Tư vấn chuyên môn bài viết: BÁC SĨ NGUYỄN ĐẮC MINH
Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Flora
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh
Đặt lịch hẹn Xem hồ sơMóm có niềng răng được không? Niềng răng móm trong bao lâu? Chỉnh nha điều trị răng móm bao nhiêu tiền? là thắc mắc chung của nhiều người hiện nay. Đừng lo lắng, hãy theo dõi bài viết này của Nha khoa Flora để có câu trả lời chuẩn bạn nhé!
1. Thế nào là răng móm?
Răng móm (hay còn gọi là khớp cắn ngược), là tình trạng sai lệch khớp cắn phổ biến, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Khác với nụ cười rạng rỡ thông thường, người móm thường gặp vấn đề về khớp cắn, khiến răng hàm dưới trồi ra ngoài so với răng hàm trên.
Đặc điểm nhận diện răng móm:
– Hàm dưới đưa ra trước: Dễ dàng nhận biết qua vùng môi dưới và cằm nhô ra, tạo cảm giác mất cân đối cho khuôn mặt.
– Khuôn mặt lõm khi nhìn nghiêng: Do sự thiếu hài hòa giữa các đường nét, khuôn mặt có xu hướng lõm sâu khi nhìn từ góc nghiêng.
– Răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên: Khi ngậm miệng, thay vì răng hàm trên bao phủ răng hàm dưới; tình trạng móm khiến răng hàm dưới trùm lên răng hàm trên.
2. Nguyên nhân răng móm
Móm răng là tình trạng răng hàm dưới trồi ra ngoài so với răng hàm trên; ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe của người sở hữu. Vậy nguyên nhân dẫn đến răng móm do đâu?
Di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng, nếu bố mẹ hoặc ông bà của bạn có hàm móm thì bạn có nguy cơ cao gặp tình trạng tương tự.
Răng:
– Thiếu răng cửa hàm trên: Khiến cung răng trên ngắn lại, không đủ lực để cản răng cửa hàm dưới, tạo điều kiện cho hàm dưới trồi ra trước.
– Răng cửa hàm trên mọc chậm: Mất điểm chặn cho răng cửa hàm dưới, dẫn đến lệch khớp cắn.
Thói quen: Đưa hàm dưới ra trước khi nói chuyện, tật mút tay, ngậm núm vú,… là những thói quen xấu gây móm răng thường gặp ở trẻ em.
Mất răng sớm: Mất răng cối sữa hàm dưới sớm khiến hàm dưới không có điểm tựa, dễ dàng trượt ra trước.
Khớp: Dây chằng khớp thái dương hàm lỏng lẻo nên khiến hàm dưới mất kiểm soát, trượt ra ngoài khi vận động.
Nội tiết: Rối loạn chức năng tuyến yên ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm dưới, dẫn đến móm.
Cơ: Hoạt động quá mức của lưỡi đẩy hàm dưới ra trước, phá vỡ cân bằng giữa các cơ môi, má và lưỡi.
3. Tác hại của răng móm
Dưới đây là những ảnh hưởng thường gặp do răng móm gây ra cho người móm răng:
– Khuôn mặt mất cân đối: Răng móm khiến cằm nhô ra, tạo cảm giác gương mặt lưỡi cày, mất đi sự hài hòa vốn có.
– Khó khăn khi ăn nhai: Khớp cắn ngược cản trở việc nhai thức ăn hiệu quả; dẫn đến mỏi hàm, tiêu hóa kém, dạ dày và hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức, giảm khả năng hấp thu dưỡng chất.
– Rối loạn phát âm: Răng móm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát âm, khiến giọng nói không được tròn vành rõ chữ, gây khó khăn trong giao tiếp.
– Bệnh lý về răng miệng: Khớp cắn không chuẩn do móm răng khiến cơ hàm hoạt động quá mức; dẫn đến co thắt cơ, rối loạn khớp thái dương hàm, gây đau nhức ở khớp và khu vực quanh đó.
Móm răng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bạn nên chủ động khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm tình trạng móm răng, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
4. Bị móm có nên niềng răng không?
Móm có niềng răng được không? Niềng răng sử dụng hệ thống khí cụ chuyên dụng như dây cung, mắc cài để di chuyển răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Đây là phương pháp hiệu quả giúp khắc phục tình trạng móm do yếu tố răng, mang lại nụ cười rạng rỡ và khớp cắn chuẩn chỉnh.
4.1 Niềng răng phù hợp với ai?
Theo Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh, niềng răng hoàn toàn có thể áp dụng cho người bị móm. Tuy nhiên, phương pháp chỉnh nha sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng tình trạng cụ thể:
– Móm do răng: Niềng răng sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp sắp xếp răng về đúng vị trí, khớp cắn chuẩn, cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
– Móm do xương hàm: Phẫu thuật chỉnh hình có thể được cân nhắc để cân chỉnh xương hàm, kết hợp niềng răng để đạt hiệu quả tối ưu.
