Đau răng do thời tiết trở lạnh sau khi bọc răng sứ – răng nhạy cảm

Đau răng bọc sứ là dấu hiệu cảnh báo răng sứ gặp vấn đề và trở nên nhạy cảm. Khi gặp các vấn đề này bạn nên có biện pháp xử lý kịp thời đồng thời nên sớm thăm khám để được điều trị dứt điểm.

1. Răng trở nên nhạy cảm liệu có phải do bọc sứ?

Với các trường hợp bọc răng sứ bị đau răng hoặc nhạy cảm có thể xảy ra do nguyên nhân từ quá trình bọc răng hoặc do chăm sóc.

1.1 Tay nghề bác sĩ

Tay nghề bác sĩ yếu dễ gây ra những rủi ro trong quá trình bọc răng sứ. Tuy hiện nay bọc răng sứ tuy không còn là kỹ thuật khó nhưng đòi hỏi độ tỷ mỹ trong từng công đoạn cao. Những rủi ro có thể xảy ra khiến răng sứ nhạy cảm như: 

Bọc răng bị đau có thể do tay nghề bác sĩ
Bọc răng bị đau có thể do tay nghề bác sĩ
  • Bác sĩ tay nghề yếu khi mài răng nếu không cẩn trọng sẽ mài răng quá nhỏ ảnh hưởng đến men răng. Khi ảnh hưởng đến men răng dù có bọc lớp sứ bên ngoài thì răng vấn dễ bị đau buốt khi ăn các thực phẩm nóng hoặc lạnh.
  • Việc không điều trị các bệnh lý nha khoa trước khi điều trị do bác sĩ chưa có kinh nghiệm đánh giá sai sức khỏe răng miệng. Khi bọc răng sứ với các bệnh lý một thời gian sau tình trạng viêm nướu răng khiến răng ê buốt, đau nhức khó chịu.
  • Mão sứ được đo đạc không chính xác khiến mão răng bị cong vênh. Khi ăn uống thức ăn rơi vào khó làm sạch. Sau một thời gian vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu gây đau nhức, đau răng bọc sứ.

1.2 Chế độ vệ sinh

Không chải răng đúng cách với bàn chải lông mềm 2 lần/ngày hoặc chải răng theo chiều ngang khiến mão sứ bị xoay, cùi răng thật không được bảo vệ dễ gây viêm nhiễm và bị đau nhức, ê buốt khó chịu.

Sử dụng tăm tre thay vì chỉ nha khoa khiến nướu bị tổn thương, gây khó chịu khi ăn các thực phẩm nóng hoặc lạnh.

Xem thêm về: Làm răng sứ có đau không? Có nguy hiểm không?

2. Hiện tượng đau răng do thời tiết trở lạnh sau khi bọc răng sứ

Vì những cấu tạo đặc thù nên thời tiết có ảnh hưởng khá nhiều tới hàm răng. Trời càng lạnh thì tình trạng đau nhức răng xuất hiện càng nhiều. Tuy nhiên, thời tiết lạnh thường chỉ gây ê buốt ở hàm răng. Tập trung ở những răng bị mòn, bị tổn thương hoặc do tuổi tác.

Răng sứ có thể bị đau khi thời tiết lạnh
Răng sứ có thể bị đau khi thời tiết lạnh

Bọc răng sứ là một quá trình tác động lên răng thật để có thể lắp mão sứ. Do có tác động nên răng sứ khá nhạy cảm và dễ bị đau nhức khi thời tiết lạnh. Đây là hiện tượng bình thường nên bạn có thể an tâm.

Xem thêm về: Cách phân biệt răng sứ chính hãng và răng sứ kém chất lượng

3. Cách giảm đau răng do lạnh nhanh chóng tại nhà

Nhưng đau răng bọc sứ sẽ gây khó chịu, khiến bạn ăn uống khó khăn. Do đó bạn có thể áp dụng những cách sau để có thể giảm đau răng do lạnh ngay tại nhà:

  • Dùng kem đánh răng có tác dụng chống ê buốt, đau răng
  • Súc miệng với dung dịch muối loãng
  • Sử dụng mật ong vì mật ong là một chất kháng khuẩn, giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương, đồng thời giảm đau. Để sử dụng bạn chỉ cần súc miệng với dung dịch mật ong pha nước ấm, cơn đau từ răng ê buốt sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Để giảm cơn ê buốt của răng, bạn có thể thoa tinh bột nghệ lên răng. Theo công thức: 1 thìa cà-phê bột nghệ, 1/2 thìa muối và 1/2 thìa dầu mù tạt. Thoa hỗn hợp lên răng nhạy cảm và vùng nướu xung quanh ít nhất 2 lần/ngày rồi súc miệng sạch.
  • Chữa đau răng bọc sứ tại nhà bằng trà xanh rất tốt. Vì trà xanh giúp đối phó với tình trạng răng ê buốt, bạn sử dụng dung dịch trà xanh không đường như nước súc miệng 2 lần/ngày.

4. Có cần tới nha khoa và thăm khám ngay?

Tuy nhiên nếu tình trạng ê buốt vẫn kéo dài đặc biệt ở chỗ răng bọc sứ thì bạn nhanh chóng đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám ngay. Vì ê buốt kéo dài là minh chứng răng sứ bị thất bại. Do đó bạn nên nhanh chóng thăm khám để bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị.

Kết quả khách hàng bọc răng sứ cùng bác sĩ Minh

Để nhận tư vấn miễn phí từ bác sĩ Nguyễn Đắc Minh – chuyên gia bọc răng sứ tại Flora hãy liên hệ  nha khoa Flora qua hotline 0287.305.8999. Và đừng quên theo dõi Fanpage: Nha khoa Flora để cập nhật những khuyến mãi mới nhất.

.
.
.
.