Phương pháp niềng răng giúp bạn có những biện pháp phòng ngừa, đảm bảo niềng răng an toàn và hiệu quả. Vậy những khuyến cáo niềng răng bạn nên biết để chuẩn bị niềng răng là gì?
1. Tìm hiểu tư vấn kỹ lưỡng về phương pháp niềng răng phù hợp
Trước khi niềng răng bạn nên tìm đến các chuyên gia nha sĩ để được tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp. Hiện nay có 2 phương pháp niềng răng phổ biến là niềng răng trong suốt và niềng răng mắc cài.
- Niềng răng trong suốt là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay. Niềng răng được tiến hành đơn giản bằng việc đeo khay niềng trong suốt ôm sát răng và thực hiện chỉnh nha. Đây là phương pháp chỉnh nha ít đau và rút ngắn thời gian niềng. Không chỉ vậy còn đảm bảo thẩm mỹ, dễ tháo lắp vệ sinh và biết trước kết quả niềng,
- Niềng răng mắc cài là cách điều trị chỉnh nha bằng cách dùng những mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ để gắn lên bề mặt trước hoặc trong của răng, đồng thời dùng dây cung để tạo lực kéo di chuyển và sắp xếp các răng theo đúng vị trí đã vạch ra trước đó. Đây là phương pháp niềng răng cố định và hơi đau nhức mỗi lần siết răng.
Xem thêm về: 5 khác biệt giữa niềng răng mắc cài và niềng răng kim loại
2. Chọn lựa nha khoa uy tín, chất lượng
Niềng răng là quá trình dài và phải đảm bảo độ chính xác cao. Nếu có những sai sót trong quá trình niềng có thể dẫn đến mất răng sớm, tụt lợi, viêm nướu,… Do đó trước khi bắt đầu thực hiện quá trình niềng răng bạn nên tìm hiểu thông tin và lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ tay nghề giỏi.
3. Hiểu rõ Chỉnh nha, niềng răng không chỉ vì ngoại hình
Niềng để răng đều đẹp và cải thiện ngoại hình. Nhưng thực tế, chỉnh nha không chỉ có mục đích như vậy. Chỉnh nha là một nhánh chuyên biệt trong nha khoa với mục tiêu điều chỉnh các răng về lại đúng hướng và đúng vị trí giúp cải thiện khả năng ăn nhai và mang lại nụ cười đẹp hơn cho những người có răng mọc lệch, xô đẩy, chen chúc hay sai khớp cắn. Do đó trước khi thực hiện niềng răng cần thăm khám và đánh giá tình trạng răng miệng để đảm bảo kết quả niềng.
4. Kiên trì theo đúng liệu trình của bác sĩ nha khoa khi thực hiện niềng răng
Niềng răng là một quá trình dài cần có sự theo dõi và điều chỉnh của bác sĩ với những trường hợp niềng mắc cài. Có rất nhiều trường hợp khách hàng đang tiến hành chỉnh răng nhưng không đi tái khám và điều chỉnh răng theo lời dặn của bác sĩ dẫn đến răng “chạy” lung tung, không ổn định ảnh hưởng đến lộ trình niềng. Do đó để hạn chế khuyến cáo nha khoa bạn nên đi tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm về: Trồng răng giả có niềng răng được không?
5. Chuẩn bị sẵn tâm lý khi cần nhổ bớt răng khi niềng
Ở một số trường hợp niềng răng cần phải nhổ răng để niềng răng hiệu quả. Những trường hợp cần nhổ răng như:
- Răng hô hoặc móm nặng: phần răng chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong quá nhiều. Để niềng bác sĩ sẽ cần phải nhổ bớt răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển về lại vị trí phù hợp với khớp cắn và thẩm mỹ hơn.
- Răng mọc lộn xộn, răng mọc chen chúc
- Nhổ răng khôn (răng số 8). Trong quá trình chẩn đoán, nếu nhận thấy răng khôn ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho khách hàng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để quá trình niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất.
6. Nắm rõ lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng, chỉnh nha
Khi niềng răng bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách. Việc giữ răng miệng sạch sẽ giúp răng khỏe mạnh, hạn chế các khuyến cáo niềng răng như sâu răng, vàng răng, viêm nướu hoặc viêm nha chu. Bên cạnh chế độ vệ sinh bạn cũng nên lưu ý hạn chế ăn các thực phẩm quá dai cứng vì dễ ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
7. Biết cách xử lý vấn đề thường gặp với mắc cài, niềng răng trong suốt
- Đối với niềng răng mắc cài. Sau khi gắn mắc cài bạn sẽ cảm thấy khó chịu, tuy nhiên nếu sự nhạy cảm kéo dài hơn 3 ngày mà không thuyên giảm bạn nên đến nha sĩ thăm khám. Bên cạnh đó các trường hợp lỏng hoặc vỡ mắc cài do chải răng quá mạnh hay nhai, cắn thức ăn cứng bạn nên đến nha khoa để được chỉnh lại kịp thời.
- Đối với niềng răng trong suốt có thể làm tăng tiết nước bọt hoặc khô miệng hoặc gây những khó chịu ở vài ngày đầu khi đeo. Đây là dấu hiệu bình thường để hàm làm quen với khay, nhưng nếu tình trạng này kéo dài bạn nên đến nha sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.
8. Chế độ ăn uống khi thực hiện niềng răng
Khi niềng răng bạn nên có những lưu ý về chế độ ăn uống để đảm bảo kết quả niềng:
- Hạn chế các thực phẩm dai cứng trong quá trình niềng răng
- Lựa chọn các thực phẩm mềm, dễ nhai như các thực phẩm từ sữa, cá, trứng,…
- Các răng đang dịch chuyển thường yếu và không chịu được kích thích nên các loại thực phẩm nóng lạnh dễ gây ra ê buốt và đau nhức nên cần hạn chế.
- Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều đường hoặc có màu vì có thể gây sâu răng hoặc biến đổi màu răng ở vùng răng không tiếp xúc với dụng cụ niềng do mất canxi.
9. Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng
Đeo hàm duy trì sau niềng răng giúp răng ổn định, hạn chế tình trạng chạy răng về vị trí ban đầu. Theo các chuyên gia đối với những người niềng răng ở độ tuổi trẻ nên duy trì đeo hàm duy trì khoảng 3 tháng còn với các trường hợp niềng răng ở độ tuổi trung niên nên đeo hàm duy trì ít nhất 1 năm.
10. Những thói quen cá nhân cần điều chỉnh trong suốt quá trình niềng răng
Cắn bút và hút thuốc lá là những thói quen thường gặp ở cả người lớn và trẻ em mà chúng ta thường nghĩ nó vô hại. Nhưng thật chất nó phá hoại sử ổn định của răng hàm, nướu và răng càng dễ trở nên nhạy cảm và đổi màu men răng. Còn đối với khi cắn bút và ngón tay, răng niềng có thể rơi mắc cài thậm chí dễ lệch khỏi vị trí cần điều chỉnh mà chúng ta không biết. Do đó khi niềng răng bạn nên hạn chế các thói quen xấu này.
Hiểu biết các khuyến cáo niềng răng giúp bạn duy trì răng hàm ổn định và khỏe mạnh hơn, thẩm mỹ và sức khỏe răng được bảo tồn. Và đừng quên nha khoa FLora là một trong những địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín. Liên hệ nha khoa Flora qua hotline 0287.305.8999 để được thăm khám và tư vấn từ chuyên gia.
Xem thêm về: Niềng răng trong suốt có hiệu quả đối với những ca khó