– Móm do cả răng và xương hàm: Kết hợp niềng răng và phẫu thuật hàm là giải pháp hiệu quả cho trường hợp này.
Tuy nhiên, để xác định phương pháp điều trị móm phù hợp nhất, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn kỹ lưỡng. Việc lựa chọn nha khoa uy tín sẽ đảm bảo chất lượng điều trị, giúp bạn sở hữu nụ cười tự tin rạng rỡ và an toàn cho sức khỏe.
5. Lợi ích phương pháp niềng răng móm
Niềng răng chỉnh nha là phương pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục răng móm bởi mang lại nhiều lợi ích vượt trội sau:
5.1 Thay đổi nhan sắc ngoạn mục
– Khắc phục toàn diện tình trạng móm: Niềng răng giúp sắp xếp răng về đúng vị trí, khớp cắn chuẩn, mang lại hàm răng đều đẹp, gương mặt hài hòa, cân đối.
– Kết quả vĩnh viễn: Việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, kết hợp chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý, bạn sẽ sở hữu nụ cười rạng rỡ vĩnh viễn.
5.2 Nâng tầm chức năng ăn nhai
– Ăn nhai hiệu quả: Khớp cắn chuẩn chỉnh sẽ giúp cải thiện chức năng ăn nhai, cho phép bạn thưởng thức trọn vẹn mọi món ngon.
– Vệ sinh dễ dàng: Răng đều đặn, khớp cắn chuẩn tạo điều kiện vệ sinh răng miệng dễ dàng, ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.
5.3 Đảm bảo tính an toàn cao
– Tác động nhẹ nhàng: Lực tác động từ khí cụ niềng răng nhịp nhàng, giúp răng ổn định nhanh, không ảnh hưởng đến chức năng răng.
– Bảo tồn tối đa: Gần như không tác động lên răng, không cần mài bớt như bọc răng sứ, đảm bảo bảo tồn răng tối đa.
6. Các phương pháp niềng răng móm
Niềng răng – chìa khóa “hô biến” nụ cười “ngược chiều” thành nụ cười rạng rỡ. Tuy nhiên, phương pháp niềng răng móm nào phù hợp nhất với bạn? Hãy cùng Nha khoa Flora khám phá:
6.1 Niềng răng mắc cài kim loại
– Hiệu quả cao, chi phí hợp lý: Lựa chọn phổ biến, mang lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu với mức chi phí tiết kiệm.
– Mắc cài kim loại: Làm từ thép không gỉ, được gắn cố định trên răng đảm bảo sự chắc chắn.
– Dây cung: Cố định trên rãnh mắc cài bằng dây thun, tạo lực di chuyển răng nhẹ nhàng.
6.2 Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Cải tiến từ niềng răng mắc cài kim loại thường:
– Hệ thống nắp trượt tự động hoặc cánh kim loại giữ dây cung trong mắc cài.
– Loại bỏ dây thun, hạn chế tình trạng bung sút trong quá trình niềng.
– Quá trình chỉnh nha liên tục, hiệu quả: Dây cung di chuyển tự do trong rãnh mắc cài, giúp rút ngắn thời gian điều trị đáng kể.
6.3 Niềng răng mắc cài sứ hoặc pha lê
Tính thẩm mỹ cao: Mắc cài có màu sắc gần giống với màu răng, mang lại vẻ ngoài tinh tế.
Phương pháp này có 2 loại chính:
– Mắc cài sứ thường: Cấu tạo đơn giản, chi phí hợp lý.
– Mắc cài sứ tự động: Cơ chế hoạt động tương tự mắc cài kim loại tự buộc, tối ưu hiệu quả chỉnh nha.
6.4 Niềng răng trong suốt Invisalign
Sử dụng khay niềng trong suốt, thay thế hoàn toàn hệ thống mắc cài và dây cung nên đem lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân.
Ưu điểm vượt trội:
– Tính thẩm mỹ cao, “vô hình” khi đeo, không phải e ngại mỗi khi giao tiếp.
– Thoải mái khi niềng, dễ dàng vệ sinh răng miệng, phòng ngừa tối đa bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu…
– Ăn uống thoải mái, không gây cộm vướng.
7. Niềng răng móm có đau không, bao lâu thì xong?
Nhiều người băn khoăn về mức độ đau nhức và thời gian hoàn thiện khi thực hiện niềng răng. Vậy niềng răng móm có đau không? mất bao lâu?
