NHỔ RĂNG KHÔN CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?

Nỗi lo lắng nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không? là câu hỏi luôn tồn tại với bất kỳ ai đang trong giai đoạn mọc răng khôn. Bởi lẽ do những lời đồn n còn hơn là đi nhổ. Bài viết này sẽ giúp bạn biết đến những ảnh hưởng có thể gặp phải khi nhổ răng khôn, cũng như lời khuyên có nên nhổ răng khôn hay không. Cùng nha khoa Flora tìm hiểu nhé!                                                                                                               

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CÓ THỂ GẶP KHI NHỔ RĂNG KHÔN

Ảnh hưởng dây thần kinh

Dây thần kinh hàm dưới có vai trò rất quan trọng, chịu trách nhiệm tạo cảm giác phần hàm, lợi và môi dưới. Nó nằm ẩn trong xương hàm dưới gần các chân răng. Trong một vài trường hợp răng khôn mọc dính vào dây thần kinh. Chính vì điều đó khi nhổ răng khôn cần chụp hình CT, chụp hình X-quang để có thể đánh giá toàn bộ tình trạng răng mọc hiện tại. Các bác sĩ tay nghề cao sẽ khéo lấy lấy răng khôn của bạn ra an toàn, không tác động, không xâm lấn đến các dây thần kinh.

Tuy nhiên nếu bạn không được đánh giá kỹ tình trạng răng, cũng như gặp phải bác sĩ tay nghề còn yếu sẽ gây tác động mạnh đến dây thần kinh dẫn đến nhiều biến chứng lớn. Cụ thể là làm tê vùng hàm, lợi dưới, loạn cảm giác môi,… Đây là những ảnh hưởng rất khó khắc phục và nguy hiểm nhất khi nhổ răng khôn.

Biết rõ dây thần kinh ở vùng miệng - Hạn chế ảnh hưởng của nhổ răng khôn
Biết rõ dây thần kinh ở vùng miệng – Hạn chế ảnh hưởng của nhổ răng khôn

Tổn thương răng số 7

Những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc chen vào chân răng số 7. Những trường hợp này cần bác sĩ có tay nghề cao, dùng kỹ thuật xử lý tốt nếu không sẽ làm tổn hại răng số 7. Từ đó gây ra các hệ quả không mong muốn như mất răng số 7, tổn thương mô mềm, nguy cơ viêm nhiễm cao. Trong trường hợp nặng hơn có thể mất dần răng cả hàm nếu nhổ sai kỹ thuật.

Nhiễm trùng huyệt ổ răng

Răng khôn nằm ở phía trong cùng của hàm – nơi chứa nhiều mạch máu và tế bào lympho. Khi nhổ răng khôn trong điều kiện không vô trùng sẽ gây viêm nhiễm làm đau, sưng, chảy mủ vùng nhổ. Vì chứa nhiều tế bào lympho, sự viêm nhiễm còn được khuếch đại nhanh chóng làm sưng đau lan rộng làm hoạt động cơ miệng giảm gây khó mở miệng, khó nuốt thức ăn. Trong một số tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ lan vào máu có nguy cơ tử vong cao.

Tác động xương hàm

Các biểu hiện có thể thấy như bị đau nhức âm ĩ, sưng to không hết, chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng. Những biểu hiện đó cho thấy trong khi nhổ răng khôn đã tác động mạnh đến xương hàm, làm vỡ bản trong xương hàm dưới hoặc vỡ lỗ củ xương hàm trên.

Ngộ độc thuốc tê

Ngộ độc thuốc tê xuất hiện khi nồng độ thuốc tê quá cao so với liều lượng cho phép của cơ thể. Gây ra các tình trạng co giật, khó thở, màu da chuyển sang tím. Đây là rủi ro hiếm gặp vì thuốc tê là thuốc chuyên dụng trong nhổ răng khôn, sử dụng đúng liều lượng, đúng phương pháp sẽ khó xảy ra tình huống này. Bên cạnh đó có thể xảy ra các tình huống khác như: sốc phản vệ, sót chân răng gây đau,…

Xem thêm về Quy trình nhổ răng khôn an toàn 2020

Vậy có nên nhổ răng khôn?

Không phải tất cả các trường hợp mọc răng khôn cũng nên nhổ.

Những trường hợp không nên nhổ răng khôn

  • Với những bệnh nhân đang mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, đang xạ trị.
  • Bệnh nhân đang trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai và cho con bú.
  • Bệnh nhân vừa hết bệnh, sức khỏe yếu.
  • Bệnh nhân đang gặp vấn đề viêm nhiễm nặng.

Những trường hợp nên nhổ răng khôn

  • Răng khôn mọc lệch làm đẩy hàm.
  • Răng khôn mọc ngầm đâm vào xương hàm.
  • Răng khôn mọc đâm vào chân răng số 7.
  • Tình trạng đau nhức kéo dài.
  • Răng khôn có dấu hiệu nhiễm khuẩn, chảy mủ, bị sâu.
Răng khôn mọc lệch nên nhổ sớm để tránh những ảnh hưởng xấu
Răng khôn mọc lệch nên nhổ sớm để tránh những ảnh hưởng xấu

Lời khuyên của các bác sĩ nha khoa hàng đầu từ Flora là bạn nên nhổ răng khôn sớm ở giai đoạn độ tuổi từ 18 đến 25, khi răng hình thành được ⅔. Nếu bạn đang lo lắng về những ảnh hưởng nói trên thì hãy yên tâm, bởi ngày nay nhổ răng khôn không còn là tiểu phẫu khó, bạn chỉ cần lựa chọn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín, tay nghề bác sĩ cao kết hợp với chế độ chăm sóc hợp lý hậu nhổ thì sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nguy hiểm nào. 

Đừng “cắn răng chịu đựng” nổi đau răng khôn, hãy liên hệ ngay với Flora tại Fanpage: Nha khoa Flora hoặc đặt lịch hẹn tại đây để được khám và tư vấn miễn phí. 

Nha khoa Flora – Bay xa nỗi lo răng khôn

Xem thêm về sau khi nhổ răng khôn nên làm gì để hết đau và sưng

Xem thêm về Nhổ răng khôn không đau? Có thật sự vậy

.
.
.
.