Sáp nha khoa là gì? Có mấy loại? Mua ở đâu?

Tư vấn chuyên môn bài viết: BÁC SĨ NGUYỄN ĐẮC MINH

Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Flora

Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Đặt lịch hẹn Xem hồ sơ

Khi niềng răng có mắc cài, dây cung vướng vào môi, nướu, má trong, lưỡi,… có thể khiến nhiều người khó chịu; thậm chị đau nhức, trầy xước mô mềm. Để khắc phục tình trạng này hiệu quả, Bác sĩ thường hướng dẫn bệnh nhân sử dụng sáp nha khoa. Cùng Nha khoa Flora tìm hiểu về vật dụng đặc biệt này cũng như cách sử dụng nhé!

1. Sáp nha khoa là gì? Được làm từ gì?

Sáp nha khoa là một vật dụng không quá xa lạ với những bạn đã và đang niềng răng (thường sử dụng với niềng răng mắc cài kim loại). Chúng còn có tên gọi khác là sáp chỉnh nha, có màu trắng trong, không mùi, không vị; thế nên khi sử dụng không gây cảm giác khó chịu.

Sáp niềng răng là một hợp chất hữu cơ của các axit béo từ nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp. Đa số các loại sáp hiện nay trên thị trường chứa khoảng 40 – 60% parafin và các phụ gia như dầu, chất béo cũng được thêm vào để tạo độ mịn cho bề mặt sáp.

sáp nha khoa - ảnh 1
Sáp nha khoa đóng vai trò là một lớp rào chắn, phủ lên các dây cung và mắc cài giúp ngăn chặn sự cọ xát của các khí cụ niềng răng với lưỡi, má trong, môi.

Để giúp người đeo niềng khi sử dụng thích thú hơn, những nơi sản xuất sáp nha khoa còn có thêm hương vị như vani, cam, bạc hà,… Điểm đặc biệt là những loại sáp này là có thành phần chính của sáp có trong tự nhiên như sáp ong, sáp cọ (carnauba); nên đảm bảo an toàn cho cơ thể nếu lỡ như bạn vô tình nuốt phải.

Sáp nha khoa trên thị trường cung cấp có dạng thanh que tròn, mỗi que có chiều dài khoảng 5cm. Vì được đóng trong hộp nhỏ gọn nên người dùng dễ đem theo sử dụng khá tiện lợi.

Xem thêm:

Top 3 cách điều trị khớp cắn ngược hiệu quả

Khớp cắn đối đầu là gì? có nguy hiểm không?

Niềng răng có đau không?

2. Sáp nha khoa có tác dụng gì?

Mặc dù sáp nha khoa niềng răng được sử dụng phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về những công dụng tuyệt vời của nó. Tuy nhỏ bé nhưng “vệ sĩ” này lại mang đến nhiều lợi ích thiết thực như sau:

sáp nha khoa - ảnh 2
Sáp nha khoa có tác dụng gì?

2.1 Giảm cảm giác đau hiệu quả

Sáp nha khoa được sử dụng để đặt tại các vị trí bị cộm, vướng bởi khí cụ niềng răng. Nhờ vậy, nó giúp làm giảm cảm khó chịu và đau nhức do ma sát giữa mắc cài, dây cung với nướu, má trong, môi và các mô mềm trong khoang miệng.

2.2 Bảo vệ khoang miệng tốt hơn

Trong quá trình niềng răng, đặc biệt là giai đoạn siết chặt dây cung, các đầu nhọn của dây cung có thể trồi lên và gây tổn thương cho mô mềm. Sáp nha khoa lúc này đóng vai trò như một lớp bảo vệ, che chắn các mô mềm khỏi những tổn thương này; giúp bạn yên tâm trải nghiệm niềng răng, mà không lo lắng về các vấn đề kích ứng hay trầy xước.

2.3 Hỗ trợ sửa chữa tạm thời

Sáp chỉnh nha còn có thể được sử dụng để kết nối lại các mắc cài hoặc dây cung bị bong tạm thời trong trường hợp khẩn cấp. Nhờ vậy, bạn có thể duy trì hiệu quả niềng răng và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến tiến độ điều trị.

Với những lợi ích thiết thực như vậy, sáp nha khoa xứng đáng là người bạn đồng hành không thể thiếu trong hành trình niềng răng của bạn. Hãy sử dụng sáp nha khoa một cách thông minh để bảo vệ nụ cười của bạn một cách toàn diện nhất.

Xem thêm:

Niềng răng mắc cài kim loại có tốt không?

Niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu?

Review tập Mewing đúng cách

3. Hướng dẫn sử dụng sáp nha khoa đúng cách

Sáp nha khoa dùng như thế nào? Dưới đây là cách sử dụng sáp chỉnh nha được bác sĩ Nguyễn Đắc Minh chia sẻ, bạn đọc có thể tham khảo:

sáp nha khoa - ảnh 3
Hướng dẫn sử dụng sáp nha khoa đúng cách

3.1 Tìm chọn sáp chỉnh nha phù hợp

– Thông thường sau khi lắp mắc cài, Bác sĩ sẽ cung cấp sáp nha khoa cho bạn để sử dụng.

– Bạn cũng có thể mua tại hiệu thuốc nếu không được nha khoa cung cấp.

– Nên chọn sản phẩm sáp niềng răng chất lượng tốt, an toàn từ thương hiệu uy tín.

3.2 Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi sử dụng

– Bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn trước khi dùng sáp.

– Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, đánh răng kỹ lưỡng để giảm vi khuẩn tích tụ trong răng.

– Loại bỏ sáp cũ trên mắc cài (nếu có).

3.3 Bôi sáp chỉnh nha đúng cách

– Lấy một lượng sáp nha khoa niềng răng vừa đủ (khoảng 0.5cm).

– Vo sáp thành hình tròn và lăn trong 5-10 giây để làm mềm.

– Xác định vị trí bị đau, sưng do dây cung hoặc mắc cài gây ra.

– Ấn viên sáp lên mắc cài và miết đều để dàn trải sáp, cố định chặt hơn.

– Cuối cùng, xoa nhẹ sáp để bao phủ các cạnh nhọn của mắc cài.

4. Top 5 sáp chỉnh nha được ưa chuộng

Sáp chỉnh nha có nhiều loại, bạn có thể tham khảo một trong những loại được nhiều người ưa chuộng dưới đây:

4.1 Sáp niềng răng Ortho Classic

– Xuất xứ: Hoa Kỳ

– Thành phần: An toàn cho sức khỏe (Microcrystalline wax, Paraffin, Hydrotreated wax)

– Ưu điểm: Có tới 4 mùi vị (bạc hà, vani, cam, không mùi), hộp 5 thanh dài 5cm.

4.2 Sáp nha khoa Curaprox

– Xuất xứ: Thụy Sĩ

– Ưu điểm: Bám dính cao, bảo vệ mô mềm tốt, thành phần an toàn, tự nhiên.

– Hộp 7 thanh dài 5cm.

4.3 Sáp chỉnh nha 3M Unitek

– Xuất xứ: Mỹ

– Ưu điểm: Giảm ma sát cao, bảo vệ lợi và niêm mạc má tốt.

– Hộp 7 thanh dài 5cm, tiện dụng và sạch sẽ.

4.4 Sáp chỉnh nha Dentek

– Xuất xứ: Mỹ

– Ưu điểm: Mùi bạc hà, thành phần tự nhiên, an toàn.

4.5 Sáp nha khoa Gum Sunstar

Ưu điểm: Chứa vitamin E, giảm đau do ma sát, hàn gắn mắc cài bung, đặc biệt thích hợp cho người dùng hàm giả tháo lắp.

5. Những câu hỏi thường gặp về sáp nha khoa

Để giải đáp mọi băn khoăn của bạn đọc về sáp nha khoa, bài viết sẽ tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về sáp chỉnh nha:

5.1 Sáp niềng răng có bán ở nhà thuốc không?

Sáp nha khoa mua ở đâu? Do nhu cầu của người dùng cao nên hiện sáp nha khoa được bày bán tại hầu hết các nhà thuốc lớn nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và an toàn trong quá trình niềng răng; bạn nên chọn mua tại nha khoa uy tín hoặc hiệu thuốc chất lượng.

5.2 Sáp nha khoa lỡ nuốt có sao không?

Hãy yên tâm! Sáp nha khoa (sáp chỉnh nha) được làm từ các thành phần thiên nhiên, hoàn toàn không gây hại nếu lỡ nuốt phải.

5.3 Sử dụng sáp chỉnh nha cần lưu ý gì?

sáp nha khoa - ảnh 4
Sử dụng sáp chỉnh nha cần lưu ý gì?

– Thay sáp mới khi sáp cũ sứt mẻ, rơi ra hoặc sau tối đa 2 ngày sử dụng.

– Tháo sáp ra trước khi ăn để tránh sáp bong ra.

– Sử dụng sáp khi cần thiết để giảm khó chịu do mắc cài.

– Gặp Bác sĩ nếu răng bị sứt, mẻ để được điều trị.

– Mang theo sáp niềng răng bên mình để thay thế khi cần thiết.

5.4 Cách xử lý khi sáp chỉnh nha bị dính vào răng

Sáp nha khoa bị dính vào răng khi sử dụng là tình huống thường gặp, dưới đây là một số cách xử lý bạn có thể tham khảo:

Dùng chỉ nha khoa:

– Bạn lấy chỉ nha khoa rồi luồng nhẹ nhàng vào giữa răng và sáp, cưa nhẹ nhàng cho đến khi sáp bong ra khỏi răng.

– Chú ý nên dùng chỉ nha khoa chuyên dụng cho niềng răng để tránh làm tổn thương nướu.

Sử dụng tăm bông:

– Nhúng tăm bông vào nước ấm và lau sáp dính trên răng nhẹ nhàng.

– Nên sử dụng tăm bông có đầu nhỏ để tránh làm tổn thương nướu.

Súc miệng bằng nước muối:

– Pha loãng một muỗng cà phê muối với một cốc nước ấm.

– Súc miệng trong khoảng 30 giây.

Dùng máy tăm nước:

– Bạn nên sử dụng chế độ nhẹ nhàng của máy tăm nước.

– Sau đó hướng tia nước vào đúng vị trí có sáp dính để làm sạch.

Hi vọng qua chia sẻ của Nha khoa Flora sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích về sáp nha khoa. Để đặt lịch khám và tư vấn niềng răng miễn phí với Bác sĩ Răng Hàm Mặt 10 năm kinh nghiệm; quý khách vui lòng liên hệ qua số Hotline: 028 7305 8999 hoặc Inbox qua Fanpage, Zalo, SMS để được hỗ trợ nhé.

.
.
.
.