Cảm giác khó chịu trong giai đoạn đầu:
Khi mới đeo mắc cài, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu, ê ẩm do lực tác động lên răng. Tình trạng này sẽ thuyên giảm sau vài ngày khi khoang miệng thích nghi với mắc cài.
Cơn đau sau mỗi lần tái khám:
– Điều chỉnh lực siết dây cung: Gây đau nhức, ê ẩm trong 1-2 ngày.
– Sử dụng thuốc giảm đau: Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ nếu tình trạng nghiêm trọng.
Thời gian niềng răng móm:
– Tùy thuộc vào: Tình trạng răng miệng, độ tuổi niềng răng, phương pháp chỉnh nha.
– Thông thường: 18-24 tháng.
– Độ tuổi lý tưởng cho trẻ em: 7-13 tuổi.
– Với người trưởng thành: Thời gian có thể lâu hơn do cấu trúc xương và răng cứng hơn.
8. Niềng răng móm có phải nhổ răng không?
Nhiều người băn khoăn liệu niềng răng móm có cần nhổ răng hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào:
Tình trạng răng miệng:
– Móm nhẹ do răng: Có thể không cần nhổ, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật niềng nới rộng để sắp xếp răng.
– Móm phức tạp, cấu trúc răng hàm lệch lạc: Khả năng nhổ răng cao, đặc biệt là ở người trưởng thành.
– Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm: Cần nhổ bỏ để quá trình chỉnh nha thuận lợi.
Độ tuổi niềng răng:
Giai đoạn vàng 6-12 tuổi: Tránh nhổ răng phức tạp, hiệu quả cao (lên đến 98%), thay đổi sai lệch xương.
Vì sao nên niềng răng móm sớm?
– Hạn chế nhổ răng, bảo tồn răng tối đa.
– Xương hàm dễ điều chỉnh, di chuyển răng thuận lợi.
– Hiệu quả chỉnh nha nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí.
9. Niềng răng móm có giá bao nhiêu?
Niềng răng móm bao nhiêu tiền? Thực tế thì chi phí niềng răng móm ở mỗi người sẽ phụ thuộc vào:
– Mức độ móm răng: Móm nhẹ có chi phí thấp hơn do ít sai lệch về hàm và khớp cắn.
– Tình trạng răng miệng: Răng sâu, viêm nha chu, sưng nướu thường phát sinh thêm chi phí điều trị trước khi niềng.
– Phương pháp niềng răng: Niềng mắc cài có mức giá thấp hơn so với niềng răng trong suốt.
– Tay nghề bác sĩ: Bác sĩ chuyên môn cao giúp chẩn đoán chính xác, đưa ra liệu trình hiệu quả với chi phí tối ưu.
– Cơ sở vật chất phòng khám: Trang thiết bị hiện đại, đáp ứng quy định Bộ Y tế có chi phí cao hơn.
Nha khoa Flora – Nâng tầm nụ cười với chi phí hợp lý:
– Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên sâu về chỉnh răng móm.
– Hệ thống máy móc hiện đại, cơ sở khang trang, tiện nghi.
– Liệu trình niềng răng cá nhân hóa, phù hợp với từng bệnh nhân.
– Chính sách thanh toán linh hoạt: Trả góp tiện lợi qua ngân hàng 3/6/9/12 tháng.
10. Để niềng răng móm hiệu quả nhanh nhất, cần lưu ý gì?
Để đạt hiệu quả nhanh chóng và tối ưu khi chỉnh nha răng móm, bạn cần lưu ý những điều sau:
10.1 Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ
– Đeo thun tại nhà hoặc khí cụ hỗ trợ theo hướng dẫn.
– Khám răng định kỳ để điều chỉnh lực kéo phù hợp.
– Báo cáo ngay với bác sĩ nếu gặp bất kỳ vấn đề nào.
10.2 Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng
– Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng dành riêng cho người niềng răng.
– Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa kẹt giữa các kẽ răng.
– Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
– Hạn chế đồ ăn cứng, dai, kẹo cao su, nước ngọt có gas.
– Uống nhiều nước lọc.
10.3 Tránh thói quen ảnh hưởng đến niềng răng
– Cắn móng tay, cắn bút, mút môi, đẩy lưỡi vào răng.
– Tham gia các hoạt động thể thao va chạm mạnh mà không có dụng cụ bảo vệ.
– Ngủ nghiến răng (cần có biện pháp khắc phục).
10.4 Giữ tinh thần thoải mái
– Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
– Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.
– Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
Hi vọng với chia sẻ của Nha khoa Flora sẽ giúp bạn đọc có những thông tin hữu ích về niềng răng móm. Để đặt hẹn thăm khám và chụp phim X-quang răng miễn phí tại Flora, quý khách vui lòng gọi số Hotline: 02873058999 hoặc Inbox Fanpage, Zalo, SMS để được hỗ trợ 24/7.