Top 3 cách điều trị khớp cắn ngược hiệu quả

Tư vấn chuyên môn bài viết: BÁC SĨ NGUYỄN ĐẮC MINH

Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Flora

Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Đặt lịch hẹn Xem hồ sơ

Khớp cắn ngược là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, không những ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn các biến chứng đến sức khỏe. Cùng Nha khoa Flora tìm hiểu cách điều trị cũng như chi phí cụ thể của từng phương pháp qua bài viết này nhé!

I. Khái niệm về khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược là gì? Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh cho biết khớp cắn ngược (hay còn gọi răng móm/mặt lưỡi cày) là tình trạng răng hàm dưới chìa ra ngoài quá nhiều so với tiêu chuẩn. Sự sai lệch khớp cắn này không chỉ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt, nụ cười; mà còn tác động đến chức năng ăn nhai và phát âm của người gặp phải.

khớp cắn ngược - ảnh 1
Khớp cắn ngược hay còn gọi là móm là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước quá mức, xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào trong.

Dấu hiệu của khớp cắn ngược:

– Hàm răng dưới chìa ra ngoài nhiều hơn so với bình thường.

– Khi cắn chặt răng, răng cửa hàm trên bị che khuất bởi răng cửa hàm dưới.

– Khuôn mặt mất cân đối, cằm đưa ra phía trước.

– Khó khăn trong việc ăn nhai và phát âm.

Phân loại:

– Khớp cắn ngược do răng: Do răng cửa hàm trên mọc muộn hoặc do thói quen xấu.

– Khớp cắn ngược do xương: Do sự phát triển bất thường của xương hàm.

Khớp cắn ngược (răng móm) là một vấn đề cần được phát hiện và điều trị kịp thời để đảm bảo chức năng ăn nhai; thẩm mỹ khuôn mặt và sự phát triển toàn diện của trẻ về sau.

Lưu ý:

– Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm tình trạng khớp cắn ngược.

– Có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa như tập cho trẻ bỏ thói quen xấu, bú sữa mẹ, cắn mút ngón tay thường xuyên,…

Xem thêm VIDEO chi tiết về khớp cắn chuẩn TẠI ĐÂY

II/ Chẩn đoán khớp cắn ngược

Việc chẩn đoán khớp cắn ngược ban đầu khá quan trọng, điều này giúp Bác sĩ xác định mức độ sai lệch khớp cắn cụ thể của mỗi người và lập kế hoạch điều trị chính xác.

1. Khám lâm sàng:

Bác sĩ thường hỏi về tiền sử bệnh lý, thói quen sinh hoạt và triệu chứng của bạn và kiểm tra:

– Vị trí của hai hàm răng khi cắn lại

– Mức độ sai lệch khớp cắn

– Hình dạng và kích thước của răng

– Chức năng khớp thái dương hàm

– Khuôn mặt và cấu trúc xương hàm

2. Chụp X-quang:

Bước này sẽ giúp bác sĩ đánh giá mối quan hệ giữa các xương hàm và hộp sọ và nhìn thấy toàn bộ hàm răng và xương hàm.

3. Chụp CT Cone Beam:

Công nghệ tiên tiến này cung cấp cho Bác sĩ hình ảnh 3D chi tiết của răng, xương hàm và các cấu trúc xung quanh của bệnh nhân. Từ đó xác định chuẩn xác mức độ sai lệch khớp cắn.

Xem thêm: Khớp cắn đối đầu là gì? Tác hại và Cách điều trị

III/ Nguyên nhân gây khớp cắn ngược

Theo nghiên cứu cho thấy khớp cắn ngược có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

3.1 Yếu tố di truyền

Cấu trúc và sự phát triển của xương hàm, thứ tự mọc răng chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố di truyền. Do đó, nếu gia đình bạn có người bị khớp cắn ngược, nguy cơ bạn gặp phải tình trạng này cũng cao hơn.

Bên cạnh đó, các hội chứng di truyền như Rabson-Mendenhall, Binder nghiêm trọng, Treacher Collin, to đầu chi cũng có thể dẫn đến khớp cắn ngược.

3.2 Yếu tố môi trường

Một số yếu tố môi trường có thể tác động đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời; có thể khiến tình trạng khớp cắn ngược trở nên nghiêm trọng hơn. Những yếu tố đó bao gồm:

khớp cắn ngược - ảnh 2
Nguyên nhân gây khớp cắn ngược là gì?

– Thói quen thở bằng miệng: Khi trẻ gặp khó khăn trong việc thở mũi do viêm VA hoặc bệnh đường hô hấp, chúng buộc phải thở bằng miệng. Lượng oxy không đủ cung cấp cho cơ thể khiến xương hàm trên kém phát triển, dẫn đến khớp cắn ngược.

