Sâu kẽ răng là gì? Có nguy hiểm? Cách điều trị

Tư vấn chuyên môn bài viết: BÁC SĨ NGUYỄN ĐẮC MINH

Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Flora

Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Đặt lịch hẹn Xem hồ sơ

Sâu kẽ răng là bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng, mất thẩm mỹ nụ cười và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Vậy nguyên nhân sâu kẽ răng là gì? Cách điều trị như thế nào hiệu quả? Hãy cùng Nha khoa Flora tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

I/ Tổng quan về sâu kẽ răng

Theo Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh, sâu kẽ răng là tình trạng ở kẽ răng giữa 2 răng liền kề bị vi khuẩn tấn công và gây tổn thương đến cấu trúc răng. Vi khuẩn có trong mảng bám vướng tại các kẽ răng phát triển mạnh và làm mòn lớp men răng tạo nên các vệt đen mất thẩm mỹ. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến ngà răng bị tổn thương, sâu tủy và thậm chí mất răng vĩnh viễn.

sâu kẽ răng - ảnh 1
Sâu kẽ răng là tình trạng ở kẽ răng giữa 2 răng liền kề bị vi khuẩn tấn công và gây tổn thương đến cấu trúc răng.

Một số thống kê y tế cho thấy sâu kẽ răng chiếm đến 40% các ca bệnh sâu răng. Sâu kẽ răng xuất hiện ở cả răng hàm và răng cửa gây nhiều tác động xấu đến thẩm mỹ; sức khỏe răng miệng và những ảnh hưởng về sức khỏe toàn cơ thể. Trong đó trẻ em và người lớn đều có khả năng bị sâu kẽ răng nếu không chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách.

1.1 Sâu kẽ răng cửa là gì?

Sâu kẽ răng cửa khiến nhiều người tự ti, e ngại khi giao tiếp do nằm ở vị trí dễ nhận biết. Ban đầu chỉ là các vết chấm đen li ti ở kẽ răng cửa, sau đó lan dần sang toàn bộ bề mặt răng, gây vỡ mẻ răng, hôi miệng…

1.2 Sâu kẽ răng hàm là gì?

Giống như sâu kẽ răng cửa, sâu kẽ răng hàm cũng là tình trạng vi khuẩn tấn công ở vùng kẽ giữa hai răng rồi lan dần sang các vùng khác. Điểm khác là vị trí răng hàm nằm sâu bên trong nên thường khó nhận biết hơn.

Nhìn chung thì sâu kẽ răng hàm không gây nhiều tác động đến thẩm mỹ nụ cười; thế nhưng vì ít được chú ý nên khi phát hiện tình trạng sâu răng đã diễn ra khá phức tạp, điều trị tốn kém hơn.

II/ Triệu chứng thường gặp của sâu kẽ răng

Do sâu kẽ răng không bắt đầu ở bề mặt răng mà xuất hiện ở vùng tiếp xúc giữa các răng; vì thế bạn nên chú ý thường xuyên để có biện pháp ngăn chặn, điều trị kịp thời nhằm tránh những diễn biến xấu của bệnh. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp khi bị sâu kẽ răng, bạn có thể tham khảo:

sâu kẽ răng - ảnh 2
Có vết đen ở mặt tiếp xúc của răng là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bị sâu kẽ răng

2.1 Có vết đen ở mặt tiếp xúc của răng

Đa số các trường hợp sâu răng nói chung hay sâu kẽ răng nói riêng đều xuất hiện vết đen. Vết sâu sẫm màu này sẽ phát triển dần theo thời gian và tạo nên khoảng trống giữa hai răng, từ đó gây tác động xấu đến thẩm mỹ nụ cười, đặc biệt là vùng kẽ răng cửa.

2.2 Cảm giác ê nhức, nhất là khi có tác động

Ê nhức khó chịu cũng là một triệu chứng điển hình khi bị sâu kẽ răng, đặc biệt cảm giác này sẽ rõ ràng hơn khi người bệnh ăn những thực phẩm nóng; lạnh hoặc chứa nhiều acid như cam, chanh… Đồng thời khi chải răng, vệ sinh ở vị trí răng sâu kẽ cũng có thể gây ê buốt.

