Tìm hiểu quy trình nhổ răng khôn chuẩn Y khoa

Tư vấn chuyên môn bài viết: BÁC SĨ NGUYỄN ĐẮC MINH

Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Flora

Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Đặt lịch hẹn Xem hồ sơ

Bạn đang thắc mắc quy trình nhổ răng khôn diễn ra như thế nào? Có phức tạp hay không? Các bước nhổ răng số 8 có khác gì so với nhổ răng thông thường? Hãy cùng Nha khoa Flora tìm câu trả lời ngay qua bài viết này nhé!

1. Khi nào nên nhổ răng khôn?

Trước khi khám phá các bước nhổ răng khôn chi tiết, bạn nên hiểu rõ bản thân có thuộc đối tượng nên nhổ bỏ răng khôn? Theo Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh, điểm khác biệt lớn nhất của răng khôn so với các răng khác là chúng mọc ở người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên). Phần lớn răng khôn đều mọc sai lệch, chen lấn gây đau đớn; viêm nhiễm, khó vệ sinh,… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng lẫn cơ thể của bệnh nhân.

Có nên nhổ răng khôn? Hầu hết các trường hợp mọc răng khôn đều được Bác sĩ khuyến cáo nên nhổ bỏ để phòng ngừa rủi ro; biến chứng trong tương lai. Theo kết quả điều tra của các tổ chức nha khoa lớn trên thế giới, ước tính có khoảng 85% trường hợp nhổ răng khôn thay vì được tồn tại đến hết quãng đời.

Thực tế đã có nhiều bệnh nhân mọc răng khôn nhưng không nhổ bỏ hay chữa trị kịp thời gây lệch răng; đồng thời còn lây lan vi khuẩn sang các khu vực xung quanh và dẫn đến viêm nha chu, sâu răng, đau nhức kéo dài… Do đó, những người đến độ tuổi trưởng thành (dù răng khôn chưa ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe răng miệng); nhưng cũng nên đi khám với Bác sĩ để phát hiện sớm tình trạng răng khôn mọc sai lệch, từ đó có kế hoạch xử lý phù hợp.

Xem thêm: Biểu hiện mọc răng khôn thường gặp

2. Quy trình nhổ răng khôn như thế nào?

Nhổ răng khôn tuy không quá phức tạp, thế nhưng để đảm bảo ca nhổ diễn ra suôn sẻ, ít sưng đau; an toàn và nhanh chóng đòi hỏi Bác sĩ phải giàu kinh nghiệm và tuân thủ quy trình nhổ răng khôn đầy đủ các bước chuẩn Y khoa. Dưới đây là các bước nhổ răng số 8 chuẩn bạn đọc có thể tham khảo:

quy trình nhổ răng khôn - ảnh 1
Cùng Nha khoa Flora tìm hiểu quy trình nhổ răng khôn như thế nào nhé!

2.1 Bước 1: Thăm khám tổng quát và chụp phim X-quang

Bước đầu tiên và rất quan trọng trong quy trình nhổ răng khôn đó là thăm khám tổng quát và chụp phim X-quang cho bệnh nhân. Dựa vào kết quả khám, Bác sĩ sẽ thấy rõ tình trạng, vị trí, mức độ tổn thương; khảo sát các mối liên quan: với răng 7 kế cận, với giây thần kinh (trong trường hợp nhổ răng 8 hàm dưới)… của răng mỗi người.

Đồng thời chụp phim X-quang để đánh giá chính xác về tư thế, vị trí và độ khó răng khôn; lên kế hoạch nhổ răng phù hợp và tư vấn cho bệnh nhân từ A đến Z, bao gồm chi phí thực hiện, thời gian nhổ dự kiến…

2.2 Bước 2: Thực hiện xét nghiệm kiểm tra (nếu cần)

Ở trường hợp cần thiết, bệnh nhân sẽ được Bác sĩ chỉ định lấy máu xét nghiệm nhằm đánh giá tình trạng đông máu; công thức máu và một số xét nghiệm liên quan khác. Nếu phát hiện có vấn đề, Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc giúp quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.3 Bước 3: Nhổ răng khôn

Sau khi hoàn tất các bước trên, Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và nhổ răng khôn cho bệnh nhân qua dụng cụ nhổ chuyên biệt. Thuốc tê tại Nha khoa Flora sử dụng được nhập khẩu chất lượng cao, đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt; giúp bệnh nhân vô cùng thoải mái trong suốt quá trình nhổ.

