Sau khi niềng răng nên làm gì? Nên ăn gì? Vệ sinh ra sao?

Sau khi niềng răng bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sĩ, bao gồm chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng và loại bỏ các thói quen xấu. Điều này sẽ giúp quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi, an toàn và đạt hiệu quả cao. Hãy cùng Nha khoa Flora tìm hiểu cụ thể qua bài viết này nhé!.

Tại sao phải chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng?

Niềng răng không chỉ đơn thuần là phương pháp làm đẹp hàm răng, mà còn là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và chăm sóc đặc biệt. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách trong suốt quá trình niềng răng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả điều trị và sức khỏe răng miệng lâu dài.

Mắc cài và dây cung trong quá trình niềng răng tạo ra nhiều góc cạnh và khe hở, trở thành môi trường lý tưởng cho thức ăn bám lại và vi khuẩn sinh sôi. Nếu không được làm sạch kỹ lưỡng, mảng bám tích tụ sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng như viêm nướu, sâu răng, thậm chí là viêm nha chu.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng sau khi niềng, mà còn có thể làm kéo dài thời gian điều trị và gây đau nhức cho người bệnh.

sau khi niềng răng - ảnh 1
Sau khi niềng răng, bạn nên tuân thủ cách chăm sóc răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của Bác sĩ.

Bật mí cách vệ sinh và chăm sóc khi niềng răng

➡️ Sau khi chỉnh nha bạn cần thực hiện một số bước quan trọng sau đây:

Lựa chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp

Việc chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng khi niềng răng. Một chiếc bàn chải lông mềm với đầu bàn chải nhỏ gọn sẽ giúp bạn dễ dàng làm sạch các góc cạnh của mắc cài và dây cung.

Bên cạnh đó, bạn ưu tiên chọn loại kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng. Kem đánh răng có độ mài mòn thấp sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ê buốt răng thường gặp khi niềng răng.

Lưu ý khi chải răng, bạn hãy dành thời gian chải kỹ từng chiếc răng, đặc biệt là vùng xung quanh mắc cài. Bạn có thể chải theo chuyển động tròn hoặc dọc, đảm bảo lông bàn chải tiếp xúc với cả mặt trước, mặt sau và bề mặt nhai của răng. Đừng quên chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng.

sau khi niềng răng - ảnh 2
Bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp sẽ giúp bảo vệ răng miệng toàn diện hơn.

Dùng bàn chải kẽ và chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng

Bàn chải thông thường chỉ làm sạch được bề mặt răng, trong khi đó, các kẽ răng và vùng xung quanh mắc cài là nơi thức ăn dễ dàng bám vào và vi khuẩn sinh sôi. Để đảm bảo vệ sinh răng miệng toàn diện khi niềng răng, bạn cần kết hợp sử dụng bàn chải kẽ và chỉ nha khoa.

Bàn chải kẽ có đầu lông siêu nhỏ và thiết kế linh hoạt dễ dàng len lỏi vào các kẽ răng hẹp, loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa một cách hiệu quả. Khi sử dụng, bạn nhẹ nhàng đưa bàn chải kẽ vào kẽ răng và thực hiện động tác cọ xát nhẹ nhàng theo chiều dọc và ngang.

sau khi niềng răng - ảnh 3
Bàn chải kẽ và chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ những thức ăn thừa dắt vào kẽ răng hiệu quả.

Dùng nước súc miệng sau khi niềng răng

Sau khi đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa, việc súc miệng bằng nước súc miệng là một bước vô cùng quan trọng để hoàn thiện quy trình chăm sóc răng miệng khi niềng răng. Nước súc miệng không chỉ giúp làm sạch những vùng mà bàn chải và chỉ nha khoa khó tiếp cận mà còn mang lại nhiều lợi ích khác.

Bạn nên súc miệng bằng nước súc miệng sau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Thời gian súc miệng lý tưởng là khoảng 30 giây để nước súc miệng có đủ thời gian tiếp xúc với răng và nướu. Đối với những người mới bắt đầu sử dụng nước súc miệng, có thể pha loãng nước súc miệng với nước ấm để làm giảm cảm giác cay nồng.

sau khi niềng răng - ảnh 4
Nước súc miệng cũng góp phần duy trì hàm răng sau khi niềng khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh lý.

Chế độ ăn uống khoa học sau niềng răng

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình niềng răng. Khi răng đang trong quá trình dịch chuyển, men răng trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị tổn thương. Do đó, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp bảo vệ răng miệng mà còn góp phần rút ngắn thời gian niềng răng.