2.3 Xuất hiện mùi hôi miệng khó chịu

Sâu kẽ răng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hơi thở có mùi hôi, do vi khuẩn tại vết sâu răng phát triển mạnh cùng với các mảng bám sản sinh ra khí có mùi khó chịu. Khi sâu răng diễn ra nặng hơn, sâu đến tủy răng sẽ khiến dịch mủ chảy ra tạo mùi rất nặng và khó chịu hơn. Điều này khiến người bệnh e ngại khi giao tiếp với người xung quanh.

2.4 Nướu răng bị sưng và có thể chảy máu

Thông thường triệu chứng sưng nướu răng và chảy máu nướu xảy ra khi bệnh lý sâu kẽ răng đã diễn biến nặng và xuất hiện các biến chứng. Vi khuẩn có khả năng tấn công vùng nướu và khiến chúng trở nên nhạy cảm, kích thích quá trình sưng viêm và chảy máu nướu. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy đau khó chịu, phần nào ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và chất lượng giấc ngủ.

III/ Tìm hiểu các giai đoạn sâu kẽ răng

Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh cho biết sâu kẽ răng sẽ trải qua ba giai đoạn phát triển khác nhau; từ nhẹ đến nặng gồm: sâu men, sâu ngà nông và sâu ngà sâu. Cụ thể như sau:

– Sâu men: Giai đoạn này là nhẹ nhất của bệnh sâu kẽ răng, có đặc điểm nhận biết là những vệt vàng hoặc nâu trên kẽ răng; viền kẽ răng hay cạnh tiếp xúc giữa hai chiếc răng.

– Sâu ngà nông: Đây là giai đoạn tiếp theo của sâu men, lúc này vi khuẩn gây ăn mòn răng tạo những lỗ nhỏ li ti trên các kẽ răng. Đồng thời, bạn sẽ cảm thấy đau đặc biệt là khi ăn uống thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

– Sâu ngà sâu: Là giai đoạn nặng nhất của sâu kẽ răng, lớp men răng bên ngoài đã bị ăn mòn, làm lộ ra lớp ngà răng; thậm chí tác động đến tủy răng hay vùng nướu. Lúc này những cơn đau nhức răng sẽ diễn ra thường xuyên; ngay cả khi bệnh nhân không tiếp xúc với các yếu tố kích thích như đồ ăn nóng, lạnh. Đồng thời các lỗ hổng sâu răng sẽ lớn hơn và có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường.

IV/ Nguyên nhân sâu kẽ răng là gì?

Thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý sâu kẽ răng ở mỗi người; có thể là do cấu trúc răng hoặc thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Dưới đây là một số nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu kẽ răng cửasâu kẽ răng hàm.

sâu kẽ răng - ảnh 3
Ăn uống nhiều thực phẩm ngọt, vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sâu kẽ răng.

4.1 Sâu kẽ răng do cấu trúc răng của mỗi người

Răng và cấu trúc hàm răng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa sự phát triển của sâu răng. Mỗi chiếc răng được hình thành từ ba lớp, bắt đầu từ bên ngoài vào bên trong gồm men răng, ngà răng và tủy răng. Men răng, lớp bên ngoài cứng để bảo vệ các phần bên trong của răng. Nếu men răng của bạn khỏe mạnh, khả năng bị vi khuẩn tấn công và gây ra sâu răng sẽ giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải vấn đề về sức khỏe của men răng, như thiểu sản hoặc ăn mòn cô chân răng; hoặc các tổn thương cấu trúc răng do chấn thương, rủi ro của sâu kẽ răng sẽ tăng lên đáng kể. Đặc biệt, đối với những người có răng mọc không đều, lệch lạc hoặc chen chúc; việc làm sạch răng trở nên khó khăn hơn và cơ hội cho thức ăn bám vào là rất lớn. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao hơn về sâu kẽ răng.

