Hàm duy trì là gì? Có mấy loại? Đeo bao lâu? Giá tiền?

Tư vấn chuyên môn bài viết: BÁC SĨ NGUYỄN ĐẮC MINH

Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Flora

Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Đặt lịch hẹn Xem hồ sơ

Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, các Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân đeo hàm duy trì. Vậy hàm duy trì là gì, đeo trong bao lâu, giá bao nhiêu tiền? Tất cả sẽ được Nha khoa Flora giải đáp qua bài viết này!

1. Hàm duy trì là gì? Có mấy loại hàm duy trì?

Hàm duy trì là khí cụ nha khoa thường được sử dụng sau khi hoàn tất quá trình niềng răng; nhằm giữ ổn định vị trí răng mới, ngăn ngừa tình trạng xô lệch, tái phát. Đây là “người bạn đồng hành” giúp bảo vệ nụ cười rạng rỡ của bạn sau nỗ lực chỉnh nha.

hàm duy trì - ảnh 1
Hàm duy trì là một loại khí cụ được sử dụng sau khi quá trình niềng răng kết thúc; có công dụng giúp ổn định và hạn chế xô lệch chân răng.

Các loại hàm duy trì? Hiện nay có 2 loại hàm duy trì phổ biến đó là hàm duy trì cố định và dạng hàm duy trì tháo lắp. Cụ thể:

1.1 Hàm duy trì cố định

– Sử dụng dây cung kim loại nhỏ gắn cố định vào mặt trong răng bằng composite.

– Ưu điểm: Hiệu quả cao, ít xâm lấn, thẩm mỹ tốt.

– Nhược điểm: Khó vệ sinh, cần tái khám định kỳ để kiểm tra và điều chỉnh.

1.2 Hàm duy trì tháo lắp

– Gồm hai khay nhựa trong suốt thiết kế phù hợp, ôm sát hàm răng.

– Ưu điểm: Dễ vệ sinh, tháo lắp tiện lợi, tính thẩm mỹ cao.

– Nhược điểm: Yêu cầu sự tuân thủ cao từ người sử dụng, dễ bị thất lạc hoặc hư hỏng nếu không bảo quản cẩn thận.

Lựa chọn loại hàm duy trì phù hợp:

Việc lựa chọn hàm duy trì loại nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng sau chỉnh nha; nhu cầu thẩm mỹ và thói quen sinh hoạt của mỗi người. Tại Nha khoa Flora, các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn cho khách hàng loại hàm phù hợp nhất sau khi thăm khám và đánh giá cụ thể.

2. Tại sao phải đeo hàm duy trì?

Nhiều bạn sau khi hoàn tất quá trình niềng răng thường băn khoăn về việc “Tại sao phải đeo hàm duy trì?”. Thực ra lý do là nằm ở chính bản chất của quá trình niềng răng.

hàm duy trì - ảnh 2
Tại sao phải đeo hàm duy trì là vấn đề được nhiều bạn sau khi chỉnh nha quan tâm.

– Mô mềm, xương và răng chưa ổn định: Quá trình di chuyển răng trong chỉnh nha gây áp lực lớn lên mô mềm, khiến xương và răng chưa kịp thích nghi hoàn toàn. Do đó sau khi tháo niềng, răng có xu hướng trở lại vị trí ban đầu; dẫn đến tình trạng xô lệch, ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.

– Giữ cố định vị trí răng mới: Hàm duy trì hoạt động như một “người bảo vệ” giúp cố định răng ở vị trí mới; tạo điều kiện cho mô mềm, xương và nướu thích nghi hoàn toàn. Nhờ vậy, nụ cười rạng rỡ và tự tin sau niềng răng sẽ được duy trì lâu dài, đúng như mong muốn của bạn.

Xem nhiều:

Sáp nha khoa là gì? Có tác dụng gì?

Niềng răng Invisalign giá bao nhiêu?

Có nên niềng răng mắc cài kim loại?

