NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GHÉP XƯƠNG IMPLANT

Răng sau khi bị mất khoảng một thời gian sẽ xuất hiện tình trạng tiêu xương. Tiêu xương gây ra nhiều hậu quả như hóp má, răng xô lệch và cản trở phục hình răng Implant. Do đó, ghép xương Implant cần phải thực hiện để đảm bảo trụ Implant được cắm vững chắc trên khuôn hàm. Vậy ghép xương Implant có đau không? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau từ Nha Khoa Flora nhé.

Tiêu xương hàm là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu xương ở răng hàm. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sử dụng biện pháp ghép xương Implant để phục hồi chỗ xương hàm bị tiêu, trước khi tiến hành thực hiện trồng răng Implant.

1. Nguyên nhân gây ra tiêu xương hàm 

Tiêu xương ổ răng là tình trạng suy giảm mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích của phần xương ổ răng và xung quanh chân răng. Xương ổ răng dễ bị tiêu hõm do xương ổ khá mềm, chỉ là tổ chức muối khoáng sinh học nên dễ bị tiêu khi vi khuẩn tấn công hoặc có khoảng rỗng.

Có 2 nguyên nhân gây tiêu xương răng gồm:

  • Bị tiêu xương không do mất răng: tình trạng tiêu xương chân răng có thể bắt đầu từ cao răng. Khi cao răng xuất hiện sẽ ăn sâu xuống dưới nướu. Khi nướu đã bị tổn thương, dây chằng nha chu bị đứt, vi khuẩn thấn công xương chân răng sẽ làm khoảng phá huỷ xương chân răng và gây tiêu xương.
  • Bị tiêu xương do mất răng: Vì một lý do nào đó, người bệnh cần phải nhổ răng. Sau khi nhổ, chỗ đó sẽ hình thành cục máu đông và quá trình tự lành vết thương bắt đầu. Sau một thời gian ngắn, cục máu đông tan dần, hình thành các mô hạt và cuối cùng thành xương. Tuy nhiên, khoảng trống mà chân răng để lại trong xương răng sẽ khiến xương răng bị sụt, tiêu thấp xuống. Sự tiêu xương này dần nghiêm trọng hơn theo thời gian

Để khắc phục tình trạng tiêu xương, bác sĩ thường đưa ra lời khuyên là nên được thực hiện ghép xương và trồng răng Implant ngay để tình trạng bệnh nhân không trở nên nghiêm trọng hơn nếu để quá lâu năm.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ trồng răng Implant tại Nha Khoa Flora

Nhanh tay liên hệ với Flora để nhận ưu đãi Dịch vụ Trồng răng Implant, giảm giá lên đến 70%Nha Khoa Flora - Hệ Thống Nha Khoa Êm Ái Chuẩn Thuỵ Sĩ

 

2. Quá trình tiêu xương hàm diễn ra nhanh không? 

Quá trình tiêu xương hàm diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc lớn vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu thì thời gian tiêu xương đi qua các móc thời gian như:

Ghép xương Implant khi bị tiêu xương hàm
Tiêu xương gây ra tình trạng răng hàm xô lệch (ảnh minh họa)
    • Mất răng sau 3 tháng: Lúc này xương tiêu biến khoảng 10% và chưa xuất hiện các sự thay đổi đáng kể.
    • Mất răng sau 1 năm: Lúc này xương tiêu biến từ 25 – 30%. Phần nướu ở chỗ răng bị mất đã bị teo và các răng xung quanh đã xuất hiện tình trạng xô lệch.
    • Mất răng sau 3 năm: Lúc này xương tiêu biến từ 50 – 60%. Phần nướu ở chỗ mất răng đã teo nhỏ, răng xung quanh xô lệch nhiều và xuất hiện các dấu hiệu lão hóa trên gương mặt.

Căn cứ vào thời gian tiêu xương cụ thể của từng cá nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các liệu trình phẫu thuật ghép xương phù hợp. Cũng như các chi phí và phương pháp chỉ định cụ thể. Vậy có các phương pháp ghép xương nào?

Xem thêm về: Tiêu xương chân răng là gì? Phương pháp điều trị tốt nhất?

3. Các phương pháp ghép xương Implant – Giải pháp khắc phục tiêu xương hàm

3.1 Ghép xương Implant tự thân

Phương pháp sẽ tiến hành lấy xương ở một bộ phận khác trên cơ thể như xương hàm, xương cằm, xương chậu,… Sau đó xử lý và cấy ghép vào vị trí răng bị mất. Phương pháp này có ưu điểm như sau:

  • An toàn
  • Lành thương nhanh 
  • Không xuất hiện sự đào thải

Tuy vậy, vẫn có sự hạn chế là phải tiến hành phẫu thuật ở 2 vị trí khác nhau trên cơ thể.

3.2 Ghép xương nhân tạo

Ghép xương nhân tạo là phương pháp ghép xương phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng xương sinh học có cấu tạo từ Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate. Loại xương này ổn định an toàn với cơ thể, dễ cấy ghép, có khả năng tự tiêu, tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển. Thời gian phục hồi để cấy ghép xương Implant trung bình khoảng 6 tháng.

