Trẻ bị hàm ngược bao giờ niềng răng được

Niềng răng hàm ngược được lựa chọn rất phổ biến để điều trị vấn đề khớp cắn. Việc điều trị khớp cắn ngược cần được tiến hành càng sớm càng tốt, tốt nhất là từ bé. Điều trị sớm khớp cắn sẽ giúp ăn nhai tốt hơn cũng như hạn chế các bệnh lý nha khoa.

1. Tình trạng hàm ngược là gì?

Hàm ngược hay còn được gọi là móm, là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước quá mức. Trong khi đó xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào trong. Khớp cắn ngược khiến khuôn mặt mất cân đối và tác động xấu tới cử động của hàm. Khớp cắn ngược nếu không được điều trị sớm dễ gây ra các hậu quả như: 

Răng bị hàm ngược
Răng bị hàm ngược
  • Gây mất cân đối cho khuôn mặt, thiếu thẩm mỹ làm khuôn mặt dài bất thường và già hơn so với tuổi.
  • Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Do khớp cắn 2 hàm lệch gây khó khăn khi ăn nhai, việc cắn xé thức ăn tốn nhiều lựa và thời gian dễ gây rối loạn khớp cắn.
  • Ảnh hưởng đến phát âm do cấu trúc sai lệch khiến phát âm không chuẩn.
  • Những tự ti về tâm lý khiến người bị hàm cắn ngược hạn chế nói cười.

Hàm cắn ngược thường xuất hiện ngay từ bé, vậy nguyên nhân gây khớp cắn ngược là gì?

2. Nguyên nhân trẻ bị hàm ngược

Có 2 nguyên nhân chính gây khớp cắn ngược ở trẻ em là do răng hoặc do xương hàm.

2.1 Nguyên nhân do răng

Răng bị móm do nhóm răng cửa phía trước của hàm dưới chìa ra bên ngoài và răng trước hàm trên quá ngắn khiến răng hàm dưới bao lấy răng hàm trên. Mà nguyên nhân của khớp cắn ngược do răng thường là do răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới hoặc do trẻ có thói quen trượt hàm sang bên theo xu hướng không thuận lợi.

Niềng răng hàm ngược do răng
Niềng răng hàm ngược do răng

Hàm ngược có thể điều trị bằng niềng răng, tuy nhiên đối với những trẻ em còn nhỏ răng chưa mọc răng vĩnh viễn thì không nên niềng sớm. Vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến xương hoặc mặt bị lõm hay còn gọi là mặt gãy ở nhiều mức độ khác nhau.

Xem thêm về: Niềng răng mắc cài sứ có tốt hơn kim loại

2.2 Nguyên nhân do xương

Nguyên nhân do xương khiến hàm ngược xuất phát từ nguyên nhân xương hàm trên kém phát triển nhưng xương hàm dưới phát triển quá mạnh. Hoặc do dị tật khe hở vòm miệng khiến cho xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và chiều trước sau làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới. 

3. Các biện pháp chữa hàm ngược cho trẻ

Đối với các trẻ khắc phục khớp cắn ngược có thể áp dụng niềng răng hàm ngược với các trường hợp do răng. Khi đó chỉnh nha sẽ dịch chuyển răng của 2 hàm về đúng vị trí, điều chỉnh khớp cắn cũng như khôi phục thẩm mỹ cho răng hàm và khuôn mặt.

Với các trường hợp trẻ bị khớp cắn ngược do xương mức độ nhẹ các bác sĩ cũng sẽ tư vấn chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng. Còn với các trường hợp móm nặng do xương sẽ được chỉ định phẫu thuật chỉnh hình. Tuy nhiên để biết chính xác trẻ phù hợp với phương pháp điều trị nào bạn nên đến thăm khám nha khoa để nhận được sự tư vấn phù hợp.

Xem thêm về: Điều trị viêm nha chu ở trẻ em an toàn và hiệu quả

4. Trẻ bị hàm ngược khi nào niềng răng được?

Thời điểm tốt nhất để niềng răng hàm ngược là từ 7 – 12 tuổi. Trẻ ở độ tuổi này có răng và xương hàm mềm nên sẽ dễ dàng tác động và điều chỉnh dù trẻ bị khớp cắn ngược do răng hay do xương hàm. Bởi vậy, khớp cắn ngược có thể khắc phục dễ dàng, tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cũng thấp bằng phương pháp hàm ngược niềng răng.

Niềng răng giúp điều trị khớp cắn ngược
Niềng răng giúp điều trị khớp cắn ngược

Ở độ tuổi này trẻ chưa có ý thức vệ sinh răng miệng cao do đó bạn nên lựa chọn niềng răng Invisalign thay vì mắc cài. Vì niềng răng mắc cài cần vệ sinh kỹ nếu không dễ gây viêm nướu và vàng răng. Ngược lại với niềng răng bằng khay Invisalign bạn có thể tháo ra và vệ sinh răng như bình thường. Không chỉ vậy khay trong suốt giúp đảm bảo thẩm mỹ giúp trẻ không tự ti hoặc dễ bị bạn bè trêu chọc. Đồng thời niềng răng hàm ngược trong suốt còn rút ngắn thời gian điều trị hiệu quả.

Liên hệ nha khoa Flora để được niềng răng hàm ngược an toàn và chất lượng nhé. Và đừng quên những khuyến mãi niềng răng mới nhất luôn được cập nhật tại Fanpage: Nha khoa Flora nhé!

Xem thêm về: 5 khác biệt giữa Niềng răng mắc cài và Niềng răng trong suốt

.
.
.
.