Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được như bình thường?

Tư vấn chuyên môn bài viết: BÁC SĨ NGUYỄN ĐẮC MINH

Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Flora

Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Đặt lịch hẹn Xem hồ sơ

Ăn uống là quá trình không thể thiếu ở mỗi người, vậy sau khi bọc răng sứ bao lâu thì ăn được? Nên ăn gì và kiêng gì sau khi bọc sứ? Bài viết này của Nha khoa Flora sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chuẩn xác!

1. Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được?

Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được? Thông thường thời gian thích nghi sau khi bọc răng sứ như sau:

1 – 2 giờ đầu: Hạn chế ăn uống để cơ thể làm quen với răng mới, tránh rơi rớt hoặc ê buốt.

24 – 48 giờ: Có thể ăn uống bình thường.

bọc răng sứ bao lâu thì ăn được - ảnh 1
Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được? – Thông thường, sau khi bọc răng sứ, bạn có thể ăn uống bình thường sau 24 – 48 tiếng.

Yếu tố ảnh hưởng thời gian ăn uống sau bọc sứ:

– Quy trình thực hiện: Đảm bảo kỹ thuật và chỉ định chính xác giúp rút ngắn thời gian thích nghi.

– Chất lượng răng sứ: Răng sứ giả, kém chất lượng có thể gây khó khăn trong ăn uống, dễ gây biến chứng.

Lời khuyên cho bạn:

– Lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo chất lượng dịch vụ bọc răng sứ.

– Không ham rẻ mà chọn địa chỉ kém chất lượng, ảnh hưởng sức khỏe và tốn kém chi phí.

Chú ý:

– Nên sử dụng thức ăn mềm, dễ nhai trong thời gian đầu.

– Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, tái khám định kỳ theo hướng dẫn của nha sĩ.

Có thể ăn ngay sau khi bọc răng sứ hay không? – Câu trả lời là Có thể; nhưng tốt nhất bạn nên hạn chế ăn trong vòng 1 – 2 giờ đầu sau bọc sứ để răng sứ kịp thích nghi. Và tránh thực phẩm cứng, dai hoặc quá nóng/lạnh trong vòng 24 – 48 giờ đầu.

2. Bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không?

Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh cho biết sau khi bọc răng sứ bạn có thể ăn uống như bình thường; tuy nhiên nên chọn những thực phẩm mềm, loãng như cháo, súp, bún… và nhai nhẹ nhàng trong vòng 48 giờ đầu tiên để quen với cảm giác mới khi dùng răng sứ.

bọc răng sứ bao lâu thì ăn được - ảnh 2
Bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không? – Câu trả lời là Có, bởi răng sứ có độ cứng tương đương răng thật.

3. Các biến chứng có thể xảy ra sau bọc sứ

Dưới đây là một số rủi ro, biến chứng có thể xảy ra sau khi bọc răng sứ (thường xuất hiện ở các nha khoa kém uy tín, khách hàng sử dụng các loại răng sứ không rõ nguồn gốc,…)

– Đau nhức, ê buốt kéo dài: Do răng sứ không tương thích, cấn vào nướu hoặc kỹ thuật mài cùi răng sai kỹ thuật.

– Tụt lợi chân răng: Răng sứ không khít sát, tạo khe hở cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nướu và tụt lợi.

– Hôi miệng, viêm lợi: Vi khuẩn tích tụ do khách hàng vệ sinh răng miệng kém hoặc chọn răng sứ không phù hợp.

– Viêm tủy, hỏng răng gốc: Thực hiện sai kỹ thuật, mài cùi quá nhiều gây tổn thương tủy răng.

– Vỡ, mẻ răng sứ: Do chất liệu răng sứ kém chất lượng, chịu lực kém hoặc do va đập mạnh.

– Lệch khớp cắn: Răng sứ không được điều chỉnh khớp cắn chính xác sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

Để tránh những biến chứng này, bạn cần lưu ý:

– Lựa chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và giàu kinh nghiệm.

– Sử dụng chất liệu răng sứ cao cấp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

– Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau khi bọc sứ.

– Tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng răng sứ.

Xem thêm:

Răng sứ có bị mòn không?

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn phải làm sao?

Bọc răng sứ bị ê buốt do đâu?

