Nhổ răng sâu hàm dưới – Nên nhổ hay chữa trị

Có nên hay là không nhổ răng sâu hàm dưới luôn là câu hỏi khiến nhiều người quan ngại. Nhiều người thường băn khoăn đến các tác hại của mất răng nên không muốn lựa chọn phương thức nhổ răng. Vậy liệu có phương pháp nào điều trị răng sâu hiệu quả mà không cần phải nhổ bỏ hay không?

Khi răng bị sâu, bệnh nhân sẽ trải qua 4 giai đoạn khác nhau với các triệu chứng và tình trạng khác nhau. Vì thế, khi răng bị sâu, thay vì chữa trị tại nhà với các loại thuốc giảm đau hay các biện pháp dân gian thì bạn cần nhanh chóng đến nha khoa để thăm khám. Khi đó, dựa trên chẩn đoán chính xác của các thiết bị công nghệ và bác sĩ, nhổ răng sâu hàm dưới hay sử dụng các phương pháp điều trị răng sâu khác sẽ được lựa chọn phù hợp.

1. Các giai đoạn của sâu răng

Sâu răng có các 4 mức độ tiến triển với các hình thức và tình trạng khác nhau. Trong các giai đoạn đầu, cụ thể là giai đoạn 1, 2 và 3, sâu răng có thể làm tổn thương men răng, tạo xoang, tổn thương ngà răng. Tuy nhiên vào giai đoạn 4, tức là giai đoạn sâu răng trầm trọng nhất khi sâu răng đã vào tủy. Nếu không có biện pháp chữa trị thích hợp và hiệu quả, tủy sẽ bị viêm và dần dẫn đến hoại tử tủy.

nhổ răng sâu hàm dưới
Các giai đoạn tiến triển của sâu răng

2. Các biện pháp chữa trị răng sâu giai đoạn đầu

Như đã đề cập thì răng sâu có các giai đoạn tiến triển khác nhau nên tùy vào tình trạng sâu răng, các bác sĩ sẽ cung cấp các biện pháp điều trị tương ứng với tình trạng răng. Thay vì phải nhổ bỏ sẽ dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn, các phương pháp điều trị sâu răng phổ biến được ứng dụng ở giai đoạn sâu ban đầu là:

2.1 Sử dụng gel fluoride

Khi sâu răng ở giai đoạn đầu, tức là khi răng sâu chỉ mới chớm phát triển thì sử dụng gel chứa fluor là phương pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, nếu răng sâu của bạn đã vào giai đoạn hình thành lỗ thì gel fluoride chỉ có tác dụng làm chậm sự phát triển của tổn thương sâu. Do đó, nên duy trì thói quen đến nha khoa thường xuyên để kiểm tra tình hình sức khỏe răng miệng và phát hiện bệnh ngay thời kỳ đầu. 

nhổ răng sâu hàm dưới
Sử dụng gel fluoride để chữa trị các vết sâu nhỏ

2.2 Sử dụng các biện pháp tái khoáng

Tái khoáng được xem là phương pháp phi cơ học dùng để điều trị răng sâu trong giai đoạn đầu. Đối với các vết sâu nhỏ, nếu sử dụng biện pháp trám thì các bác sĩ phải khoan lỗ thêm to để trám. Do đó, để tránh trường hợp kể trên thì việc bổ sung các chất tái khoáng cho quá trình điều trị răng sâu được ứng dụng. Các chất tái khoáng cần thiết là:

nhổ răng sâu hàm dưới
Bổ sung các hợp chất cần thiết để tái khoáng cho răng

2.2.1 Canxi

Canxi có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương răng chắc khỏe nhưng phải được hấp thụ đúng cách và đúng liều lượng. Canxi nếu không được hấp thụ cùng với vitamin D3 và vitamin K2 thì sẽ không có ý nghĩa.

2.2.2 Vitamin D3

Là một dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể của con người và đóng vai trò là người cân bằng canxi và muối khoáng. Người Việt Nam thường bị thiếu hụt vitamin này do thiếu hụt các hoạt động ngoài trời, sử dụng kem chống nắng ngăn cản tia UVA và UVB hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa acid phytic.

2.2.3 Vitamin K2

Hấp thụ vitamin D3 thì phải kết hợp với vitamin K2 để tăng việc hấp thụ canxi. Trong khi vitamin D3 giúp tăng cường hấp thụ canxi thì vitamin K2 giúp điều hướng canxi đến nơi hấp thụ thích hợp.

