Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi

Tư vấn chuyên môn bài viết: BÁC SĨ NGUYỄN ĐẮC MINH

Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Flora

Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Đặt lịch hẹn Xem hồ sơ

Chăm sóc răng miệng cho trẻ là việc làm cần thiết mỗi ngày, giúp trẻ có được hàm răng chắc khỏe; không mắc bệnh lý và phòng tránh các nguy cơ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong tương lai. Cùng Nha khoa Flora tìm hiểu cụ thể qua bài viết này nhé!

I/ Nguyên nhân gây ra bệnh răng miệng ở trẻ thường gặp

Nụ cười rạng rỡ là một trong những món quà quý giá nhất mà cha mẹ có thể dành cho con. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

chăm sóc răng miệng cho trẻ - ảnh 1
Nguyên nhân gây ra bệnh răng miệng ở trẻ

– Sự chủ quan của cha mẹ: Nhiều bậc phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ; dẫn đến việc vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc không thường xuyên. Trong đó sâu răng là một bệnh lý phổ biến và gây ra các hệ lụy xấu.

– Thói quen ăn uống: Chế độ ăn nhiều đường, đồ ngọt, thức ăn nhanh và nước ngọt có ga là nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ.

– Vi khuẩn trong miệng: Vi khuẩn trong miệng kết hợp với thức ăn thừa tạo thành mảng bám; nếu không được loại bỏ sẽ dẫn đến sâu răng, bệnh nha chu và thậm chí mất răng nếu không được chữa trị kịp thời.

II/ Tác hại khi trẻ mắc bệnh răng miệng

Dưới đây là những tác hại, ảnh hưởng khi trẻ mắc các bệnh lý răng miệng phụ huynh nên tham khảo:

chăm sóc răng miệng cho trẻ - ảnh 2
Tác hại khi trẻ mắc bệnh răng miệng

– Nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe: Sâu răng và viêm nướu ở trẻ có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như: tim mạch, tiểu đường; hội chứng chuyển hóa, hô hấp,… khi trưởng thành.

– Ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ: Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ; đồng thời chúng còn giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc. Việc mất răng sữa sớm do sâu răng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm, khiến khuôn mặt thiếu cân đối.

– Tác động đến tâm lý: Trẻ bị bệnh răng miệng thường tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến học tập và phát triển về mặt xã hội.

Chủ quan với răng sữa – Hậu quả khó lường:

– Răng sữa tuy sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn, thế nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong suốt 6 – 12 năm đầu đời của trẻ.

– Việc nhổ răng sữa sớm do sâu răng có thể dẫn đến các vấn đề như xô lệch răng, mọc lệch, mọc xiên, thậm chí không mọc được, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

– Mất răng sữa sớm khiến xương hàm không phát triển, dẫn đến khuôn mặt thiếu cân đối.

Xem thêm:

Răng hàm có thay không?

Răng cửa mọc lệch phải làm sao?

III/ Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi (bao gồm 8 tháng, 1 tuổi, 16 tháng, 6 tuổi, 9 tuổi…), quý phụ huynh có thể tham khảo để giúp con có nụ cười đẹp, hàm răng chắc khỏe theo thời gian:

chăm sóc răng miệng cho trẻ - ảnh 3
Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi

3.1 Giai đoạn bé mọc răng sữa (8 tháng – 2 tuổi)

– Vệ sinh răng nướu: Sử dụng gạc mềm thấm nước ấm hoặc nước muối pha loãng để lau nướu cho bé sau mỗi bữa ăn.

– Chọn bàn chải và kem đánh răng: Chọn bàn chải có đầu tròn nhỏ, lông siêu mềm dành cho trẻ. Sử dụng kem đánh răng không đường, chứa Xylitol và Active Fluoride an toàn cho bé nếu lỡ nuốt.

– Cha mẹ chủ động đánh răng cho bé: Chải răng cho bé 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ với thời gian khoảng 2 phút.

Như vậy cách chăm sóc răng miệng cho bé 1 tuổi?chăm sóc răng miệng cho bé 16 tháng? Cha mẹ có thể áp dụng theo các cách trên nhé!

3.2 Giai đoạn chuyển tiếp (3 – 6 tuổi)

Chăm sóc răng cho bé 3 tuổi và chăm sóc răng cho bé 6 tuổi như thế nào? Cha mẹ có thể tham khảo:

– Dạy bé tự đánh răng: Hướng dẫn bé cách đánh răng đúng cách, cha mẹ nên giám sát và hỗ trợ bé trong quá trình chải.

– Tăng cường giáo dục: Giải thích cho bé tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng và lợi ích của việc sở hữu nụ cười khỏe mạnh.

– Duy trì thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày.

