Bọc Răng Sứ Bị Ê Buốt: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục

Tư vấn chuyên môn bài viết: BÁC SĨ NGUYỄN ĐẮC MINH

Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Flora

Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Đặt lịch hẹn Xem hồ sơ

Bọc răng sứ bị ê buốt thực tế không phải là trường hợp hiếm gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy cách khắc phục hiện tượng đau buốt, khó chịu sau khi bọc sứ như thế nào? Hãy cùng Nha Khoa Flora tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

1. Bọc răng sứ bị ê buốt do đâu?

Theo Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh, tình trạng răng sứ bị ê buốt, nhạy cảm sau khi bọc có thể xuất hiện trong 1 – 2 tuần đầu tiên. Điều này là bình thường nên bạn không cần quá lo lắng, bởi chúng sẽ giảm dần và hết hẳn sau đó. Tuy nhiên, nếu như cảm giác khó chịu ngày càng tăng và kéo dài nhiều ngày; thì bạn nên liên hệ ngay với Bác sĩ để được thăm khám và có phương án khắc phục kịp thời.

Bọc răng sứ bị ê buốt - ảnh 1
Bọc răng sứ bị ê buốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cùng Nha khoa Flora khám phá nhé!

Bọc răng sứ bị ê buốt, đau buốt hay làm răng sứ bị đau nhức có thể do các nguyên nhân phổ biến sau đây, bạn có thể tham khảo nhé!

1.1 Bọc sứ bị đau buốt do nướu răng chưa kịp thích nghi

Sau khi làm răng sứ bị ê buốt, mới bọc răng sứ bị ê buốt có thể do nướu răng của bạn chưa kịp thích nghi với chất liệu mới. Với trường hợp này thì bạn có thể an tâm, bởi chúng sẽ giảm dần và hết hẳn chỉ một vài tuần sau đó (khi nướu đã thích nghi hoàn toàn với răng sứ).

1.2 Bọc sứ ê buốt do tủy răng chưa điều trị triệt để

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bọc sứ xong bị đau buốt ở nhiều người. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả và phòng tránh tình trạng đau, khó chịu sau khi bọc sứ thì Bác sĩ cần phải điều trị tủy răng trước nếu bệnh nhân đang bị viêm tủy. Do vậy, nếu như bệnh lý này chưa được điều triệt dứt điểm; nhưng vẫn lắp mão răng sứ lên thì khó tránh khỏi tình trạng ê buốt sau khi mài răng bọc sứ.

Bọc răng sứ bị ê buốt - ảnh 2
Bọc sứ ê buốt do tủy răng chưa điều trị triệt để

1.3 Bọc răng sứ bị ê buốt do keo nha khoa bị lỏng

Ê buốt sau khi bọc sứ cũng có thể do keo nha khoa bị lỏng. Thông thường thì mão sứ và răng thật sẽ được gắn kết với nhau bằng một loại keo nha khoa chuyên dụng. Tuy nhiên, nếu như có sai sót, phần keo này rất dễ bị lỏng và rò rỉ ra bên ngoài khiến răng bọc sứ bị ê buốt.

1.4 Răng sứ lắp sai lệch gây ê buốt, khó chịu

Bọc răng sứ bị ê buốt có thể do tay nghề người thực hiện kém chuyên môn. Thực tế khi mão răng sứ lắp bị lệch, không chuẩn khớp cắn thì sẽ khiến lực nhai bị đổ dồn lên thân răng sứ; lúc này làm tăng áp lực lên chân răng thật tạo cảm giác đau nhức, ê buốt khi ăn nhai.

Bọc răng sứ bị ê buốt - ảnh 3
Răng sứ lắp sai lệch gây ê buốt, khó chịu

1.5 Sử dụng răng sứ kém chất lượng gây ê buốt

Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều loại răng sứ, trong đó có hàng chính hãng chất lượng tốt; nhưng cũng có khá nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, hàng nhái,… Vì vậy, nếu như bạn sử dụng răng sứ dỏm, giá rẻ thì rất dễ tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có tình trạng đau buốt sau khi bọc răng sứ, nhất là khi ăn uống đồ nóng, lạnh.