2.4 Bước 4: Tái khám sau nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn, Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc; vệ sinh răng miệng đúng cách và ăn uống khoa học nhằm giúp vết thương chóng lành và phòng ngừa viêm nhiễm. Đồng thời hẹn lịch tái khám để kiểm tra vết thương và tình trạng sau khi nhổ.

Lưu ý trong 7 – 10 ngày đầu sau khi nhổ răng số 8, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào; thì bạn hãy nhanh chóng liên hệ ngay với nha sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm:

Chi phí nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn có đau không?

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

3. Các phương pháp nhổ răng khôn phổ biến

Trong quy trình nhổ răng khôn sẽ có 2 lựa chọn chính cho bạn đó là nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống và nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome hiện đại. Tùy vào độ khó của răng khôn, nhu cầu cũng như khả năng tài chính mỗi người, Bác sĩ sẽ tư vấn cách nhổ phù hợp nhất.

3.1 Nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống

Đây là phương pháp nhổ răng thường, Bác sĩ sẽ dùng dao mổ chuyên dụng để rạch nướu và nhổ răng ra ngoài. Ưu điểm của cách này là chi phí thấp nhưng người bệnh phải há miệng trong thời gian dài (khoảng 20 – 30 phút); có thể dẫn đến chảy máu lâu và khó chịu hơn. Do đó, nếu lựa chọn nhổ răng khôn bằng kỹ thuật truyền thống thì bạn hãy đến cơ sở nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để thực hiện.

3.2 Nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome

Đây là công nghệ nhổ răng khôn hiện đại, được đông đảo khách hàng lựa chọn hiện nay. Sự ra đời của máy siêu âm Piezotome giúp quá trình nhổ răng số 8 diễn ra rất êm ái, nhẹ nhàng, nhanh chóng, an toàn cao, ít sang chấn và rút ngắn tối đa thời gian lành thương cho bệnh nhân.

Dưới tác động của sóng siêu âm, mũi khoan siêu mỏng có thể dễ dàng mổ xẻ phần nướu xung quanh răng và loại bỏ răng khôn. Đặc biệt, toàn bộ quy trình nhổ răng khôn với công nghệ này chỉ mất 10 – 15 phút, không biến chứng, không chảy máu, mau hồi phục.

4. Các bước nhổ răng khôn khác gì so với răng thông thường?

Thực tế thì quy trình nhổ răng khôn sẽ có phần phức tạp hơn so với nhổ răng thông thường; bởi chiếc răng này nằm ở vị trí khó, sâu trong cùng, hay mọc sai lệch và có kích thước khá lớn.

quy trình nhổ răng khôn - ảnh 2
Nhổ răng khôn khó và mất nhiều thời gian hơn so với nhổ răng thông thường.

Đối với nhổ răng thông thường, Bác sĩ chỉ cần làm lung lay chân răng, sau đó dùng kìm chuyên dụng kéo nhẹ nhàng là hoàn tất. Tuy nhiên, đối với quá trình nhổ răng khôn thì sẽ khó và mất thời gian hơn. Nhiều trường hợp Bác sĩ cần phải rạch thêm đường nhỏ, cắt nhỏ chân răng thì mới có thể nhổ răng khôn ra ngoài.

