Bé Cười Hở Lợi Có Sao Không? Có Nên Khắc Phục Sớm?

Tư vấn chuyên môn bài viết: BÁC SĨ NGUYỄN ĐẮC MINH

Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Flora

Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Đặt lịch hẹn Xem hồ sơ

Cười hở lợi là tình trạng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, bao gồm người lớn và trẻ em. Vậy cách nhận biết trẻ bị hở lợi là gì? Bé cười hở lợi có sao không? Bé cười hở lợi có nên chữa trị sớm? Hãy cùng Nha Khoa Flora đi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Cách nhận biết bé cười hở lợi

Theo Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh, bé cười hở lợi là tình trạng không phải hiếm gặp và mức độ nặng hay nhẹ sẽ còn tùy thuộc vào mỗi trẻ. Cách nhận biết trẻ em cười hở lợi đó là khi cười thì phần lợi của trẻ sẽ hở ra ngoài tương đối nhiều, (khoảng 3mm trở lên tính từ chân răng đến đường viền môi) và dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường.

Bé Cười Hở Lợi Có Sao Không? Có Nên Khắc Phục Sớm? - ảnh 1
Cũng giống như người lớn, nếu khi cười bình thường, trẻ em có phần lợi hở quá 3 mm trở lên thì được coi là tình trạng bé cười hở lợi.

Hiện nay tình trạng cười hở lợi ở trẻ em được phân thành 4 mức độ như sau:

Bé cười hở lợi ở mức độ nhẹ: Đây là trường hợp mà khi cười thì lợi bị lộ ra khoảng 3 – 4 mm, ít hơn 1/4 chiều dài răng.

Trẻ em cười hở lợi ở mức độ trung bình: Là khi khoảng cách từ chân răng tới viền môi của trẻ nằm trong khoảng 4mm – 7mm; tức nhỏ hơn 1/2 chiều dài của răng.

Cười hở lợi ở trẻ mức độ nặng: Là tình trạng phần lợi sẽ lộ khoảng 8mm, tức lớn hơn 1/2 chiều dài của răng.

Bé cười hở lợi mức độ rất nặng: Là khi lợi lộ ra ngoài nhiều hơn cả chiều dài của răng; đôi khi phần lợi còn che lấp gần hết răng. Thông thường, trẻ cười hở lợi ở mức độ này còn đi kèm với răng hô, vẩu.

Thực tế thì cười hở lợi ở trẻ em sẽ khó nhận biết hơn so với người lớn, nhất là khi bé còn đang trong giai đoạn mọc răng sữa. Theo đó, khi răng sữa của bé được thay thế hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn thì phụ huynh mới dễ dàng nhận biết. (trừ trường hợp bé bị hở lợi mức độ nặng và nghiêm trọng).

Ngoài ra, nếu bố mẹ quan sát thấy răng của con có xu hướng mọc chìa ra ngoài nhiều hoặc thân răng quá ngắn so với mức bình thường thì nguy cơ trẻ cười hở lợi là rất cao.

Nhanh tay liên hệ với Flora để nhận ưu đãi Dịch vụ Điều trị cười hở lợi, giảm giá lên đến 40% tại Hệ thống Nha Khoa Flora ngay bây giờ!

 

2. Trẻ em cười hở lợi có sao không?

Bé cười hở lợi có sao không là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh; thực tế thì sự ảnh hưởng đầu tiên, dễ nhận thấy bằng mắt đó là giảm tính thẩm mỹ nụ cười, có thể trẻ sẽ thường lấy tay che miệng khi cười.

Tuy nhiên, đa số trẻ con đều rất vô tư và hồn nhiên, nếu tình trạng cười hở lợi không quá nặng thì các bé và bạn bé đều coi việc cười hở lợi là lẽ tự nhiên. Cơ bản là như thế, nhưng nếu bố mẹ nào quan tâm thái quá đến tình trạng cười hở lợi của trẻ con có thể sẽ khiến bé dần nhận ra điểm yếu này của mình và tự ti hơn; khép nép và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

Bé Cười Hở Lợi Có Sao Không? Có Nên Khắc Phục Sớm? - ảnh 2
Bé cười hở lợi không phải là vấn đề nghiêm trọng nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Hãy thường xuyên theo dõi quá trình răng và xương hàm con phát triển như thế nào trong suốt thời gian trưởng thành.

