Tiểu đường nên trồng răng Implant không? là câu hỏi của nhiều bạn đọc khi có người thân đang có bệnh lý nhưng muốn cấy ghép Implant. Người bị bệnh tiểu đường là bệnh lý nằm trong nhóm chống chỉ định trong cấy ghép Implant. Bởi đây là một dạng điều trị phẫu thuật có tạo vết thương. Để vết thương mau lành thì lượng máu lưu chuyển đến cần ổn định. Kính mời bạn đọc tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.
1. Khái niệm về bệnh tiểu đường
Đây là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Khiến đường huyết trong cơ thể tăng lên.
Nguyên nhân do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Bệnh tiểu đường có 2 dạng:
- Tiểu đường loại 1: Cơ thể thiếu hụt insulin để chuyển hóa glucose
- Tiểu đường loại 2: Cơ thể đề kháng với insulin, không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng
Khái niệm bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ:
- Phát triển nhiễm trùng hay lở loét
- Máu lưu thông kém
- Ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch, gan, thận, mắt… trên cơ thể người bệnh
2. Giải thích lý do bệnh tiểu đường lại ảnh hưởng tiêu cực đến cấy ghép Implant
Phương pháp cấy ghép Implant vô cùng hiện đại và đạt mức độ an toàn tuyệt đối tính đến hiện nay. Trụ Implant được cấy trực tiếp vào trong xương hàm, cần một thời gian nhất định để tích hợp. Sau đó, trụ sẽ được bao bọc bởi xương và nướu răng tựa một chân răng thật, rất tự nhiên. Nhờ thế mà trụ răng sẽ rất bền vững, chịu được áp lực cao.
Khi thực hiện bác sĩ sẽ dùng dụng cụ cắt rạch trực tiếp ở vị trí xương hàm bị mất răng. Do đó, việc chảy máu cũng như tạo vết thương là việc không thể tránh khỏi.
Lưu ý, với những trường hợp đang mắc bệnh tiểu đường thì những vết thương này lại là vấn đề khá nguy hiểm, bởi máu khó đông. Lượng máu không ổn định nên vết thương khó lành và rất dễ nhiễm trùng. Kéo theo kha khá biến chứng không mong muốn như:
- Trụ Implant không tích hợp được với xương hàm
- Dễ gãy
- Không thể thay thế được chức năng của răng thật
Bên cạnh đó, nếu vết thương bị nhiễm trùng sẽ phá hủy hoàn toàn răng Implant được cấy, biến chuyện phục hồi răng trở nên vô nghĩa. Nguy hiểm hơn là phá hủy luôn các răng lân cận và hệ thống xương hàm. Không chỉ vậy còn có nguy cơ rất cao mắc các bệnh về răng miệng như:
- Viêm nha chu
- Viêm nướu
- Đây là những tác nhân nguy hiểm làm cho vết thương bị nhiễm trùng và tạo biến chứng

3. Vậy có bệnh tiểu đường nên trồng răng Implant không?
Qua các phân tích ở trên, bạn có thể thấy với người bị bệnh tiểu đường cấy Implant khá nguy hiểm. Do những nguyên nhân sau:
- Máu chảy ra nhiều
- Cơ thể dễ nhiễm trùng
- Vết thương lâu lành
- Implant bị đào thải
Tuy nhiên, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể thực hiện cấy ghép Implant. Nhưng cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Khám tổng quát tại Nha Khoa (chụp CT Conebeam để đánh giá chi tiết nhất về mật độ xương và tình trạng tại vị trí cần cấy ghép răng)
- Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hoá
Nếu được kiểm soát tốt tình hình bệnh thì khả năng được cho phép cấy ghép răng là rất cao. Cụ thể, mức đường huyết đạt ở mức an toàn với người bệnh tiểu đường là:
- Đường huyết lúc đói là 90-130mg/dl
- Đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 180mg/dl
- Đường huyết trước khi ngủ là 110mg/dl

Chỉ cần sau khi xét nghiệm đầy đủ và đáp ứng được các chỉ tiêu trên, kết quả cấy ghép sẽ giống như người có sức khỏe bình thường.
Như vậy, bài viết trên đã giải thích thành công câu hỏi: “Tiểu đường nên trồng răng Implant không?”. Hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc và có một quyết định sáng suốt cho chính bản thân mình hoặc người thân. Đừng ngần ngại đến Nha Khoa Flora kiểm tra sức khỏe tổng quan hoàn toàn miễn phí với những thiết bị y khoa tân tiến hiện đại nhé. Nha Khoa Flora xin cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này.