Viêm nướu, lệch khớp cắn hay đen đường viền nướu,.. là những tác hại của bọc răng sứ bạn nên biết.
Bọc răng sứ hiện nay đang dần trở thành xu thế mới. Ngoài những lợi ích về sức khỏe răng miệng, làm răng sứ còn mang lại vẻ đẹp duyên dáng cho hàm răng, giúp nụ cười thêm tỏa sáng. Tuy nhiên, những tình trạng không tốt sau khi trồng răng sứ cũng đã xuất hiện như: nướu bị đen, hôi miệng,vv.. Hãy cùng Nha khoa Flora tìm hiểu về tác hại của làm răng sứ và nguyên nhân gây nên những tác hại này!
BỌC RĂNG SỨ VẪN BỊ HÔ
Trước hết bạn phải hiểu rõ nguyên nhân răng hô là vì đâu? Răng hô thường do một trong hai nguyên nhân: do răng hoặc do xương. Làm răng sứ là kỹ thuật liên quan tới thân răng nên không thể thay đổi cấu trúc xương hàm. Do vậy những trường hợp này làm răng sứ không thể can thiệp mà bạn cần phải niềng răng.
Trường hợp hô do răng, việc trồng răng sứ cải thiện cũng tùy thuộc vào tình trạng của răng. Cải thiện răng hô đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải mài răng (tùy từng trường hợp mà mài ít hay nhiều). Nếu như cùi răng của bạn yếu, hay mức độ hô của bạn lớn đòi hỏi phải mài quá nhiều gây yếu cùi răng thì bạn không thể trồng răng sứ. Hay nói cách khác nếu bọc mà mài không đủ thì bọc răng sứ vẫn bị hô. Thông thường, những trường hợp đã hô nặng không thể khắc phục bằng răng sứ sẽ phải niềng răng trước và làm răng sứ sau.
Tóm lại, những trường hợp làm răng sứ vẫn bị hô thường do người trồng răng sứ không có nhu cầu chữa hô, hoặc do nơi thực hiện bọc sứ kém uy tín, hứa hẹn bất chấp để bán dịch vụ.
Xem thêm: Bọc sứ là gì?
TRỒNG RĂNG SỨ BỊ ĐEN NƯỚU
Có nhiều trường hợp sau khi bọc sứ xuất hiện tình trạng đen nướu. Đây không phải là bệnh, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chất liệu mão răng sứ.
Hiện nay trên thị trường có 02 loại răng sứ phổ biến. Đó là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ (răng toàn sứ). Tình trạng đen nướu là do răng sứ kim loại.
Sau khoảng 3-5 năm, những hợp kim từ phần sườn của răng sứ kim loại gây nên tình trạng bị đen ở những vùng nướu bao quanh chân răng. Những vùng nướu này chỉ có thể cắt bỏ bớt một phần, không thể làm mất hoàn toàn. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ trầm trọng tới hàm răng của bạn. Do đó mà thông thường, người ta chỉ dùng loại này khi bọc răng hàm – những răng không đòi hỏi cao về thẩm mỹ.
LÀM RĂNG SỨ GÂY VIÊM NƯỚU
Bọc sứ bị viêm nướu là tình trạng nướu bị sưng tấy sau khi bọc răng. Viêm nướu có thế dẫn đến những triệu chứng như chảy máu chân răng gây hôi miệng, đau nhức hay nguy hiểm hơn là tiêu xương hàm. Vậy những nguyên nhân nào gây nên viêm nướu sau khi bọc sứ?
Viêm nướu do vệ sinh răng miệng
Đây là nguyên nhân chính mà phần lớn những người bị viêm nướu sau khi bọc sứ mắc phải. Những lý do gây viêm nướu xuất phát từ chính người bệnh như:
- Lười vệ sinh răng miệng;
- Sử dụng ngay sau khi làm răng sứ những thực phẩm dễ bám dính;
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách đều gây nên viêm nướu.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thực hiện vệ sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ. Hãy tạm thời tránh những thực phẩm mà bác sĩ khuyến cáo. Đừng quên thăm khám răng miệng định kỳ từ 3 – 6 tháng. Xử lý kịp thời nếu tình trạng viêm nướu xuất hiện cũng làm giảm tác hại do viêm nướu gây ra.
Viêm nướu do tay nghề của bác sĩ thực hiện
Ngoài lý do như chất lượng răng sứ không đạt chuẩn thì tay nghề của bác sĩ thực hiện cũng là một trong những lý do gây nên viêm nướu. Khi mão sứ được chế tác không khít với cùi răng tạo những khoảng hở. Tại đây, vi khuẩn sẽ chui vào khó vệ sinh thông thường, lâu dần gây nên tình trạng viêm nướu. Trường hợp này khó cải thiện bằng vệ sinh răng miệng hay cạo vôi răng thông thường mà cần phải tháo mão sứ, xử lý và bọc lại mới khắc phục được tình trạng viêm nướu.
Không chỉ vậy, trong quá trình mài răng hay lắp mão răng sứ, bác sĩ thực hiện vô tình xâm phạm khoảng sinh học cũng gây nên tình trạng viêm nướu và những hệ quả liên quan.
Tham khảo: Dịch vụ làm răng sứ thẩm mỹ UY TÍN
Nhìn chung, làm răng sứ là kỹ thuật không khó, mang lại nhiều hiệu quả lớn. Tuy nhiên nó lại phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ. Để tránh các tác hại trên, bạn cần phải tìm hiểu kĩ càng về thông tin. Ngoài ra, hãy lựa chọn nơi uy tín và bác sĩ có tay nghề cao bạn nhé!