CÁCH DÙNG CHỈ NHA KHOA ĐÚNG CÁCH

Nha sĩ thường khuyên chúng ta nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng. Vậy dùng dụng cụ này sao cho đúng cách, hãy cùng đọc bài viết dưới đây từ nha khoa Flora nhé.

1/ Nguồn gốc

Chỉ nha khoa được nhắc đến lần đầu tiên từ năm 1819 bởi nha sĩ người Mỹ tên Levi Spear Parmly. Năm 1962, dụng cụ được cấp bằng sáng chế lần đầu tiên bởi Asahel M.Shurtleff, có hình thức gần giống với các loại chỉ hiện nay.

Chỉ tơ nha khoa là sợi dây mảnh, mềm, độ đàn hồi tốt, được làm từ nylon hoặc nhựa. Chỉ tơ được phân chia thành 2 loại:

  • Đa sợi: được làm từ nhiều sợi nylon mảnh nhỏ, được bao phủ sáp hoặc không, có mùi thơm mát nhẹ, khá mảnh, đàn hồi tốt, dễ bị tưa và rách các sợi chỉ nhỏ khi thực hiện.
  • Đơn sợi (còn được gọi là chỉ PTFE): được làm từ 1 sợi nhựa PTFE khá mảnh, khá trơn, đường kính nhỏ, dễ trượt qua kẽ răng, kể cả những kẽ răng hẹp, không dễ bị tưa khi sử dụng.

Trên thị trường hiện nay có bán 2 dạng:

Chỉ nha khoa
Chỉ dạng cuộn
  • Dạng cuộn tròn trong hộp nhỏ, người dùng có thể cắt ra theo độ dài phù hợp với răng và khuôn miệng của mình.
chỉ nha khoa
Chỉ dạng tăm
  • Dạng tăm với sợi chỉ ngắn được gắn cố định trên một cung nhỏ hình chữ C.

Tuỳ theo thói quen và sở thích, mỗi người có thể lựa chọn loại chỉ phù hợp không gây tổn hại nướu răng trong quá trình sử dụng.

Tất cả mọi người đều nên sử dụng chỉ nha khoa, kể cả trẻ em để loại bỏ mảng bám thức ăn thừa ở giữa các kẽ răng mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch được. Từ đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và sự tích tụ các mảng bám trên răng. Dùng chỉ nha khoa, chúng ta có thể kiểm soát và làm sạch từng chiếc răng một, phòng ngừa hiệu quả các bệnh về nướu răng.

2/ Cách dùng chỉ nha khoa đúng cách

Cắt một đoạn chỉ dài khoảng 30 – 45 cm để thoải mái dịch chuyển giữa các khe răng.

Cách kiểm soát chỉ:

Quấn chặt sợi chỉ vào giữa của 2 tay và giữ lại bằng ngón cái. Nên sử dụng ngón tay cái cho hàm răng trên, ngón giữa cho hàm răng dưới.

Hàm trên: Đặt 2 ngón cái cách nhau khoảng 2 – 5cm, đưa chỉ nha khoa vào kẽ răng, một ngón tay cái đứng yên và ngón cái kia thực hiện chuyển động lên, xuống dọc theo các răng, tạo thành chuyển động nhẹ nhàng loại bỏ vi khuẩn ra khỏi kẽ răng.

Hàm dưới: Một ngón tay giữa giữ đứng yên, ngón giữa còn lại dịch chuyển lên, xuống giữa các răng, tương tự như hàm trên.

Tuỳ vào số lượng mảng bám ở trên răng nhiều hay ít, thì thời lượng để làm sạch quá trình bằng chỉ nha khoa mất 1 phút.

Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi đánh răng và nên súc miệng bằng nước súc miệng sau khi thực hiện xong.

Nếu cảm thấy thao tác khi dùng chỉ nha khoa dạng cuốn quá khó thì bạn có thể sử dụng nha khoa dạng tăm sẽ dễ dàng hơn.

Chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa đúng cách

3/ Hậu quả nếu sử dụng không đúng cách

Dùng lực quá mạnh để vệ sinh răng: Nhiều người không quen nên dùng lực quá mạnh, sợi chỉ nha khoa cọ sát với nướu là rách nướu gây tổn thương mô mềm, dẫn đến chảy máu hoặc tách chân bám vào nướu với răng.

Tiết kiệm quá mức: Một đoạn chỉ ngắn nên được sử dụng để vệ sinh từng kẽ răng. Một số người vì quá tiết kiệm mà dùng chung một đoạn chỉ cho tất cả các kẽ răng. Từ đó vi khuẩn lây lan ra diện rộng, dễ gây tình trạng hôi miệng. Nha sĩ khuyến cáo nên sử dụng độ dài trên 30 cm để dễ dàng kiểm soát.

Dùng sợi chỉ to và xơ cứng: Sợi chỉ to, xơ cứng không khác gì tăm xỉa răng, nếu bạn dùng lâu ngày răng có thể bị thưa. Bạn nên lựa chọn sợi chỉ mảnh, nhỏ, mềm để tránh tổn thương men răng và răng sẽ không bị thưa nhé.

Nha khoa Flora hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách chỉ nha khoa và vệ sinh răng miệng một cách hiệu quả nhất để hàm răng của bạn luôn khoẻ, trắng đẹp, tự tin.

.
.
.
.