2.2.4 Magie

Là một chất quan trọng trong việc cấu tạo và phát triển cấu trúc răng và đong đếm tác động của canxi. Tuy nhiên, cũng cần phải cân bằng lại lượng canxi, vitamin D và photpho nhằm tránh sự gián đoạn đến quá trình tái khoáng.

2.2.5 Collagen

Là một trong các thành tố quan trọng trong các hợp chất hữu cơ của răng và có nguồn gốc từ các loại động vật ăn cỏ. Có 2 loại collagen chủ yếu là:

Collagen type 1: 90% thành phần hữu cơ của ngà răng, men măng và xương răng.

Collagen type 17: hoạt chất cần thiết cho quá trình chu chuyển men răng.

2.2.6 Probiotic khoang miệng

Chính là dạng hệ vi sinh ở khoang miệng và tập trung ở các tuyến nước bọt. Các lợi khuẩn sẽ tăng lượng khoáng chất ở miệng và tuyến nước bọt, hạn chế các lượng chất không phải hữu cơ nhằm tránh các bệnh lý răng miệng.

2.3 Trám răng

Là phương pháp được ứng dụng cho răng sâu trong giai đoạn đầu với các tổn thương nhẹ và vết sâu chưa vào tủy. Các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị trám lại chiếc răng nhằm tránh cho vi khuẩn không vào tủy. Các vết sâu sẽ được vệ sinh sạch sẽ và sau đó bác sĩ sẽ phục hồi cấu trúc và hệ mô răng như lúc ban đầu.

nhổ răng sâu hàm dưới
Trám răng là phương pháp dành cho giai đoạn sâu ban đầu

2.4 Điều trị tủy 

Nếu chiếc răng sâu đã vào giai đoạn viêm tủy ở mức độ nhẹ làm tổn thương tủy thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy cho bạn. Răng sâu trong giai đoạn này sẽ xuất hiện các cơn đau nhức do vi khuẩn đã lan vào tủy khiến tủy bị nhiễm khuẩn. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch các mô tủy và vệ sinh các ống tủy bị viêm. Sau đó, các ống tủy được trám kín để vi khuẩn không xâm nhập tủy.

nhổ răng sâu hàm dưới
Điều trị tủy là phương pháp điều trị răng sâu trong giai đoạn răng sâu vào tủy

2.5 Bọc răng sứ

Sau khi điều trị tủy, bọc răng sứ là phương pháp điều trị kế tiếp để tái cấu trúc hình dạng cũng như chức năng cho răng. Các miếng sứ có độ dày từ 0.5-0.7 mm giúp bao phủ chân răng với độ bóng và trong như răng thật. Do đó, bọc răng sứ có thể đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng và khôi phục chức năng ăn nhai cho khớp với phía răng hàm còn lại.

nhổ răng sâu hàm dưới
Sau khi điều trị tủy, bọc răng sứ là phương pháp tiếp theo

Tham khảo: Phương pháp Bọc răng sứ 3Perfect Makeover

3. Khi nào phải nhổ răng sâu hàm dưới?

3.1 Nhổ răng sâu hàm dưới khi viêm tủy nặng hoặc hoại tử tủy

Khi răng bị viêm tủy nặng, các cơn đau nhức nhối sẽ diễn ra liên tục và nếu kéo dài tình trạng đó, tủy sẽ dần bị hoại tử, gây mất cảm giác. Khi đó, các dịch tủy bị hoại tử sẽ chảy ra ngoài theo các lỗ chóp sẽ khiến các vi khuẩn có tình trạng lây lan, làm viêm nhiễm các vùng lân cận. 

nhổ răng sâu hàm dưới
Nếu răng sâu vào tủy gây viêm tủy nghiêm trọng hoặc hoại tử tủy thì phải nhổ bỏ

3.2 Nhổ răng sâu hàm dưới khi răng có tình trạng viêm nhiễm nặng

Các viêm nhiễm sẽ được sinh ra khi quá trình điều trị tủy không dứt điểm. Vì thế, nếu răng chết tủy không được chữa trị thì các tình trạng như viêm quanh chóp răng, áp xe quanh chóp, viêm xương, viêm quanh chóp răng, viêm xoang hàm và nội tâm mạc Osler… sẽ xuất hiện. Khi đó, các viêm nhiễm cũng sẽ có xu hướng lây lan sang các răng liền kề nếu răng sâu không được nhổ bỏ.