– Vị trí lưỡi không đúng: Nếu trẻ có thói quen đẩy lưỡi ra phía trước, lưỡi sẽ tạo áp lực lên xương hàm trên, cản trở sự phát triển của nó; đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xương hàm dưới, dẫn đến răng móm.

3.3 Chấn thương, tai nạn

Chấn thương do tai nạn hoặc va đập mạnh vào vùng mặt có thể gây gãy xương hàm. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, tình trạng này có thể dẫn đến khớp cắn ngược.

IV/ Tác hại của khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược có nguy hiểm không? Răng móm gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ khuôn mặt, ăn nhai; sinh hoạt, tinh thần và tiềm ẩn một số biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

khớp cắn ngược - ảnh 3
Tác hại của khớp cắn ngược như thế nào?

– Yếu tố thẩm mỹ: Khớp cắn ngược khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối, già nua và thiếu tự tin. Mặt khác ánh nhìn soi mói hay những lời trêu chọc từ người xung quanh có thể khiến người mắc phải tình trạng này tự ti, sống thu mình và ngại giao tiếp.

– Cản trở chức năng ăn nhai: Khả năng nghiền nát thức ăn bị ảnh hưởng đáng kể do khớp cắn ngược, dẫn đến việc ăn uống trở nên khó khăn. Hệ tiêu hóa cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi thức ăn không được nhai kỹ.

– Yếu tố sinh hoạt: Mặt lưỡi cày gây ra nhiều bất tiện trong việc phát âm, ảnh hưởng đến giao tiếp và chất lượng cuộc sống của người gặp phải. Bước vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn; dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh lý như sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu

>> Hệ lụy sức khỏe tiềm ẩn: Răng móm không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai; mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

– Bệnh lý đường ruột: Do thức ăn không được nhai kỹ, hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.

– Bệnh tim mạch: Khớp cắn ngược ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

– Đau buốt nửa đầu: Khớp cắn ngược có thể gây ra các cơn đau buốt nửa đầu do ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

>> Khớp cắn ngược là một vấn đề không thể xem nhẹ, vì vậy bạn nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời; tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

V/ Cách điều trị khớp cắn ngược hiệu quả

Điều trị khớp cắn ngược là việc làm cần thiết và nên tiến hành sớm để đảm bảo kết quả tối ưu; ngăn ngừa những rủi ro do khớp cắn ngược gây ra cho sức khỏe. Hơn hết là giúp khớp cắn trở lại bình thường, cười đẹp hơn, tự tin trong giao tiếp và nâng cao chất lượng cuộc sống.

khớp cắn ngược - ảnh 4
Cách điều trị khớp cắn ngược hiệu quả

Tại Nha khoa Flora, tùy vào tình trạng khớp cắn ngược cũng như khả năng tài chính của mỗi người; đội ngũ Bác sĩ hơn 10 năm kinh nghiệm sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị khớp cắn ngược được sử dụng phổ biến là: phẫu thuật, niềng răng và bọc răng sứ.

5.1 Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉnh hình răng miệng là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị khớp cắn ngược do xương. Phương pháp này giúp chỉnh sửa cấu trúc xương hàm, tạo sự hài hòa cho khuôn mặt và cải thiện chức năng ăn nhai. Đây là kỹ thuật đòi hỏi Bác sĩ tiến hành phải có trình độ cao, giàu kinh nghiệm và hỗ trợ bởi các thiết bị hiện đại.

5.2 Niềng răng

Niềng răng là phương pháp hiệu quả được áp dụng cho hầu hết các trường hợp khớp cắn ngược do răng, từ mức độ đơn giản đến phức tạp. Phương pháp này sử dụng các khí cụ chuyên dụng như mắc cài, dây cung, bộ khay niềng trong suốt… để tạo lực tác động lên răng; giúp di chuyển răng theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Niềng răng chỉnh nha mang lại nhiều lợi ích vượt trội:

– Sắp xếp răng đều đặn, cân đối.

– Khớp cắn hai hàm được đưa về tỷ lệ chuẩn xác.

– Gương mặt trở nên hài hòa, trẻ trung.

– Cải thiện chức năng ăn nhai và phát âm.

– Vệ sinh răng miệng dễ dàng.

– Bảo tồn răng gốc tối đa, không mài răng.

– Kết quả điều trị có thể duy trì trọn đời.

Lời khuyên:

Độ tuổi niềng răng lý tưởng nhất là 12 – 16 tuổi, khi răng và xương hàm vẫn đang phát triển. Niềng răng trong giai đoạn này giúp rút ngắn thời gian điều trị và đạt hiệu quả tối ưu.

Niềng răng khớp cắn ngược càng muộn thì thời gian điều trị càng kéo dài và kỹ thuật sẽ phức tạp hơn. Do vậy, bạn nên đến gặp Bác sĩ sớm để được khám, tư vấn và lựa chọn thời điểm niềng răng phù hợp nhất.