Ghép xương Implant nhân tạo
Ghép xương mới Implant nhân tạo (ảnh minh họa)

3.3 Ghép xương đồng chủng

Phương pháp này sử dụng xương từ các cá thể cùng loài như mô xương, mô sụn ở ngân hàng xương. Ghép xương đồng chủng có thể ghép với số lượng lớn và rất an toàn với cơ thể.

3.4 Ghép xương dị chủng

Cấy ghép xương dị chủng sử dụng các vật liệu từ cá thể khác loài đã được xử lý và bổ sung các đặc tính sinh học phù hợp như đông khô khử khoáng, đông khô…Tuy nhiên, khả năng tương hợp của hình thức dị chủng kém, nguy cơ thải trừ cao.

Xem thêm về: Mất răng hàm dưới lâu năm có trồng răng Implant được không?

XEM BẢNG GIÁ IMPLANT

4. Ghép xương Implant có đau không?

Ghép xương Implant là tiểu phẫu trong nha khoa nên trước khi tiến hành các nha sĩ sẽ tiến hành gây tê tại vị trí cần ghép xương. Bằng cách này bạn sẽ hoàn toàn không cảm thấy đau đớn trong quá trình ghép xương. Khi nào hết thuốc tê bạn sẽ cảm thấy đau âm ỉ và sưng. Đây là hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên sau vài ngày cơn đau và sưng sẽ thuyên giảm nếu bạn uống thuốc theo kê toa của bác sĩ và có chế độ chăm sóc hợp lý.

Bên cạnh đó tay nghề bác sĩ cũng là yếu tố quyết định. Nếu bạn được ghép xương với bác sĩ tay nghề giỏi thì thời gian tiến hành cũng như thời gian lành thương diễn ra nhanh chóng. Đồng thời sẽ đảm bảo không xuất hiện các biến chứng cũng như đào thải xương. Do đó, để tiến hành trồng răng và ghép xương Implant bạn nên lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín.

Ghép xương Implant có đau không?
Ghép xương Implant có đau không? (ảnh minh họa)

Điển hình tại nha khoa Flora với bác sĩ Nguyễn Đắc Minh – chuyên gia phục hình răng Implant nhiều năm kinh nghiệm, tiến hành ghép xương và trồng răng Implant thành công cho hàng ngàn khách hàng. Sẽ giúp bạn sở hữu những chiếc răng Implant chắc chắn trên xương hàm.

ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY:

 

5. Chế độ chăm sóc sau khi ghép xương Implant

Một chế độ chăm sóc hợp lý sẽ hạn chế đau và sưng sau khi ghép xương Implant. Bên cạnh đó còn giúp cho quá trình tích hợp với xương hàm diễn ra nhanh chóng, rút ngắn thời gian cấy ghép Implant. Sau khi ghép xương bạn cần lưu ý:

    • Không nên ăn uống bất kỳ thức ăn gì sau 1 – 2 tiếng sau khi ghép xương.
    • Không ăn các thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc dai cứng vì sẽ làm vết thương chảy máu kéo dài.
    • Không uống rượu bia hoặc hút thuốc sau 1 tháng ghép xương.
    • Không dùng ống hút trong những ngày đầu sau phẫu thuật để tránh làm tăng áp lực trong khoang miệng, dễ gây chảy máu nướu.
    • Không dùng tay hoặc các vật nhọn chạm vào vị trí ghép xương vì sẽ làm vết thương bị nhiễm trùng hoặc chảy máu liên tục.
    • Không khạc nhổ mạnh phần máu rỉ ra để tránh tình trạng chảy máu nướu trở nên trầm trọng hơn.
    • Nên ăn các thực phẩm mềm và lỏng như cháo súp trong những tuần đầu sau khi ghép xương.
    • Uống đủ nước và bổ sung các loại sinh tố nước ép trái cây để tăng cường sức khỏe răng miệng.
    • Kiểm tra định kỳ theo dặn dò của bác sĩ.
Ghép xương Implant có đau không?
Cách chăm sóc hậu ghép xương Implant

Những lưu ý trên sẽ giúp ghép xương Implant an toàn và rút ngắn thời gian lành thương để cấy ghép Implant.

XEM BẢNG GIÁ IMPLANT

6. Kết luận

Ghép xương Implant là kỹ thuật quan trọng trong trồng răng Implant với những trường hợp mất răng lâu ngày. Xương hàm chắc chắn sẽ giúp trụ Implant vững và có thể sử dụng đến trọn đời. Đồng thời ghép xương Implant có đau không phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ cũng như chế độ chăm sóc sau khi ghép xương. 

Thông tin liên hệ Nha Khoa flora ghép xương Implant
Thông tin liên hệ Nha Khoa Flora

Với Nha Khoa Flora, mọi rủi ro khi cấy ghép Implant như: trụ bị đào thải, nhiễm trùng, chảy máu kéo dài sẽ không xuất hiện. Ngoài ra, với sứ mệnh mang lại một quá trình điều trị mất răng không đau nhức, không biến chứng, chúng tôi cam đoan bạn sẽ hài lòng với các giải pháp mà Nha Khoa đang cung cấp. Hãy liên hệ nhanh chóng với Flora qua Fanpage: Nha khoa Flora hoặc hotline 03873058999 để được thăm khám tổng quát và tư vấn hoàn toàn miễn phí bạn nhé.

ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY:

 

.
.
.
.