➡️ Những thực phẩm nên tránh khi niềng răng:

  • Thực phẩm cứng, dai: Các loại hạt cứng, kẹo cứng, ô mai, táo cứng,… có thể làm gãy mắc cài hoặc dây cung, làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
  • Thực phẩm dính: Kẹo cao su, bánh kẹo dẻo, các loại hạt có vỏ,… dễ bị mắc vào mắc cài, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây sâu răng và viêm nướu.
  • Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh nên hạn chế vì có thể gây ê buốt răng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng.
  • Thức uống có ga và đồ uống có đường: Các loại đồ uống này chứa nhiều axit và đường, làm mòn men răng và tăng nguy cơ sâu răng, viêm nha chu…

➡️ Sau khi niềng răng nên ăn gì? Cháo, súp, trái cây mềm, rau củ luộc,… là những lựa chọn tốt cho người niềng răng. Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai cung cấp canxi giúp răng chắc khỏe. Thịt nạc, cá: Cung cấp protein cần thiết cho cơ thể.

sau khi niềng răng - ảnh 5
Các thực phẩm dai, cứng, ngọt… bạn cần hạn chế tối đa sau khi niềng răng để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Chăm sóc răng sau khi tháo niềng răng

Mặc dù bạn đã hoàn tất quá trình niềng răng và tự tin với nụ cười mới, tuy nhiên để duy trì kết quả này bền vững thì bạn cần tuân thủ chế độ chăm sóc răng theo chỉ dẫn của Bác sĩ.

Sau khi tháo niềng răng có bị chạy lại?

➡️ Câu trả lời là Có thể. Nguyên nhân khiến răng bị chạy lại sau khi chỉnh nha như sau:

  • Không đeo hàm duy trì: Hàm duy trì đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cố định răng ở vị trí mới sau khi niềng. Nếu bạn không đeo hàm duy trì hoặc đeo không đúng cách, răng rất dễ bị xô lệch trở lại vị trí cũ.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm nướu và làm lỏng chân răng, khiến răng dễ bị dịch chuyển.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc ăn các loại thức ăn quá cứng, quá dai hoặc quá dính có thể ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
  • Tay nghề của bác sĩ: Một kế hoạch điều trị niềng răng không được lập kỹ lưỡng hoặc kỹ thuật niềng răng không chuẩn xác cũng có thể dẫn đến tình trạng răng bị chạy lại.

➡️ Cách ngăn chặn răng bị chạy lại sau khi niềng:

  • Đeo hàm duy trì đúng cách: Tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ về thời gian và cách thức đeo hàm duy trì.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế ăn các loại thức ăn cứng, dai, dính và đồ ngọt.
  • Khám nha khoa định kỳ: Khám nha khoa định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng và điều chỉnh kịp thời nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.

Về chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng xong cũng tương tự như đang trong quá trình niềng (chỉ là quá trình vệ sinh sẽ đơn giản hơn do không có mắc cài gắn trên răng).

Loại bỏ các thói quen xấu sau khi chỉnh nha

➡️ Ngoài ra, bạn cũng như loại bỏ các thói quen xấu sau:

  • Đẩy lưỡi: Đây là một trong những thói quen phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến sự ổn định của răng sau khi niềng. Lực đẩy của lưỡi tác động lên răng, khiến răng dễ bị xô lệch, đặc biệt là răng cửa.
  • Nghiến răng: Nghiến răng khi ngủ không chỉ gây mòn răng mà còn làm lỏng chân răng, khiến răng dễ bị lung lay và di chuyển.
  • Cắn môi, cắn móng tay: Những thói quen này tạo ra lực tác động lên răng, gây áp lực lên các răng và làm thay đổi vị trí của răng.
sau khi niềng răng - ảnh 6
Sau khi niềng răng bạn nên loại bỏ các thói quen xấu như tật nghiến răng, cắn móng tay… (nếu có).

Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng

Sau khi niềng răng, xương ổ răng và dây chằng vẫn chưa hoàn toàn ổn định. Nếu không đeo hàm duy trì, răng rất dễ bị xô lệch trở lại vị trí ban đầu. Thời gian đeo hàm duy trì dao động từ 6 – 12 tháng hoặc lâu hơn tùy vào trường hợp. Bác sĩ sẽ chỉ định thời gian đeo cho bạn.

sau khi niềng răng - ảnh 7
Sau khi chỉnh nha, bạn cần tuân thủ đeo hàm duy trì để răng ổn định ở vị trí mới, tránh tái xô lệch.

Khám nha khoa định kỳ với Bác sĩ

Để giữ gìn hàm răng đều đẹp lâu dài, việc khám nha khoa định kỳ là vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem răng đã ổn định ở vị trí mới chưa, có dấu hiệu dịch chuyển nào không. Đồng thời giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, mảng bám,… để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ở một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể điều chỉnh hàm duy trì để đảm bảo răng được giữ cố định ở vị trí mới. Ngoài ra, Bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ chuyên dụng để làm sạch các mảng bám và cao răng mà bạn không thể tự làm sạch tại nhà.

Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về sau khi niềng răng nên làm gì? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về niềng răng, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Flora qua số Hotline: 028 7305 8999 hoặc Inbox qua Fanpage, Zalo, SMS để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

.
.
.
.