4.2 Sâu kẽ răng do chăm sóc răng miệng sai cách

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây sâu kẽ răng ở nhiều người. Trong quá trình ăn nhai, những mảnh thức ăn dễ bám vào kẽ răng; đặc biệt là ở vùng răng hàm. Nếu bạn không chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày hoặc không dành thời gian để làm sạch miệng sau khi ăn, mảng bám sẽ tích tụ; tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra bệnh sâu răng. Đồng thời việc sử dụng bàn chải răng có lông quá cứng cũng là một vấn đề, vì lông chải không thể tiếp cận được các kẽ răng để làm sạch.

Ngoài ra, một số người không thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa hoặc cây chải kẽ răng trước khi chải răng; và cũng không sử dụng nước súc miệng sau khi chải răng. Điều này cũng góp phần làm tăng sự tích tụ của vi khuẩn, làm tăng nguy cơ sâu răng. Bên cạnh đó, việc loại bỏ mảng cao răng định kỳ là quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn; bảo vệ nướu răng khỏi các vấn đề liên quan đến sâu kẽ răng.

4.3 Sâu kẽ răng do thói quen ăn uống không khoa học

Dù đường là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong việc điều chỉnh hoạt động của các cơ quan trong cơ thể; nhưng việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe răng miệng và men răng của bạn. Các món ăn giàu đường như bánh kẹo, nước ngọt có gas thường gây ra sự tiêu cực trong khoang miệng. Các chất này sẽ chuyển hóa thành acid, làm tổn thương men răng và gây ra sự suy giảm rõ rệt.

Ngoài ra, vi khuẩn rất ưa thích đường vì nó giúp chúng phát triển mạnh mẽ hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phá hủy cấu trúc răng. Do đó, tình trạng sâu kẽ răng, sâu răng ở các vùng khác nhau và các vấn đề như viêm nướu; hôi miệng cũng sẽ diễn tiến mạnh mẽ hơn nếu tiêu thụ đường quá nhiều.

4.4 Thói quen xấu trong cuộc sống

Thói quen ăn đồ cứng thường xuyên có thể gây tổn thương răng, đặc biệt là ở các rìa cắn; đây là nơi mà vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra sâu kẽ răng. Một số người thường sử dụng tăm tre cứng để xỉa răng và vệ sinh miệng; nhưng đây là thói quen không tốt cần phải loại bỏ. Tăm tre thường có kích thước lớn hơn so với kẽ răng, và việc sử dụng lâu dài có thể làm thưa răng và làm cho thức ăn dễ bám vào và gây ra sâu kẽ răng.

Hơn nữa, việc sử dụng tăm tre cứng hoặc các dụng cụ nhọn sắt có thể gây tổn thương cho nướu răng và gây ra chảy máu. Mặt khác cũng không đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tấn công và gây ra các vấn đề về sâu kẽ răng, nướu răng.

V/ Tác hại nghiêm trọng của sâu kẽ răng

Tác động của sâu kẽ răng lên sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ là không hề nhỏ. Đặc biệt là ở giai đoạn sâu ngà nông và sâu ngà sâu, cấu trúc răng và sức khỏe răng miệng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Dưới đây là những hậu quả nguy hiểm của sâu kẽ răng khi không được điều trị sớm:

– Tác động đến răng: Sâu kẽ răng có thể phát triển thành sâu toàn răng. Trong giai đoạn sâu ngà sâu, vi khuẩn tấn công mạnh mẽ làm tổn thương cấu trúc răng, dẫn đến nguy cơ cao về vỡ răng và mất răng.

– Tác động đến nướu và tủy: Sâu kẽ răng ở giai đoạn nặng có thể tấn công vùng lợi, gây viêm nha chu và viêm tủy răng, thậm chí làm tổn thương tủy răng. Vi khuẩn cũng có thể gây ra những túi mủ quanh răng; nếu những túi mủ này bị vỡ, có thể gây ra áp xe răng và nhiễm trùng.