Chính vì vậy, sau khi phát hiện bé cười hở lợi thì phản ứng của bố mẹ phải hết sức tự nhiên; không nên làm bé lo lắng rồi từ từ tìm cách giải quyết. Hơn nữa, theo các chuyên gia thì ở lứa tuổi còn rất nhỏ, các bé cười hở lợi vẫn chưa thể xác định được rằng khi lớn lên bé còn bị cười hở lợi hay không. Bởi vì:

+ Giai đoạn trẻ em từ 2-5 tuổi, lúc này răng và xương hàm vẫn đang phát triển; chưa hoàn thiện nên chưa thể biết chắc chắn việc tương lai bé có bị cười hở lợi hay không.

+ Ở các bé răng sữa sẽ dần dần rụng đi và được thay thế hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn, chủ yếu từ độ tuổi từ 10 – 15.

Do đó, nếu trẻ vẫn ở độ tuổi quá nhỏ thì bố mẹ cũng không nên quá lo lắng; bởi biết đâu khi lớn lên cung hàm và răng của trẻ trở nên đều đặn và lợi không bị hở thì sao.

Trường hợp nếu phụ huynh lo lắng cho tình trạng của trẻ và muốn nhận lời khuyên hữu ích; thì bố mẹ nên đưa các bé đến trực tiếp các phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và dự liệu những khả năng có thể xảy ra và đưa ra giải pháp dự phòng phù hợp.

3. Nguyên nhân bé lớn lên vẫn cười hở lợi

Sau khi trẻ đã thay răng vĩnh viễn và đến độ tuổi vị thành viên mà vẫn còn tình trạng cười hở lợi thì có thể do 3 nguyên nhân chính sau đây:

Bé cười hở lợi nguyên nhân do răng: Thông thường sau khi trẻ bước sang độ tuổi 15 trở đi; nếu thân răng trẻ quá ngắn so với mức bình thường sẽ khiến phần lợi dễ lộ hơn khi cười.

Trẻ em cười hở lợi do xương hàm: Nếu xương hàm của trẻ phát triển quá mức sẽ khiến phần răng hàm trên chìa ra ngoài (hô, vẩu) và kéo theo phần lợi lộ ra khi cười.

– Cơ môi khiến trẻ cười hở lợi: Cường cơ môi của trẻ nếu bị kéo lên quá cao cũng là nguyên nhân khiến nụ cười của trẻ bị hở lợi.

4. Bé cười hở lợi có nên khắc phục sớm?

Thông thường thì trẻ em khi còn quá nhỏ (dao động từ 2 – 5 tuổi) sẽ rất khó nhận biết dấu hiệu của tình trạng cười hở lợi. Hơn nữa đây cũng là giai đoạn răng và xương hàm của trẻ vẫn đang phát triển; thế nên việc can thiệp điều trị ở trong thời điểm này có thể sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và sự phát triển của khung xương hàm của trẻ em.

Bé Cười Hở Lợi Có Sao Không? Có Nên Khắc Phục Sớm? - ảnh 3
Bố mẹ nên theo dõi quá trình phát triển răng của trẻ đến khi trẻ thay răng vĩnh viễn để kịp thăm khám sớm và có định hướng xử lí đúng, hiệu quả, phù hợp.

Bên cạnh đó, thực tế cũng có rất nhiều trường hợp lúc nhỏ trẻ bị cười hở lợi nhưng khi lớn lên, trưởng thành lại biến mất. Do đó, khi con còn quá nhỏ thì bố mẹ không cần thiết phải thực hiện các phương pháp điều trị cười hở lợi.

Điều nên làm của bố mẹ lúc này đó là giúp con thay đổi những thói quen có thể dẫn đến tình trạng cười hở lợi như tật mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng,… Bố mẹ hãy nói và đưa ra lời khuyên mỗi ngày để con tự nhận thức được mút tay là việc không tốt.

5. Cách khắc phục cười hở lợi cho trẻ

Sau khi răng vĩnh viễn của trẻ đã được thay đầy đủ hết, trường hợp bố mẹ phát hiện con của mình có dấu hiệu cười hở lợi; hay răng hô vẩu kết hợp hở lợi thì hãy đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được Bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng và có phương án điều trị phù hợp, hiệu quả tối ưu.