3. Nên đeo hàm duy trì bao lâu?

Cảm giác tháo niềng sau một thời gian dài điều trị là điều mà tất cả “đồng niềng” vô cùng háo hức. Tuy vậy, bạn cũng cần lưu ý là để sở hữu nụ cười rạng rỡ lâu dài theo thời gian thì việc đeo hàm duy trì là vô cùng cần thiết. Câu hỏi được đặt ra lúc này là: “nên đeo hàm duy trì bao lâu?”.

hàm duy trì - ảnh 3
Nên đeo hàm duy trì bao lâu? – Câu trả lời còn phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người.

Thời gian đeo hàm duy trì thực tế ở mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Mức độ phức tạp của ca niềng: Trường hợp niềng răng lâu, di chuyển răng nhiều thường cần đeo hàm duy trì lâu hơn.

– Tình trạng răng miệng: Răng yếu, khớp cắn phức tạp có thể cần đeo hàm duy trì lâu dài.

– Tuân thủ hướng dẫn của Bác sĩ: Nếu bệnh nhân đeo hàm duy trì đầy đủ, đúng cách theo chỉ định sẽ giúp rút ngắn thời gian đeo.

Thông thường, thời gian đeo hàm duy trì dao động từ 6 tháng đến 2 năm.

– Giai đoạn đầu (1-3 tháng): Bạn cần đeo hàm duy trì liên tục 24/24h, chỉ tháo ra khi ăn uống và vệ sinh.

– Giai đoạn sau: Giảm dần thời gian đeo và chỉ cần đeo vào ban đêm hoặc vài buổi trong tuần.

4. Đeo hàm duy trì có ăn được không?

Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh cho biết đeo hàm duy trì có thể ăn uống bình thường; khí cụ nha khoa này được thiết kế để bạn có thể ăn uống thoải mái như trước đây. Tuy vậy, để đảm bảo hiệu quả và bảo vệ răng miệng thì bạn nên lưu ý một số điểm sau:

hàm duy trì - ảnh 4
Đeo hàm duy trì có ăn được không? – Câu trả lời là có, bạn có thể ăn uống bình thường.

– Tránh thực phẩm quá dai, cứng: Nhai các thực phẩm này có thể khiến hàm duy trì bị bong tuột, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng.

– Cắt nhỏ thức ăn: Việc này giúp bạn dễ dàng nhai và nuốt thức ăn hơn, hạn chế tác động lên hàm duy trì.

5. Hướng dẫn cách đeo hàm duy trì

Cách đeo hàm duy trì sẽ có sự khác biệt nhất định giữa các loại; nhưng chung quy lại cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây để đảm bảo hiệu quả tối ưu, bao gồm: kỹ thuật đeo, ăn uống, chăm sóc vệ sinh, thời gian, thăm khám.

hàm duy trì - ảnh 5
Hướng dẫn cách đeo hàm duy trì đúng chuẩn

5.1 Hàm duy trì cố định

Loại hàm duy trì này sẽ do Bác sĩ chuyên khoa đảm nhận, thế nên bạn sẽ không cần quá lo ngại về vấn đề cách đeo. Điều mà bạn cần quan tâm đó là ăn uống, vệ sinh và thăm khám. Trường hợp nếu có vấn đề nào xảy ra, chẳng hạn như bong tuột, bạn cần liên hệ ngay Bác sĩ để kiểm tra khắc phục.

5.2 Hàm duy trì tháo lắp kim loại

Đây là loại hàm duy trì có kết cấu khá cứng rắn và có sức kéo lớn nên thường được Bác sĩ chỉ định cho các trường hợp răng phức tạp. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến răng miệng thì khi sử dụng bạn cần cẩn thận đặt hàm duy trì vào đúng vị trí trước khi thao tác gắn vào răng.

Ngoài ra, bạn phải nhớ đeo đúng thời gian theo quy định để đảm bảo hiệu quả. Đừng quên tháo hàm ra khi ăn uống và vệ sinh hàm duy trì kỹ lưỡng; đặc biệt là dành thời gian để thăm khám định kỳ mỗi tháng một lần trong thời gian còn đeo hàm duy trì.