nhổ răng sâu hàm dưới
Răng sâu vào tủy nếu không chữa trị sẽ gây viêm nhiễm nghiêm trọng

3.3 Nhổ răng sâu hàm dưới khi răng chỉ còn phần chân răng

Răng sâu bước vào giai đoạn sâu trầm trọng với các lỗ sâu to dần khiến răng bị thương tổn nên bị vỡ mẻ. Khi đó, răng bị vỡ mẻ không còn khả năng ăn nhai và lại còn vô tình tạo nên các hốc lưu giữ các mảng bám thức ăn khiến miệng xuất hiện mùi hôi. Nếu tình trạng trở nặng, chân răng sẽ bị suy yếu hoặc vùng chóp bị viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ chiếc răng đó.

nhổ răng sâu hàm dưới
Sâu răng nghiêm trọng chỉ còn chân răng thì cần phải nhổ bỏ

➥ Do đó, nếu răng sâu của bạn đã bước vào giai đoạn viêm nhiễm nặng và có các triệu chứng kể trên thì phương pháp tối ưu nhất là các bác sĩ sẽ quyết định nhổ răng sâu hàm dưới đó. Vì thế, khi có các triệu chứng ban đầu của sâu răng, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám và có các phương pháp điều trị thích hợp.

4. Các biện pháp khôi phục răng khi nhổ răng sâu hàm dưới

Nếu sâu răng đã tiến triển tới giai đoạn 4 và có các triệu chứng viêm nhiễm nặng, bệnh nhân sẽ không thể tránh khỏi việc nhổ răng sâu hàm dưới đó và mất đi chiếc răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, kéo dài tình trạng mất răng sẽ gây ra rất nhiều nguy cơ nghiêm trọng như tiêu xương hàm, ăn nhai khó khăn, cấu trúc răng bị xô đẩy, răng hàm trên có xu hướng trồi xuống hướng răng mất đối diện,… Vì thế, sau khi nhổ răng sâu hàm dưới, bạn nên lưu ý đến các phương pháp trồng răng thay thế như:

4.1 Hàm giả tháo lắp

Là phương pháp trồng răng phổ biến vì thời gian thực hiện nhanh chóng và giá thành rẻ. Hàm giả tháo lắp thường được làm từ 3 nguyên liệu chính là: titan, sắt và nhựa dẻo. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại rất nhiều khuyết điểm bởi nó có thể làm tiêu xương hàm, khả năng ăn nhai hạn chế, gây hôi miệng, nguy cơ lão hóa vùng miệng và tuổi thọ sử dụng khá thấp.

nhổ răng sâu hàm dưới
Hàm giả tháo lắp là phương pháp trồng răng mới phổ biến

4.2 Cầu răng sứ

Là phương pháp mài 2 răng liền kề để làm trụ cho chiếc răng bị mất. Khi đó, các dãy cầu sứ sẽ được liên kết với nhau bằng xi măng nha khoa và chỉ được thực hiện khi 2 răng liền kề đủ khỏe theo tiêu chuẩn. Sở hữu giá thành tương đối và thời gian hoàn thành khá nhanh, cầu răng sứ vẫn có các khuyết điểm thường thấy. Tiêu xương hàm, ảnh hưởng 2 răng liền kề, cầu răng không khít với nướu tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển là các khuyết điểm của phương pháp này.

4.3 Trồng răng Implant

Là phương pháp trồng răng tiên tiến nhất hiện nay khi xây “trụ” trong hàm nhằm nâng đỡ và phục hồi răng mất một hoặc nhiều chiếc khác nhau. Dù chi phí cao hơn so với mặt bằng chung và phải đầu tư thời gian để hoàn thành, trồng răng Implant lại là phương pháp hoàn hảo khắc phục các khiếm khuyết của các phương pháp khác. Không tiêu xương hàm, không làm lệch cấu trúc răng, độ chịu lực như răng thật, không ảnh hưởng răng liền kề và tuổi thọ sử dụng trọn đời là các ưu điểm cực lớn của trồng răng Implant.

Trồng răng Implant

 

 

 

.
.
.
.