– Gây đau nhức kéo dài: Sâu kẽ răng hoặc sâu răng thường gây ra cảm giác đau nhức hoặc ê buốt, do vi khuẩn tấn công làm phá hủy men răng, lộ lớp ngà răng nhạy cảm với các kích thích. Trong những trường hợp sâu nặng tấn công tủy răng, cảm giác đau nhức có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài.

– Gây mất thẩm mỹ nụ cười: Sâu kẽ răng có thể gây mất thẩm mỹ nhất là ở vị trí răng cửa; từ việc tạo ra các vết đen trên răng đến việc vỡ răng hoặc mất răng. Cả hai tình trạng này đều rất dễ nhận biết, làm cho người bệnh trở nên tự ti và mất tự tin trong giao tiếp.

– Gây hôi miệng: Vi khuẩn sống trong các vết sâu răng kết hợp với mảng bám thức ăn có thể sản sinh ra khí có mùi khó chịu, gây ra tình trạng hôi miệng. Mùi hôi miệng này sẽ làm cho người bệnh cảm thấy mất tự tin, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc.

– Gây ra một số bệnh lý nguy hại khác: Sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng; mà còn có thể gây ra một số bệnh lý như viêm xoang và ung thư vòm họng. Theo nghiên cứu, sâu răng chiếm tỷ lệ lớn trong số nguyên nhân gây ra các loại bệnh này.

Xem thêm:

Cạo vôi răng có đau không?

Cạo vôi răng giá bao nhiêu?

VI/ Cách chữa sâu kẽ răng tại nhà

Nếu bạn đang bị sâu kẽ răng nhưng chưa có thời gian đến khám nha khoa ngay; thì có thể tham khảo và áp dụng một số cách chữa trị sâu kẽ răng tại nhà đơn giản, dễ thực hiện bên dưới.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đây chỉ là phương án tạm thời nhằm làm dịu cơn đau nhức hoặc làm chậm diễn tiến của quá trình sâu răng, chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh sâu kẽ răng. Do đó, bạn cần dành thời gian để thăm khám sớm với Bác sĩ nha khoa để được làm sạch hoàn toàn vết sâu, hàn trám… và bảo tồn răng thật tối đa.

6.1 Chữa sâu kẽ răng với lá bàng non

Lá bàng được biết đến với tính kháng khuẩn và kháng viêm rất cao, giúp hỗ trợ trong việc điều trị các vấn đề như nhiệt miệng, sâu răng và viêm nướu. Việc sử dụng lá bàng non để điều trị sâu kẽ răng được thực hiện như sau: Bạn cần rửa sạch từ 7 đến 10 lá bàng non và đun chúng với một lượng nước vừa đủ cho đến khi thu được một hỗn hợp cô đặc. Sử dụng nước này để súc miệng vào buổi tối có thể giúp làm giảm cơn đau do nhiệt miệng và sâu răng.

6.2 Trị sâu kẽ răng bằng lá trầu không

Trong lá trầu không không chứa hoạt chất Flavonoid, chất chống viêm và chất chống oxy hóa; do đó, lá trầu không không có khả năng sát khuẩn, hạn chế chảy máu chân răng và ngăn ngừa sâu răng, cũng như làm dịu cơn đau rát do nhiệt miệng.

Cách chữa sâu răng bằng lá trầu không khá đơn giản. Bạn cần chuẩn bị một ít lá trầu không, nghệ vàng, búp bàng và khoảng 20ml rượu trắng. Rửa sạch các nguyên liệu và giã nhỏ chúng, sau đó ngâm vào rượu trắng. Tiếp theo, đun cách thủy và để nguội. Bạn có thể súc miệng với hỗn hợp này hoặc dùng bông thấm hỗn hợp và chấm trực tiếp lên vùng sâu kẽ răng. Hãy nhớ súc miệng lại với nước sạch sau đó để loại bỏ hỗn hợp.

VII/ Các phương pháp chữa sâu kẽ răng hiệu quả

Sâu kẽ răng phải làm sao? Khi khách hàng đến Nha khoa Flora để chữa sâu kẽ răng, đội ngũ y Bác sĩ hơn 10 năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, xác định chuẩn xác tình trạng; vị trí và mức độ bệnh và đưa ra phương án điều trị thích hợp, hiệu quả tối ưu.

sâu kẽ răng - ảnh 4
Có nhiều cách chữa sâu kẽ răng khác nhau tùy từng trường hợp, mức độ răng bị tổn thương.