5. Có nên nhổ 4 răng khôn cùng lúc không?

Sau khi tìm hiểu xong quy trình nhổ răng khôn thì nhiều người băn khoăn liệu có nên nhổ 4 răng khôn cùng lúc hay không? Theo Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh, số lượng răng số 8 ở mỗi người không giống nhau; có người có tận 4 cái nhưng cũng có người chỉ có 2, 3, thậm chí là không có răng khôn. Trường hợp phát hiện có cả 4 răng khôn cùng mọc, bác sĩ sẽ cần thăm khám cẩn thận tình trạng cụ thể; có khả năng kẹt trong xương hay không để xử lý.

quy trình nhổ răng khôn - ảnh 3
Có nên nhổ 4 răng khôn cùng lúc không? – Câu trả lời còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Nếu sau quá trình thăm khám, chụp X quang và nhận thấy bệnh nhân đạt đủ yêu cầu về sức khỏe; Bác sĩ sẽ tư vấn cẩn thận có nên nhổ cùng lúc 4 răng khôn hay không. Ưu điểm của việc nhổ 4 răng số 8 cùng lúc đó là tiết kiệm thời gian đi lại, rút ngắn thời gian hồi phục vết thương (vì các răng hồi phục cùng lúc); chỉ chịu đau 1 lần duy nhất… Tuy nhiên, bạn cần đối mặt với việc chảy máu nhiều hơn so với nhổ 1, 2 răng.

6. Nên làm gì trước và sau khi nhổ răng khôn?

Nhổ răng khôn được đánh giá không quá phức tạp, nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối; hạn chế tình trạng sưng đau, ít chảy máu, tránh nhiễm trùng và quá trình nhổ răng khôn hồi phục nhanh, bệnh nhân nên lưu ý những vấn đề trước và sau khi nhổ như sau:

quy trình nhổ răng khôn - ảnh 4
Trước và sau khi nhổ răng khôn bạn cần tuân thủ hướng dẫn của Bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả tối ưu.

6.1 Trước khi nhổ răng khôn

– Thông báo cho Bác sĩ biết bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng hoặc có tiền sử bệnh lý; nhất là tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chức năng đông cầm máu…

– Nếu đang bị ho, cảm cúm, sốt… thì bạn nên chờ sức khỏe được ổn định hoàn toàn, lúc đó mới tiến hành nhổ răng khôn.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy cao răng và điều trị các bệnh lý viêm lợi trước đó.

– Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt không nên nhổ răng khôn tại thời điểm này.

6.2 Sau khi nhổ răng khôn

– Để tránh chảy máu, bạn nên cắn chặt cuộn gòn tầm 30 phút sau khi nhổ răng khôn. Nếu thấy máu vẫn chảy ra nhiều hoặc rỉ rả lâu ngày thì bạn nên liên hệ ngay với Bác sĩ để được kiểm tra.

– Khi thuốc tê tan hết có thể bạn sẽ thấy hơi đau nhức nhẹ; lúc này bạn cần sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của Bác sĩ để thấy dễ chịu hơn.

– Triệu chứng sưng nề có thể xuất hiện lâu hơn sau khi nhổ răng khôn mọc thế khó; và có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và khiến bạn ăn nhai khó khăn hơn. Để thấy thoải mái, nhẹ nhàng ở thời điểm này, bạn nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng như cháo, súp để nguội… dùng trong 3 – 5 ngày.

– Để hạn chế thức ăn bị mắc vào lỗ nhổ răng khôn khó vệ sinh, bạn nên sử dụng bàn chải mềm và chỉ nha khoa để vệ sinh răng thường xuyên; kết hợp với nước súc miệng bằng các dung dịch vệ sinh chuyên biệt để giúp thức ăn trôi ra ngoài.

Với quy trình nhổ răng khôn mà Nha khoa Flora chia sẻ bên trên, hi vọng sẽ giúp bạn an tâm hơn khi có nhu cầu thực hiện. Mọi thắc mắc về nhổ răng khôn cần được giải đáp, bạn đọc vui lòng bấm số Hotline: 028 7305 8999 hoặc Inbox qua Fanpage, Zalo, SMS để được hỗ trợ nhé.

.
.
.
.