4. Hướng dẫn ăn uống khoa học sau khi bọc răng sứ

Bên cạnh chăm sóc răng miệng đúng cách thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì hiệu quả sau khi bọc răng sứ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về những món nên ăn và nên kiêng để nụ cười của bạn luôn rạng rỡ:

bọc răng sứ bao lâu thì ăn được - ảnh 3
Ăn uống khoa học sau khi bọc răng sứ giúp duy trì tuổi thọ của răng sứ và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

4.1 Nên ăn gì sau khi bọc răng sứ?

– Trái cây: Táo, dâu tây,… giúp làm sạch răng tự nhiên, bổ sung vitamin.

– Thực phẩm giàu canxi: Cá, phô mai, trứng, thịt nạc, rau xanh, sữa,… giúp răng chắc khỏe.

– Thức ăn mềm, lỏng: Cháo, súp, sữa chua,… giúp giảm áp lực lên răng sứ.

– Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, bưởi,… tăng cường sức đề kháng.

– Nước: Uống đủ nước giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa.

4.2 Nên kiêng gì sau khi bọc sứ?

– Thức ăn nóng, lạnh, cứng: Gây mẻ, vỡ, ê buốt răng sứ.

– Thức ăn nhiều đường: Bánh, kẹo ngọt, chocolate,… ảnh hưởng răng miệng.

– Trái cây chua: Gây mòn men răng, ảnh hưởng độ bền răng sứ.

– Bia rượu, nước có màu: Gây hư tổn, nhiễm màu răng sứ.

– Thực phẩm có màu: Cà phê, nước ngọt,… làm xỉn màu răng.

5. Răng sứ có bị bong tróc hay nứt vỡ khi ăn thức ăn cứng hay không?

Răng sứ có thể chịu được thức ăn cứng, nhưng độ bền của nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

1. Chất liệu:

– Mão sứ kim loại: Độ bền cao, ít nứt vỡ khi ăn thức ăn cứng.

– Mão sứ toàn sứ: Thẩm mỹ cao, độ bền cao và tương thích sinh học tốt.

2. Kỹ thuật nha khoa:

Quá trình mài cùi chính xác sẽ giúp mão sứ khít sát, giảm nguy cơ bong tróc khi ăn nhai.

3. Lực nhai:

Nếu bạn có thói quen nhai mạnh hoặc nghiến răng, nguy cơ mão sứ bị bong tróc hay nứt vỡ sẽ cao hơn.

4. Chăm sóc răng miệng:

Vệ sinh kỹ lưỡng giúp ngăn ngừa mảng bám, vi khuẩn; bảo vệ mão sứ và nướu, giúp nâng cao tuổi thọ răng sứ.

5. Loại thức ăn:

Ăn thức ăn quá cứng hoặc dai thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mão sứ bị bong tróc hay nứt vỡ.

Xem thêm:

Có nên súc nước muối sau khi bọc răng sứ?

Bảng giá bọc răng sứ tại Nha khoa Flora

6. Cách vệ sinh răng miệng sau bọc sứ

Để răng sứ giữ được màu sắc trắng trong và chắc khỏe như ban đầu trong thời gian dài, bạn nên chăm sóc vệ sinh răng miệng khoa học như sau:

bọc răng sứ bao lâu thì ăn được - ảnh 4
Cách vệ sinh răng miệng sau bọc sứ như thế nào?

1. Chải răng:

– Thực hiện ít nhất 2 lần/ngày, sau mỗi bữa ăn 30 phút.

– Chải dọc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài nhẹ nhàng.

– Sử dụng bàn chải mềm và máy tăm nước (nếu có).

2. Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng:

– Giúp loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa, ngăn ngừa bệnh lý răng miệng.

– Hạn chế dùng tăm xỉa bằng tre để tránh tổn thương nướu và chân răng.

3. Hạn chế hút thuốc lá:

Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xỉn màu, ố vàng răng sứ mất thẩm mỹ; thế nên bạn cần hạn chế tối đa.

4. Ăn uống cân bằng:

Trong mỗi bữa ăn, bạn nên chia đều lực nhai 2 hàm để giảm áp lực lên răng sứ, đồng thời phòng tránh lệch hàm.

5. Khám răng miệng định kỳ:

– Cách này giúp bạn phát hiện sớm vấn đề và xử lý kịp thời, bảo vệ răng sứ nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung.

– Bác sĩ dễ dàng kiểm tra độ cứng, viền nướu của răng sứ có ôm sát nướu hay không…

Với những kiến thức trên hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bọc răng sứ bao lâu thì ăn được? Đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Flora qua số Hotline: 028 7305 8999 hoặc Inbox qua Fanpage, Zalo, SMS để được Bác sĩ hỗ trợ miễn phí nhé!

.
.
.
.