Bé Cười Hở Lợi Có Sao Không? Có Nên Khắc Phục Sớm? - ảnh 4
Tùy vào từng tình trạng, mức độ hở lợi của trẻ, Bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tại Nha khoa Flora, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tình trạng cười hở lợi mà Bác sĩ sẽ chỉ định cách khắc phục cười hở lợi phù hợp, đảm bảo xử lý triệt để nụ cười hở lợi cho trẻ. Dưới đây là một số cách khắc phục cười hở lợi ở trẻ phổ biến, phụ huynh có thể tham khảo:

5.1 Chỉnh nha – niềng răng

Khi thăm khám, Bác sĩ xác định tình trạng cười hở lợi nguyên nhân do răng hô, vẩu gây ra thì niềng răng – chỉnh nha có thể sẽ là phương án phù hợp nhất. Theo đó, Bác sĩ sẽ niềng răng kết hợp với đánh lún để điều chỉnh răng về vị trí mong muốn và cải thiện triệt để tình trạng cười hở lợi. Đối với niềng răng thì độ tuổi thực hiện sẽ sớm hơn các giải pháp khác; có thể áp dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên, khi răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ.

5.2 Cắt nướu chữa cười hở lợi

Nếu nguyên nhân cười hở lợi là do nướu gây ra thì Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ 1 phần lợi bao phủ thân răng bằng dao phẫu thuật chuyên dụng; hoặc Laser hiện đại. Tuy nhiên, thường thì phương pháp này sẽ chỉ được áp dụng khi trẻ đã đủ 18 tuổi trở lên.

Đọc thêm: Phẫu thuật cười hở lợi có đau không, giá bao nhiêu?

5.3 Giảm cơ nâng ở môi

Trường hợp nếu nhóm cơ vòm môi phát triển hơn bình thường, nghĩa là cơ môi bị vén lên cao khi cười; giải pháp lúc này của Bác sĩ có thể sẽ cắt cơ nâng môi và tiêm chất làm đầy để giảm cường lực co kéo môi, đảm bảo khi cười môi chỉ kéo lên một ngưỡng nhất định. Giải pháp này cũng áp dụng cho trẻ từ 18 tuổi trở lên theo khuyến cáo của Bác sĩ.

5.4 Phẫu thuật chỉnh hàm hô

Nếu như bé cười hở lợi xuất phát từ nguyên nhân xương hàm phát triển quá mức thì phẫu thuật chỉnh hàm hô sẽ được Bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa thì phương pháp này cũng chỉ áp dụng cho trẻ từ 18 tuổi trở lên.

Bé cười hở lợi thực tế không phải là vấn đề nghiêm trọng, cũng không phải bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó, bố mẹ hãy thường xuyên theo dõi quá trình thay răng và xương hàm của con phát triển như thế nào. Trường hợp nếu phát hiện bất kỳ vấn đề, dấu hiệu trẻ bị hở lợi hay răng hô; vẩu thì hãy sớm đến cơ sở nha khoa uy tín để Bác sĩ tư vấn & chỉ định những giải pháp phù hợp.

Nha khoa Flora tự hào là địa chỉ chữa cười hở lợi uy tín nhất tại TP.HCM; đã khắc phục thành công hơn 6.900 ca mọi mức độ, bao gồm những ca cười hở lợi ở mức độ nặng, phức tạp.

Do đó, nếu bố mẹ muốn thăm khám cho con em mình sớm thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với phòng khám theo địa chỉ bên dưới. Với đội ngũ y Bác sĩ tay nghề cao, trên 15 năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp khám, tư vấn và điều trị dưới sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị; công nghệ tân tiến nhập khẩu 100% Thụy Sĩ, đảm bảo sự an toàn và chất lượng thẩm mỹ hiệu quả nhất.

Hi vọng qua bài viết trên đã giúp bố mẹ hiểu hơn về bé cười hở lợi cũng như những lời khuyên hữu ích nhất. Để đặt lịch hẹn cho trẻ em thăm khám cùng Bác sĩ CKI, xin vui lòng liên hệ qua số Hotline: 028 7305 8999 hoặc Inbox qua Fanpage, Zalo, SMS để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

.
.
.
.