Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi đây là một giai đoạn quan trọng để đảm bảo kết quả chỉnh nha đúng như ý muốn. Đồng thời phòng tránh các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, viêm lợi… Hãy cùng Nha khoa Flora tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Vì sao cần chăm sóc răng miệng khi niềng răng?
Trong quá trình niềng răng, việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố quyết định đến thành công của quá trình điều trị. Lý do thức ăn dễ bám vào các khe hở nhỏ giữa răng và mắc cài, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu không được làm sạch thường xuyên, mảng bám và cao răng sẽ hình thành, gây ra các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, thậm chí là mất răng.
Vậy nên, để bảo vệ kết quả niềng răng và sở hữu một hàm răng chắc khỏe, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn vệ sinh răng miệng từ nha sĩ.

Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng
Dưới đây là những dụng cụ cần thiết sau khi niềng răng, giúp bạn vệ sinh làm sạch răng miệng tốt hơn:
Chọn bàn chải, kem đánh răng
- Bàn chải đánh răng: Nên ưu tiên chọn loại bàn chải có lông mềm, vừa vặn với khoang miệng. Đầu bàn chải nhỏ gọn giúp len lỏi vào những kẽ răng khó tiếp cận, loại bỏ tối đa mảng bám và thức ăn thừa.
- Kem đánh răng: Một tuýp kem đánh răng tốt không chỉ giúp làm sạch răng mà còn bảo vệ men răng hiệu quả. Bạn nên chọn loại kem có chứa fluoride – thành phần giúp tăng cường sức đề kháng của men răng trước axit và vi khuẩn gây sâu răng. Bên cạnh đó, nên ưu tiên các sản phẩm có độ mài mòn thấp để tránh tổn thương nướu.
- Kỹ thuật chải răng: Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 phút. Chải răng theo chuyển động tròn hoặc lên xuống, kết hợp với việc chải nhẹ nhàng các bề mặt răng, cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai. Đối với người niềng răng, cần chú ý chải kỹ các kẽ răng xung quanh mắc cài để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa, ngăn ngừa tình trạng viêm lợi.
- Vệ sinh lưỡi: Lưỡi là nơi trú ngụ của hàng triệu vi khuẩn gây hôi miệng. Vì vậy, việc làm sạch lưỡi bằng bàn cạo lưỡi hoặc phần lông ở mặt sau bàn chải đánh răng là vô cùng cần thiết.
Lưu ý: Để đảm bảo hiệu quả vệ sinh răng miệng, bạn nên thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng/lần. Ngoài ra, việc đến nha sĩ khám định kỳ 6 tháng/lần cũng rất quan trọng để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về răng miệng.

Dùng bàn chải kẽ và chỉ nha khoa
Bàn chải kẽ là công cụ hữu hiệu giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa mắc kẹt giữa các kẽ răng, đặc biệt là ở những vị trí mà bàn chải thông thường khó tiếp cận. Để sử dụng bàn chải kẽ, bạn nhẹ nhàng đưa bàn chải vào kẽ răng theo chuyển động lên xuống, kết hợp với việc xoay tròn nhẹ nhàng. Đối với người niềng răng, bạn có thể sử dụng bàn chải kẽ có đầu chổi chữ V để làm sạch hiệu quả xung quanh mắc cài.
Chỉ nha khoa là công cụ không thể thiếu trong việc làm sạch kẽ răng. Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở những vị trí mà bàn chải kẽ không thể với tới. Cách sử dụng chỉ nha khoa khá đơn giản: Cắt một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 4-5 cm, luồn nhẹ nhàng qua kẽ răng và thực hiện động tác cưa lên cưa xuống theo hình chữ C để làm sạch hai bên mặt răng.
Lưu ý: Việc sử dụng bàn chải kẽ và chỉ nha khoa đúng cách sẽ giúp bạn ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi. Bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ để chọn loại bàn chải kẽ và chỉ nha khoa phù hợp với tình trạng răng miệng của mình.

Sử dụng thêm nước súc miệng
Nước súc miệng, đặc biệt là loại chứa fluoride, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ men răng, giảm ê buốt và làm chắc răng. Fluoride giúp tái khoáng hóa men răng, tạo một lớp bảo vệ vững chắc, ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý về răng miệng khác.
Lưu ý khi lựa chọn nước súc miệng, bạn nên ưu tiên các sản phẩm có chứa fluoride, không chứa cồn và có hương vị dễ chịu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của nha sĩ để lựa chọn loại nước súc miệng phù hợp với tình trạng răng miệng của mình.

Chế độ ăn uống sau niềng răng
Trong quá trình niềng răng, răng đang trong quá trình dịch chuyển nên rất nhạy cảm. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp không chỉ giúp bảo vệ mắc cài và dây cung, mà còn ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi.
Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm phù hợp khi niềng răng:
- Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nhai: Các loại cháo, súp, trái cây mềm, rau luộc… sẽ giúp bạn dễ dàng ăn nhai mà không gây áp lực lên răng và mắc cài.
- Hạn chế thực phẩm cứng, dai, dính: Các loại hạt, kẹo cứng, bánh mì cứng, thịt dai… có thể làm gãy mắc cài, làm lỏng dây cung hoặc gây tổn thương nướu.
- Giảm thiểu thực phẩm có đường: Đường là nguyên nhân chính gây sâu răng. Do đó, bạn nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại đồ ngọt, nước ngọt có ga.
- Ăn uống khoa học: Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được nghiền nhỏ trước khi nuốt.

Hy vọng với gợi ý cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng sẽ giúp đảm bảo quá trình chỉnh nha của bạn diễn ra suôn sẻ, hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hoặc đặt hẹn khám răng miệng miễn phí, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Flora qua số Hotline: 028 7305 8999 hoặc Inbox qua Fanpage, Zalo, SMS để được hỗ trợ 24/7.