Bọc răng sứ bị ê buốt - ảnh 4
Sử dụng răng sứ kém chất lượng gây ê buốt
Nhanh tay liên hệ với Flora để nhận ưu đãi Dịch vụ Dịch vụ bọc răng sứ, giảm giá lên đến 70% tại Hệ thống Nha Khoa Flora ngay bây giờ!

2. Ê buốt sau bọc răng sứ sẽ kéo dài bao lâu?

Bọc răng sứ xong bị ê buốt sẽ kéo dài trong bao lâu? làm răng sứ bao lâu thì hết ê buốt là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế thì bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ khác nhau trong các khoảng thời gian khác nhau sau khi bọc sứ. (có người chỉ một vài ngày, có người lâu hơn). Dĩ nhiên cũng có nhiều bệnh nhân không gặp phải tình trạng ê buốt sau bọc răng sứ.

Nhìn chung khi bị ê buốt thì người bệnh sẽ nhạy cảm với thức ăn và đồ uống nóng, lạnh; hoặc nhạy cảm khi ăn trong một hoặc hai tuần đầu tiên sau khi bọc răng. Tuy nhiên, hiện tượng ê buốt sau khi bọc sứ vẫn có thể kéo dài nhiều ngày sau khi thực hiện.

Xem thêm:

Bọc răng sứ có đau không?

Bọc răng sứ có tốt không?

Bọc răng sứ giá bao nhiêu?

3. Tại sao răng sứ bị ê buốt khi uống đồ lạnh?

Thực tế thì bọc răng sứ bị ê buốt sau khi uống đồ lạnh, nước đá sau khoảng thời gian từ 2 – 3 ngày là hoàn toàn bình thường. Bởi lúc này nướu răng vẫn chưa kịp thích nghi. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau buốt kéo dài khi sử dụng đồ lạnh và không có dấu hiệu thuyên giảm; thì bạn nên gặp Bác sĩ ngay để được khám và có cách xử lý phù hợp.

Một số nguyên nhân khiến răng sứ bị ê khi uống lạnh phổ biến:

– Điều trị tủy không triệt để trước khi bọc răng sứ

– Cùi răng thật mài quá nhiều, dẫn đến răng bị nhạy cảm

– Kỹ thuật bọc răng sứ không đúng

– Răng của bệnh nhân quá nhạy cảm

Xem thêm:

Bọc răng sứ không cần mài răng là gì?

Quy trình bọc răng sứ diễn ra thế nào?

Bọc răng sứ duy trì được bao lâu?

4. Cách khắc phục răng sứ bị ê buốt sau khi thực hiện?

Bọc răng sứ bị ê buốt phải làm sao? Cách xử lý như thế nào? Lời khuyên dành cho bạn đó là nên gặp Bác sĩ sớm để được khám, tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị triệt để, an toàn.

Bọc răng sứ bị ê buốt - ảnh 5
Cách khắc phục răng bị ê buốt sau khi bọc sứ tốt nhất là bạn nên thăm khám với Bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Trường hợp nếu bạn chưa có thời gian đến gặp Bác sĩ ngay; hoặc đang vào buổi đêm thì cũng có thể áp dụng một số cách sau để làm giảm nhanh cảm giác ê buốt sau khi bọc sứ:

4.1 Uống thuốc giảm đau

Bọc răng sứ bị ê buốt nên làm gì? – Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để làm dịu nhanh cảm giác khó chịu; đảm bảo sinh hoạt thoải mái và không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bản thân.

4.2 Súc miệng nước muối

Đây cũng là một gợi ý dành cho bạn để làm giảm cơn đau buốt sau khi bọc răng sứ. Bởi nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn, hạn chế tình trạng ê buốt do viêm nhiễm răng. Để thực hiện, bạn hãy pha khoảng 2 thìa muối vào nước ấm, sau đó khuấy đều cho tan muối là có thể súc miệng được. Hoặc cũng có thể mua nước muối sinh lý bán ngoài tiệm thuốc để sử dụng.