3.3 Giai đoạn mọc răng vĩnh viễn (6 – 9 tuổi)

– Kiểm tra và hỗ trợ: Cha mẹ vẫn nên kiểm tra việc đánh răng của trẻ để đảm bảo trẻ thực hiện đúng cách.

– Khuyến khích tự lập: Cho phép bé tự đánh răng và dần hình thành thói quen tự giác vệ sinh răng miệng.

– Đưa bé đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần: Việc khám răng định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng.

Bí quyết tạo hứng thú cho bé:

– Biến việc đánh răng thành trò chơi vui nhộn: Hát bài hát, kể chuyện hoặc sử dụng các ứng dụng đánh răng để thu hút bé.

– Sử dụng dụng cụ đánh răng phù hợp: Chọn bàn chải và kem đánh răng có hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt để thu hút bé.

– Khen ngợi và động viên bé: Khen ngợi bé sau mỗi lần đánh răng tốt để bé cảm thấy tự hào và tiếp tục duy trì thói quen này.

IV/ Hướng dẫn đánh răng đúng cách cho trẻ

Đánh răng là việc làm đơn giản, nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách, nhất là trẻ em. Dưới đây là hướng dẫn đánh răng đúng cách cho trẻ các bậc phụ huynh có thể tham khảo nhé!

chăm sóc răng miệng cho trẻ - ảnh 4
Hướng dẫn đánh răng đúng cách cho trẻ

1. Chuẩn bị:

– Súc miệng: Cho bé súc miệng với nước để làm sạch khoang miệng, loại bỏ thức ăn thừa.

Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng:

– Bàn chải: Chọn loại bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm, phù hợp với độ tuổi của bé.

– Kem đánh răng: Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em; có chứa Fluoride để bảo vệ răng và lượng Fluoride phù hợp (khoảng 500ppm).

2. Các bước đánh răng:

– Bước 1: Lấy một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu lên bàn chải.

– Bước 2: Đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với viền nướu, chải nhẹ nhàng theo chiều xoay tròn hoặc từ trên xuống dưới.

– Bước 3: Chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của tất cả các răng.

– Bước 4: Chải lưỡi nhẹ nhàng để loại bỏ vi khuẩn.

– Bước 5: Súc miệng kỹ với nước để loại bỏ kem đánh răng.

Lưu ý:

– Cha mẹ nên hướng dẫn và giám sát bé trong quá trình đánh răng để đảm bảo bé thực hiện đúng cách.

– Nên đánh răng cho bé 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

– Thay bàn chải đánh răng cho bé sau mỗi 3 tháng hoặc khi bàn chải bị mòn.

– Đưa bé đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề.

Xem thêm: Bé cười hở lợi nên làm gì?

V/ Nên khám và điều trị bệnh lý răng miệng cho trẻ ở đâu tốt?

Nha Khoa Flora tự hào là địa chỉ chăm sóc răng miệng cho trẻ uy tín tại TP.HCM, được đông đảo phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho bé yêu của bạn nụ cười khỏe mạnh và rạng rỡ.

5.1 Tại sao nên lựa chọn Nha Khoa Flora cho bé?

– Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp: Nha Khoa Flora sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm và có khả năng giao tiếp tốt với trẻ em. Các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp.

– Trang thiết bị hiện đại: Hệ thống phòng khám được đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như: Máy chụp phim CT Cone Beam, thiết bị tiêm tê không đau Dental Vibe; công nghệ Scan 3D, Phần mềm dự đoán tăng trưởng răng trẻ em và niềng răng không mắc cài 3D… giúp việc khám chữa răng cho trẻ diễn ra nhanh chóng, chính xác và an toàn.

– Quy trình điều trị chuyên nghiệp: Nha khoa Flora áp dụng quy trình điều trị riêng biệt cho trẻ em, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Mỗi trẻ sẽ được sử dụng bộ dụng cụ riêng biệt, đã được vô trùng theo tiêu chuẩn quốc tế.

– Môi trường thân thiện: Không gian phòng khám được thiết kế thoáng mát, khang trang, hiện đại; tạo cảm giác thoải mái và thân thiện cho trẻ.

Hiện nay phòng khám đang cung cấp đa dạng dịch vụ nha khoa dành cho trẻ em như: Khám răng tổng quát, cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng, nhổ răng sữa, trám răng sâu, niềng răng…

Hi vọng với những kiến thức chăm sóc răng miệng cho trẻ bên trên sẽ giúp ích cho nhiều bậc phụ huynh. Nếu cần tư vấn hoặc đặt hẹn thăm khám miễn phí cho trẻ, quý khách vui lòng liên hệ qua số Hotline: 02873058999 hoặc Fanpage, SMS, Zalo nhé.

.
.
.
.