7.1 Hàn trám kẽ răng sâu

Trám răng thường được áp dụng trong những trường hợp sâu kẽ răng nhẹ và không quá nghiêm trọng; đặc biệt là hiệu quả với những vết sâu nhỏ mà không cần loại bỏ quá nhiều mô răng.

Quá trình này được thực hiện bởi Bác sĩ sau khi vệ sinh và loại bỏ các phần mô răng bị tổn thương; sau đó sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để bít lại vết sâu, ngăn chặn quá trình tiến triển của sâu răng và khôi phục chức năng nhai cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ. Như vậy với thắc mắc sâu kẽ răng có trám được không? – Câu trả lời là có nếu sâu kẽ răng ở mức độ nhẹ.

Thực tế thì phương pháp này thích hợp cho những vết sâu nhỏ, nếu sâu răng nghiêm trọng hơn và cần phải trám lỗ sâu lớn; thì miếng trám có thể không đủ mạnh để chịu lực nhai, dẫn đến nguy cơ bong trám hoặc vỡ vật liệu trám. Đồng thời miếng trám cũng có thể thay đổi màu sắc dưới tác động của nước bọt và thức ăn, gây ra vấn đề về thẩm mỹ.

7.2 Dán sứ veneer cho răng sâu kẽ

Trong trường hợp sâu kẽ răng cửa nhẹ, phương pháp dán sứ veneer thường được áp dụng. Sau khi làm sạch vùng răng sâu và mài mặt ngoài của răng, Bác sĩ sẽ sử dụng miếng sứ được làm theo mẫu riêng cho từng răng, sau đó dán chặt lên mặt răng bằng cement nha khoa đặc biệt.

Phương pháp này không gây ra quá nhiều sự xâm lấn đến răng thật nhưng tạo ra hiệu quả thẩm mỹ cao. Veneer được thiết kế mỏng nhẹ nên sẽ không ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng; đồng thời màu sắc tự nhiên từ răng thật sẽ được phản chiếu ra bên ngoài, tạo ra một diện mạo tự nhiên và phù hợp nhất.

Xem thêm: Bảng giá dán răng sứ Veneer

7.3 Bọc sứ răng sâu kẽ

Trong trường hợp sâu kẽ răng nặng hơn, khi có nhiều tổn thương ở cấu trúc răng và có thể gây tổn thương tới tủy, Bác sĩ thường sẽ đề xuất phương án bọc răng sứ. Trước khi thực hiện việc bọc răng sứ, Bác sĩ sẽ tiến hành chữa trị tủy và sau đó mài chỉnh răng để chuẩn bị cho việc gắn mão răng sứ. Tiếp đến là bước lấy dấu răng cần phục hình và dấu khớp cắn bằng silicone để gửi đến phòng labo làm răng sứ.

Trong thời gian chờ labo hoàn thành mẫu răng sứ, bệnh nhân sẽ được gắn một mẫu răng tạm thời để duy trì chức năng nhai và tạo hiệu ứng thẩm mỹ. Sau khi răng sứ hoàn thành, Bác sĩ sẽ gắn thử và điều chỉnh cho đến khi đạt được sự ổn định tốt nhất cho bệnh nhân.

Mặc dù đây là một phương án có chi phí cao hơn so với hàn trám sâu kẽ răng; nhưng răng sứ giúp ngăn chặn quá trình sâu răng hiệu quả, mang lại hiệu quả thẩm mỹ và đảm bảo khả năng nhai tối ưu hơn. Thời gian sử dụng của răng sứ cũng kéo dài hơn so với các phương pháp khác.

Xem thêm: Bảng giá và chi phí bọc răng sứ

7.4 Cấy ghép răng implant

Khi sâu kẽ răng đã trở nên nặng nề đến mức ảnh hưởng đến tủy răng; hoặc khi răng thật không còn đủ cấu trúc để duy trì chức năng nhai, phương pháp cấy ghép implant thường được áp dụng.