5.3 Hàm duy trì nhựa trong suốt

Ưu điểm của loại hàm duy trì trong suốt là có thể tháo lắp dễ dàng và tiện lợi. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý thao tác để giúp khay duy trì đảm bảo hiệu quả và độ bền. Song song đó bạn nên tuân thủ đeo đúng thời gian chỉ định của Bác sĩ để tránh trường hợp tái xô lệch răng.

Ngoài ra, việc vệ sinh sạch sẽ khay duy trì nhựa trong suốt cũng cần thiết nhằm tránh khay còn bẩn sẽ ảnh hưởng đến răng. Nhưng tránh làm sạch quá mạnh tay làm biến dạng hàm dẫn đến đeo hàm không hiệu quả.

6. Những lưu ý cần biết khi đeo hàm duy trì

Để đảm bảo quá trình đeo hàm duy trì sau chỉnh nha đúng cách và mang lại hiệu quả tốt, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

– Đeo hàm duy trì thường xuyên: Đeo hàm duy trì không đều đặn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng, khiến răng dễ tái xô lệch trở lại vị trí ban đầu.

– Vệ sinh răng miệng và hàm duy trì kỹ lưỡng: Sau mỗi bữa ăn, bạn hãy vệ sinh hàm duy trì nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp. Đồng thời, cũng cần chải răng kỹ lưỡng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

– Tháo hàm duy trì khi ăn và khi hoạt động thể thao dưới nước.

– Hạn chế thực phẩm dai, cứng: Ăn nhai những thực phẩm này có thể khiến hàm duy trì bị bong tuột, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng.

– Tái khám định kỳ: Bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ theo lịch hẹn để Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng; điều chỉnh hàm duy trì phù hợp và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

7. Lưu ý riêng cho từng loại hàm duy trì

Hàm duy trì tháo lắp:

– Cẩn thận khi đeo và tháo hàm để tránh ảnh hưởng đến răng miệng.

– Vệ sinh hàm kỹ lưỡng sau mỗi lần sử dụng.

– Bảo quản hàm cẩn thận để tránh bị hỏng hoặc biến dạng.

Hàm duy trì cố định:

– Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, tránh các bệnh lý nha chu.

– Tái khám định kỳ để Bác sĩ kiểm tra và vệ sinh hàm.

8. Hướng dẫn vệ sinh hàm duy trì đúng cách

Việc vệ sinh hàm duy trì đúng cách là cần thiết, bạn nên thực hiện theo các bước sau đây:

Dụng cụ cần chuẩn bị:

– Nước ấm;

– Bàn chải đánh răng lông mềm;

– Bông tăm;

– Nước ngâm chuyên dụng (nếu có);

– Hộp đựng hàm;

Các bước thực hiện:

8.1 Bước 1: Chuẩn bị

– Rửa tay sạch sẽ.

– Chuẩn bị nước ấm, bàn chải đánh răng lông mềm, bông tăm và nước ngâm chuyên dụng (nếu có).

8.2 Bước 2: Vệ sinh hàm duy trì

– Đặt hàm duy trì dưới vòi nước chảy nhẹ để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt.

– Dùng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng chải nhẹ nhàng toàn bộ bề mặt hàm, cả mặt trong và mặt ngoài.

– Chú ý vệ sinh kỹ các kẽ, góc cạnh của hàm nơi dễ bám thức ăn thừa.

8.3 Bước 3: Vệ sinh chi tiết

– Nhúng bông tăm vào nước sạch, vắt bớt nước.

– Dùng bông tăm để làm sạch các mảng bám thức ăn còn sót lại trong các khe nhỏ, kẽ răng.

8.4 Bước 4: Ngâm hàm duy trì

– Cho hàm vào dung dịch ngâm chuyên dụng (nếu có).

– Nên ngâm trong 5-10 phút để loại bỏ vi khuẩn và khử mùi hiệu quả.

