chuyển khi chỉnh nha.

Răng số 5 (Hàm nhỏ 2): Tương tự răng số 4, răng số 5 cũng có thể được nhổ khi mọc lệch, thiếu thẩm mỹ hoặc tạo khoảng trống cho niềng.

Răng khôn (Răng số 8): Chiếc răng này mọc ở vị trí cuối cùng trên cung hàm và thường mọc lệch; ngầm nên ảnh hưởng răng kế cận và dễ gây biến chứng. Việc nhổ răng khôn trước khi niềng sẽ giúp đảm bảo hiệu quả và hạn chế nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân.

Lưu ý: Số lượng răng cần nhổ khi niềng sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người.

Xem nhiều:

Niềng răng Invisalign có hiệu quả không?

Niềng răng Invisalign bao nhiêu tiền?

Niềng răng mất bao lâu?

4. Nhổ răng để niềng có đau không?

Câu trả lời là có thể bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức, khó chịu sau khi nhổ răng; nhưng mức độ đau sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa mỗi người, kỹ thuật thực hiện của bác sĩ và phương pháp giảm đau được áp dụng.

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì:

– Nhổ răng là tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa: Quy trình nhổ răng được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao; đảm bảo an toàn và giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.

– Có nhiều phương pháp giảm đau hiệu quả: Hiện nay, hầu hết các nha khoa áp dụng nhiều phương pháp giảm đau tiên tiến như: thuốc tê, gây mê giúp bạn cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình nhổ răng.

– Cảm giác đau nhức chỉ diễn ra trong thời gian ngắn: Sau khi nhổ răng, bạn có thể cảm thấy đau nhức nhẹ một vài ngày và chúng sẽ giảm dần theo thời gian. Đồng thời Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau phù hợp để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

5. Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?

Thời gian gần đây có khá nhiều bạn Inbox đến Nha khoa Flora hỏi về vấn đề: “Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?” – Câu trả lời là: Có thể cần nhổ răng, nhưng không phải ai cũng cần. Thực tế việc nhổ răng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu là tình trạng răng miệng, mức độ răng sai lệch của mỗi người.

có nên nhổ răng trước khi niềng - ảnh 4
Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?

Về cơ bản với phương pháp niềng răng Invisalign, bạn sẽ chỉ cần thực hiện nhổ bỏ răng số 8 (răng khôn). Đây là chiếc răng mọc sau cùng khi các răng vĩnh viễn khác đã mọc ổn định trên cung hàm. Đa số nó thường mọc lệch, viêm lợi trùm, mọc kẹt, viêm nhiễm… nên việc nhổ răng khôn là điều không đáng lo hại; thậm chí nó còn tốt cho sức khỏe răng miệng.

Tuy nhiên, hiện nay công nghệ ngày càng phát triển, trong đó có vật liệu và cơ sinh học chỉnh nha; nên invisalign đã gần như chỉ định cho hầu hết các trường hợp như răng lệch lạc từ trung bình đến nặng. Do đó việc nhổ răng khi niềng răng không mắc cài có thể sẽ được bác sĩ chỉ định để đảm bảo hiệu quả cao.

Như vậy bài viết đã giải đáp thắc mắc có nên nhổ răng trước khi niềng răng hay không? Để đặt lịch hẹn khám và tư vấn chỉnh nha miễn phí với Bác sĩ CKI giàu kinh nghiệm; quý khách vui lòng liên hệ qua số Hotline: 028 7305 8999 hoặc Inbox qua Fanpage, Zalo, SMS để được hỗ trợ nhé.

.
.
.
.