Có nên nhổ răng khôn hay không? là câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất về răng khôn.
Trên toàn thế giới hiện nay, có đến 73% người trưởng thành có mọc răng khôn. Trong đó, số người gặp phải tình trạng răng mọc lệch lên đến 89%. Do vậy, những thông tin về răng khôn trở thành mối quan tâm của mọi nhà. Vậy răng khôn là gì? Răng khôn có bắt buộc phải nhổ hay không? Hãy cùng Nha khoa Flora tìm hiểu về điều này.
CÁC KIỂU MỌC CỦA RĂNG KHÔN
Răng 8 hay còn gọi là răng khôn, là răng khối lớn thứ 3, mọc trong cùng khuôn hàm của con người. Thông thường răng này mọc trong khoảng 17 – 25 tuổi. Vì vậy người ta gọi nó là răng khôn.
Răng khôn sẽ mọc từ 1 – 4 chiếc tuỳ vào từng cá nhân. Nó chỉ hỗ trợ một phần vào chức năng ăn nhai của con người nếu mọc thằng. Điều đặc biệt nhất ở răng này là nó có đến 4 kiểu mọc:
- Mọc thằng: là kiểu mọc tương tự như các răng thông thường khác, có trục thẳng đứng.
- Mọc lệch 45 độ: đây là kiểu mọc phổ biến. Răng khôn thường mọc lệch khoảng 45 độ, hướng về phía trong hoặc về phía các răng khác.

- Mọc ngang 90 độ: răng khôn có thể mọc ngang hay còn gọi là lệch 90 độ. Đây là trường hợp răng mọc ngầm, bị lợi trùm. Chân răng thường bị kẹt vào xương. Do vậy việc nhổ những chiếc răng này đòi hỏi kĩ thuật cao hơn.
- Mọc ngược 90 độ: trường hợp này ít gặp hơn so với 3 trường hợp trên và quá trình nhổ răng khôn cũng diễn ra phức tạp hơn. Thông thường chân răng sẽ bị kẹt với răng số 7. Do vậy ở tình trạng này khi nhổ răng khôn, bác sĩ cần lưu ý tránh làm tổn thương tới chân răng bên cạnh.
CÓ NÊN NHỔ RĂNG KHÔN HAY KHÔNG?
Khi nhổ răng khôn, nếu không được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm có thể gây nên các tác hại không tốt như: gây tổn thương răng bên cạnh, tổn thương dây thần kinh.
Vậy răng khôn có nên nhổ hay không? Câu trả lời của bác sĩ nha khoa là: NÊN

Dù cùng là răng, nhưng với việc mọc đa dạng kiểu mọc, răng khôn mang tới nhiều tác hại cho sức khoẻ răng miệng của bạn như:
- Chèn, đẩy các răng khác
Với trường hợp răng khôn mọc lệch, dẫn đến xô đẩy các răng bên cạnh. Lâu dần dẫn đến xô đẩy toàn hàm, khiến răng toàn hàm nghiêng vẹo, lộn xộn.
- Lệch khớp cắn
Với tình trạng xô đẩy như trên, cộng thêm với trường hợp răng khôn chỉ mọc ở dưới không mọc ở hàm trên (hoặc ngược lại) dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn gây khó ăn nhai và hệ luỵ dẫn đến những bệnh lý khác như: tụt nướu không mong muốn, viêm nướu,…
- Gây viêm nướu
Răng khôn là răng trong cùng, do vậy mà việc vệ sinh cũng khó khăn hơn. Đặc biệt là những răng khôn mọc lệch, thức ăn dễ dàng lưu lại nhưng khó vệ sinh. Do vậy, mà thường răng khôn rất dễ bị sâu, viêm nướu, viêm mô tế bào hay chết tuỷ. Những bệnh lý này đều gây đau nhức, khó chịu cho bạn mỗi ngày. Không chỉ vậy, nó còn dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi, làm mất tự tin khi giao tiếp.

Trường hợp răng khôn bị viêm để lâu không xử lý, có thể khiến những răng bên cạnh cũng bị viêm, chết tuỷ gây hỏng răng. Do vậy bác sĩ nha khoa thường khuyên rằng: Hãy thăm khám răng khôn kĩ càng để xem xét loại bỏ ngay nếu phát hiện ảnh hưởng xấu.
Tìm hiểu thêm: Chi phí nhổ răng khôn
NHỔ RĂNG KHÔN CÓ ĐAU KHÔNG?
Phần lớn những ca nhổ răng khôn đều gây tê. Một số trường hợp do tâm lý và mong muốn của khách hàng thì sẽ gây mê. Do vậy, nhổ răng khôn sẽ hoàn toàn không đau trong quá trình nhổ.
Một số trường hợp răng mọc cầu kì, khó nhổ thì sau khi nhổ sẽ chảy máu và sưng nhẹ. Mọi triệu chứng sẽ giảm dần sau 2 – 3 ngày, và bạn hoàn toàn có thể ăn uống bình thường.
Tuy nhiên, để nhổ răng khôn, bạn cần phải thăm khám tổng quát sức khoẻ toàn thân. Một số bệnh lý như: tim mạch, thần kinh,vv… sẽ cần chỉ định của bác sĩ điều trị bệnh lý đó mới thực hiện nhổ răng khôn.
Răng khôn là răng mang lại nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ răng miệng của bạn. Do là răng mọc trong cùng, lại có đa dạng các kiểu mọc nên rất khó để bạn có thể nắm bắt được hết tình trạng của nó. Vì vậy hãy tới phòng khám và thăm khám ngay để tránh những tác hại về sau bạn nhé!