8.5 Bước 5: Hoàn tất

– Rửa sạch hàm dưới vòi nước chảy.

– Lau khô hàm bằng khăn mềm.

– Bảo quản hàm trong hộp đựng chuyên dụng.

Lưu ý:

– Vệ sinh hàm duy trì ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau mỗi bữa ăn.

– Nên sử dụng nước ngâm chuyên dụng để vệ sinh hàm hiệu quả hơn.

– Thay mới bàn chải đánh răng thường xuyên, sau mỗi 3 tháng sử dụng.

– Đối với hàm duy trì cố định, bạn cần đến nha khoa định kỳ để bác sĩ vệ sinh chuyên nghiệp và kiểm tra tình trạng răng miệng.

– Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng như tăm nước để hỗ trợ làm sạch hàm sau khi ăn.

9. Các câu hỏi thường gặp về hàm duy trì

Nha khoa Flora sẽ tổng hợp một số câu hỏi thường gặp và giải đáp về hàm duy trì được nhiều khách hàng và bạn đọc hỏi trong thời gian qua như sau:

9.1 Hàm duy trì bao nhiêu tiền?

Giá hàm duy trì hiện nay dao động từ 700.000đ đến 2.000.000đ, tùy thuộc vào loại hàm và chất liệu.

– Hàm duy trì cố định: Giá rẻ hơn, dao động từ 700.000đ đến 900.000đ.

– Hàm duy trì tháo lắp trong suốt: Giá cao hơn, lên đến 2.000.000đ do tính thẩm mỹ cao và tiện lợi khi sử dụng.

9.2 Đeo hàm duy trì có đau không?

Khảo sát nhiều khách hàng tại Nha khoa Flora cho biết hầu như không gây đau nhức hay khó chịu như khi niềng và siết răng; đặc biệt là với các loại hàm tháo lắp và hàm trong suốt. Do đó bạn hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng khí cụ này sau chỉnh nha.

9.3 Cách xử lý khi hàm duy trì bị hỏng?

Trường hợp sau một thời gian đeo hàm duy trì và chúng bị hỏng thì bạn nên gặp Bác sĩ để kiểm tra và có cách xử lý phù hợp.

– Nứt nhẹ và không bị tách: Có thể tiếp tục sử dụng.

– Nứt nặng hoặc gãy, tách: Lúc này cần thay mới để đảm bảo hiệu quả.

Thông thường với hàm duy trì tháo lắp kim loại thì Bác sĩ sẽ dễ chỉnh sửa hơn. Còn hàm duy trì tháo lắp trong suốt khi bị hư hỏng thì khả năng thay mới là rất cao. Lưu ý là bạn không tự ý sửa chữa tại nhà để tránh tiềm ẩn nhiều nguy hại đến răng miệng lẫn cơ thể; bởi trong keo dán có thể chứa thành phần hóa chất có hại.

Mặt khác việc tự sữa sẽ khiến hàm bị sai lệch kích thước, kiểu dáng, không còn phù hợp với khung hàm và răng. Từ đó tăng nguy cơ răng bị tái xô lệch, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

9.4 Mua máng duy trì sau niềng răng ở đâu?

Máng duy trì không thể mua sẵn mà được chế tác riêng tại nha khoa dựa trên mẫu dấu hàm của bạn để đảm bảo vừa vặn và hiệu quả tối ưu.

9.5 Máng duy trì sau khi niềng răng mua ở đâu?

Máng duy trì không thể mua sẵn mà được chế tác riêng tại nha khoa mà khách hàng niềng răng; dựa trên mẫu dấu hàm của bạn để đảm bảo vừa vặn và hiệu quả tối ưu.

Hi vọng những thông tin về hàm duy trì trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại khí cụ nha khoa này. Mọi thắc mắc cần được giải đáp về dịch vụ niềng răng, quý khách vui lòng liên hệ qua số Hotline: 028 7305 8999 hoặc Inbox qua Fanpage, Zalo, SMS để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

.
.
.
.