5.3 Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là một sự lựa chọn phù hợp cho những trường hợp khớp cắn ngược nhẹ do răng. Phương pháp này giúp:

– Cải thiện màu sắc và hình dạng răng.

– Tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

– Thời gian thực hiện nhanh chóng.

Tuy nhiên, bọc răng sứ chỉ áp dụng cho các trường hợp khớp cắn ngược nhẹ và cần mài cùi răng thật.

VI/ Chi phí chữa khớp cắn ngược

Tham khảo trước chi phí điều trị khớp cắn ngược sẽ giúp bạn chủ động hơn khi thực hiện. Đồng thời có thể cân nhắc với tài chính hiện có của bản thân để có sự lựa chọn phù hợp.

Thực tế thì chữa khớp cắn ngược bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp mà bạn thực hiện. Cụ thể:

6.1 Chi phí niềng răng khớp cắn ngược

Niềng răng là giải pháp hiệu quả cho khớp cắn ngược nguyên nhân do răng. Chi phí niềng răng phụ thuộc chính vào loại khí cụ sử dụng và chính sách của mỗi nha khoa.

Tại Nha khoa Flora, bạn sẽ được Bác sĩ thăm khám và chụp phim để xác định nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược. Sau đó bạn sẽ được tư vấn chi tiết từng loại chỉnh nha, bao gồm chi phí.

Niềng răng khớp cắn ngược giá bao nhiêu? Hiện nay chi phí niềng răng tại Hệ thống Nha khoa Flora đang dao động từ 35 triệu – 120 triệu đồng/tùy phương pháp.

6.2 Chi phí phẫu thuật khớp cắn ngược

Phẫu thuật là phương pháp điều trị khớp cắn ngược nguyên nhân do xương hàm tối ưu. Chi phí phẫu thuật khá cao, dao động từ 80.000.000 – 100.000.000 VNĐ, do độ phức tạp cao, đòi hỏi tay nghề bác sĩ chuyên môn và trang thiết bị hiện đại.

Để biết chính xác giá phẫu thuật khớp cắn ngược với trường hợp của bản thân; bạn nên thăm khám trực tiếp với Bác sĩ tại các trung tâm nha khoa/bệnh viện uy tín trên thị trường.

6.3 Giá bọc răng sứ chữa khớp cắn ngược

Ở một số trường hợp bị khớp cắn ngược nhẹ, răng vẩu móm không quá nhiều thì bọc răng sứ hoặc dán veneer cũng có thể khắc phục. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả đúng như mong muốn thì bạn cần được chỉ định bởi Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm.

Chi phí bọc sứ sẽ phụ thuộc chủ yếu vào loại răng giả mà khách hàng lựa chọn. Theo đó nếu bạn bọc số lượng càng nhiều với loại cao cấp, chất lượng tốt thì giá càng cao. Hiện giá 1 chiếc răng sứ tại Nha khoa Flora đang dao động từ 1.200.000 – 8.000.000 VND.

Bí quyết tiết kiệm chi phí chữa khớp cắn ngược:

– Bạn nên chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao.

– Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng và khả năng tài chính.

– Tham khảo các chương trình khuyến mãi, ưu đãi của nha khoa/bệnh viện.

VII/ Địa chỉ chữa khớp cắn ngược uy tín ở đâu?

Nha Khoa Flora là Hệ thống Nha khoa Êm ái & chất lượng đạt chuẩn Thụy Sĩ đầu tiên tại TP.HCM; được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn để điều trị khớp cắn ngược (răng móm) bằng kỹ thuật công nghệ cao.

7.1 Đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp

Đội ngũ bác sĩ trực tiếp điều trị răng móm đều có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và từng có thời gian tu nghiệp nhiều năm tại nước ngoài. Các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và lên kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho từng khách hàng.

7.2 Hệ thống trang thiết bị hiện đại

Nha khoa Flora được trang bị đầy đủ các loại thiết bị và máy móc hiện đại như: Máy Cone Beam CT 3D, công nghệ Scan 3D, Thiết bị tiêm tê không đau DentalVibe, … giúp bác sĩ dễ dàng xác định chính xác tình trạng răng miệng và mức độ bệnh lý của khách hàng; từ đó có thể lên kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

7.3 Quy trình điều trị chuẩn Quốc tế

Quy trình điều trị được thực hiện theo các bước cụ thể, khoa học, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Bộ Y Tế. Cam kết an toàn và hiệu quả cho khách hàng.

Mọi thắc mắc về điều trị khớp cắn ngược, quý khách hãy liên hệ với Nha khoa Flora qua số Hotline: 028 7305 8999 hoặc Inbox qua Fanpage, Zalo, SMS để được hỗ trợ nhé.

.
.
.
.