4.3 Chườm đá lạnh giảm đau

Phương pháp này được rất nhiều người áp dụng để giảm đau, ê buốt sau khi bọc răng sứ. Thực hiện đơn giản bằng cách lấy 1 ít đá bỏ vào khăn sạch rồi đặt vào khu vực gần răng sứ. Lưu ý không nên chườm đá trực tiếp vào vị trí răng sứ, bởi có thể làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

4.4 Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Để đảm bảo sức khỏe răng miệng và làm dịu cơn đau sau khi bọc sứ, bạn nên duy trì thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách. Nên đánh răng nhẹ nhàng mỗi ngày hai lần, dùng chỉ nha khoa thường xuyên và tránh ăn thức ăn; đồ uống và nước ngọt có chứa đường.

4.5 Dùng kem đánh răng chuyên dụng

Bạn có thể sử dụng kem đánh răng chuyên dùng cho răng nhạy cảm, ê buốt để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn sau khi bọc sứ. Những sản phẩm này thường có sẵn trên thị trường và đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm sự khó chịu và cường độ đau.

4.6 Ăn nhai cẩn thận, tránh đồ cứng dai

Khi bị ê buốt sau khi bọc sứ, bạn không nên sử dụng các thực phẩm cứng, dai để tránh tác động lực gây đau nhức thêm. Thay vào đó, bạn nên ăn đồ mềm, loãng, dễ nuốt như cháo, súp, bún, sinh tố, rau xanh,…

Xem thêm:

Nên bọc răng sứ loại nào tốt?

Bọc răng sứ có hôi miệng không?

Khi nào nên bọc răng sứ để đảm bảo an toàn?

5. Bí quyết chăm sóc răng đúng cách sau khi bọc sứ

Để giúp răng luôn ở trạng thái chắc khỏe, phòng tránh đau ê buốt và duy trì tuổi thọ răng sứ dài lâu; bạn nên duy trì những thói quen theo hướng dẫn của Bác sĩ như sau:

– Chải răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày vào sáng tối và sau mỗi bữa ăn 30 phút. Tránh chải răng theo chiều ngang mà phải chải dọc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

– Nên chải răng với bàn chải lông mềm, có thể sử dụng thêm máy tăm nước để hạn chế những tổn thương cho răng, nhất là răng sứ.

– Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ hiệu quả thức ăn thừa trong khoang miệng. Không nên sử dụng tăm xỉa vì nướu và chân răng sẽ dễ bị tổn thương.

– Hạn chế sử dụng thuốc lá đến mức thấp nhất (tốt nhất là bạn nên bỏ luôn); bởi nó sẽ khiến răng sứ trở nên xỉn màu, ố vàng gây mất thẩm mỹ; đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

– Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, bạn nên trải đều lực nhai ở cả 2 hàm để răng sứ không phải chịu lực tác động quá lớn.

– Nếu bạn đang có thói quen nghiến răng khi ngủ, thì nên đeo máng chống nghiến; hoặc tham khảo ý kiến của Bác sĩ để cải thiện tình trạng này hiệu quả. Tránh để ảnh hưởng đến chất lượng của răng sứ.

– Dành thời gian khám răng định kỳ 1 năm/ 2 lần để sớm phát hiện những vấn đề bất thường của răng miệng, từ đó có giải pháp khắc phục kịp thời. Đặc biệt, Bác sĩ sẽ kiểm tra độ cứng chắc của răng sứ, viền răng sứ có ôm sát nướu chưa; răng sứ có bị sứt mẻ, hư hỏng gì không,…

Trên đây là toàn bộ kiến thức giải đáp cho thắc mắc bọc răng sứ bị ê buốt nguyên nhân do đâu và cách khắc phục an toàn, hiệu quả. Để được Bác sĩ tại Nha khoa Flora thăm khám miễn phí, bạn có thể liên hệ qua số Hotline: 028 7305 8999 hoặc Inbox qua Fanpage, Zalo, SMS để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Nhanh tay liên hệ với Flora để nhận ưu đãi Dịch vụ Dịch vụ bọc răng sứ, giảm giá lên đến 70% tại Hệ thống Nha Khoa Flora ngay bây giờ!
.
.
.
.