Thông thường khi có chỉ định chụp MRI (còn được gọi là cộng hưởng từ), bạn sẽ được yêu cầu tháo bỏ hết các đồ vật kim loại. Điều này khiến nhiều bạn đọc quan ngại rằng “có hay không chụp MRI khi trồng răng Implant?” Vì bản chất trụ Implant được chế tạo từ kim loại. Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Nha Khoa Flora nhé.
1. Có hay không chụp MRI khi trồng răng Implant
Trồng răng Imlant CÓ chụp MRI được bạn nhé. Vì thực chất, tất cả vật thể đều có từ tính, được chia thành các loại:
- Sắt từ
- Phản sắt từ
- Ferri từ
- Thuận từ
- Nghịch từ
Trong đó các chất thuộc nhóm “thuận từ” là những chất có từ tính yếu. Khi có tác dụng của từ trường ngoài, những chất này sẽ tương tác và làm cho cảm ứng từ tổng tăng lên.
Trụ Implant có cấu tạo từ Titanium. Là một kim loại được xếp vào nhóm thuận từ (từ tính rất yếu) thậm chí là không có từ tính. Vì thế, vật liệu Titanium không thể bị từ trường của nam châm hút, tất nhiên cũng không gây nhiễu loạn từ trường trong máy chụp MRI. Do đó, không gây bất kì ảnh hưởng nào đến kết quả chụp MRI.
Bởi thế, khi phương pháp trồng răng Implant ra đời, rất nhiều nghiên cứu và thử nghiệm từ các chuyên gia nhằm chứng minh về mức độ an toàn, sinh học, tác động của Implant với các công cụ chẩn đoán hình ảnh trên người sử dụng Implant.
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy phương pháp trồng răng Implant rất an toàn khi chụp MRI. Cũng như kết quả chụp MRI không bị nhiễu loạn vì Implant trong xương.
2. Khi nào chụp MRI khi trồng răng Implant?
Implant trong Nha Khoa có 3 bộ phận:
- Trụ implant
- Khớp nối abutment
- Răng giả phía trên
Trụ implant và khớp nối abutment đều được cấu tạo từ vật liệu Titanium. Do đó, không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến quá trình chụp MRI. Tuy nhiên, mão răng được úp phía trên có thể làm từ nhiều vật liệu như sứ hay kim loại.
Khi cấy Implant nếu khách hàng có nhu cầu chụp MRI, bác sĩ sẽ không tháo bỏ Implant đã cấy ghép nếu mão răng được làm hoàn toàn bằng sứ. Tuy nhiên trong trường hợp mão sứ làm bằng các loại sau: kim loại, hợp kim titan (hàm lượng titan thấp), răng sứ kim loại kết hợp, thì bạn cần tháo bỏ mão răng này trước khi chụp MRI.
Việc tháo bỏ mão sứ để chụp MRI không phải là một thủ thuật phức tạp, nhưng ít nhiều cũng gây khá nhiều phiền toái và mất thời gian cho bạn. Do đó, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng răng toàn sứ úp trên trụ Implant nhằm hạn chế các trường hợp cần chụp MRI.
3. Lưu ý chụp MRI khi trồng răng Implant
Cộng hưởng từ là một kĩ thuật tạo hình cắt lớp, sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Bên cạnh đó còn tận dụng đặc tính của các nguyên tử hydrogen trong cơ thể chúng ta nhằm hấp thụ và phòng thích năng lượng. Quá trình phóng thích được máy tiếp nhận và xử lý rồi chuyển đổi thành hình ảnh.
Đơn giản hơn, bạn có thể tưởng tượng khi chụp MRI, bạn sẽ được đưa vào một máy chụp có những tấm nam châm cực kì lớn, nhằm tạo ra từ trường mạnh. Qua cơ chế hoạt động này, bạn sẽ dễ dàng hiểu được vì sao khi chụp MRI, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bạn tháo tất cả trang sức, vật dụng kim loại ra khỏi cơ thể.
Nếu có kim loại trong khu vực chụp cộng hưởng từ, kim loại sẽ làm nhiễu loạn từ trường. Gây sai lệch các thông tin hình ảnh được nhận trong máy. Không chỉ thế, mà còn có những vật liệu sắt từ sẽ bị di dời. Vì từ trường mạnh, gây tổn thương một số cơ quan gần đó.
Như vậy Nha Khoa Flora đã giải thích được câu hỏi: “Có hay không chụp mri khi trồng răng Implant?”. Hy vọng đã phần nào giúp bạn đọc có thêm thông tin bổ ích xoay quanh về phương pháp trồng răng Implant.