Quy trình này thường bao gồm ba giai đoạn chính: Đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành đặt implant vào xương hàm. Sau đó, cần một khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng để chờ implant tích hợp hoàn toàn với xương hàm. Cuối cùng, sau khoảng 3 tuần kể từ khi implant đã tích hợp hoàn toàn, nha sĩ sẽ tiến hành làm răng giả và gắn lên implant. Đây là giải pháp mang lại kết quả lâu dài và khôi phục chức năng nhai như răng thật cho bệnh nhân.

Xem thêm: Bảng giá trồng răng Implant

VIII/ Cách phòng ngừa sâu kẽ răng hiệu quả

Để phòng tránh tối đa bệnh sâu kẽ răng, giúp răng luôn chắc khỏe, ăn uống thoải mái và thẩm mỹ cao; thì bạn nên tuân thủ cách chăm sóc răng miệng khoa học theo hướng dẫn của Bác sĩ.

8.1 Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng được coi là biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sâu kẽ răng và phòng tránh các bệnh lý về răng miệng.

– Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để chải hết bề mặt của răng trong khoảng 2-3 phút; thao tác nhẹ nhàng theo hình xoay tròn.

– Sử dụng bàn chải kẽ răng hoặc chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng một cách hiệu quả.

– Chọn kem đánh răng có chứa thành phần ngừa sâu răng và sử dụng nước súc miệng sau khi đã chải răng. Điều này sẽ giúp làm sạch sâu và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.

8.2 Thăm khám nha khoa định kỳ

Bạn nên lên lịch thăm khám nha khoa ít nhất mỗi 6 tháng một lần; tương đương với 2 lần mỗi năm để đảm bảo sức khỏe của răng miệng và ngăn chặn tình trạng sâu kẽ răng. Thăm khám định kỳ này giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu của sâu răng, đặc biệt là ở các vùng khó tiếp cận; từ đó đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Đồng thời, việc đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ cũng giúp bạn loại bỏ mảng bám vi khuẩn một cách hiệu quả. Nhờ điều này, bạn có thể tránh được nhiều loại bệnh như sâu răng, sâu kẽ răng, viêm nướu, viêm nha chu, và giữ cho răng miệng luôn trong tình trạng sức khỏe tốt.

8.3 Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Đảm bảo bạn có đủ các nhóm dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của răng miệng. Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có lợi cho răng như thịt đỏ, cá, phô mai, cà rốt, táo, và các loại hạt. Đồng thời, tăng cường vitamin từ rau xanh và trái cây cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng và cơ thể tổng thể.

Tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh; cũng như các loại thực phẩm chứa nhiều acid, phẩm màu, chất tạo ngọt và đường. Những loại thực phẩm này có thể gây hại cho men răng, góp phần vào việc phá hủy sức khỏe răng miệng và có thể gây ra tình trạng hôi miệng.

8.4 Loại bỏ những thói quen xấu

Một số người có thói quen cắn móng tay, dùng răng mở nắp chai hoặc bao bì sản phẩm một cách không cần thiết. Đây là những thói quen đáng trách và cần phải loại bỏ hoàn toàn, vì chúng có thể gây ra mẻ răng, vỡ rìa cắn của răng; từ đó tăng nguy cơ mắc sâu kẽ răng. Bên cạnh đó, duy trì tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng cũng là điều quan trọng để giảm thiểu tật nghiến răng khi ngủ và giảm bớt tổn thương cho men răng.

Hi vọng chia sẻ của Nha khoa Flora đã giúp bạn có những kiến thức hữu ích về bệnh sâu kẽ răng và cách điều trị từ A – Z. Để đặt lịch hẹn khám và tư vấn răng miệng miễn phí với Bác sĩ CKI; Cô chú, Anh chị vui lòng liên hệ qua số Hotline: 028 7305 8999 hoặc Inbox qua Fanpage, Zalo, SMS để được hỗ trợ nhé.

.
.
.
.