Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bị sâu răng được xem là tai họa xếp thứ ba của loài người chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, có đến 90% người dân đang có các vấn đề về các bệnh lý răng miệng, trong đó nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là sâu răng, viêm nướu, lợi năng, viêm quanh lợi…
Có thể thấy rằng, bị sâu răng là một trong các bệnh lý phổ biến nhất ở Việt Nam do thiếu kiến thức về y tế nha khoa và quá trình vệ sinh, chăm sóc răng miệng không đúng cách. Ngoài ra, người Việt còn có thói quen chủ quan và xem nhẹ sâu răng, thay vì đến nha khoa thì họ lại chọn sống chung với sâu răng. Vậy tác hại của việc không nhổ răng sâu như thế nào?
I. Sâu răng và nguyên nhân của sâu răng
Sâu răng có thể được xem là một loại bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hóa gây ra bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô cứng. Bệnh sâu răng có thể được chia thành 4 giai đoạn rõ rệt bao gồm:
– Giai đoạn 1: Răng trong giai đoạn tổn thương men răng với bề mặt còn nguyên vẹn, giai đoạn này có thể dễ dàng phát hiện lâm sàng
– Giai đoạn 2: Răng trong giai đoạn này bên cạnh tổn thương men răng còn có tạo xoang và vẫn có thể phát hiện lâm sàng
– Giai đoạn 3: Khi vào giai đoạn này răng đang chịu tổn thương ở ngà răng, có thể phát hiện lâm sàng
– Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất, vì sâu răng lúc này đã gây tổn thương tủy răng (*)
* Khái niệm từ quá trình sâu răng của Pitts NB. (2004)
Vậy đâu là các nguyên nhân chính gây nên bệnh sâu răng của hầu hết người Việt Nam. Có thể nói rằng, vi khuẩn đóng vai trò chủ chốt trong quá trình gây sâu răng. Ngoài ra, còn có các lý do bao gồm các thức ăn chứa chất đường trong chế độ ăn uống, quá trình vệ sinh răng miệng không hiệu quả, thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước có hàm lượng Flour thấp, chất lượng men răng không đủ yêu cầu, cấu trúc răng xô lệch gây khó khăn cho việc vệ sinh.
II. 5 tác hại khôn lường của răng sâu để lâu
Tác hại của sâu răng như thế nào? Người Việt Nam chúng ta thường hay có tâm lý “nước đến chân mới nhảy”, nghĩa là đợi đến khi nào bệnh hết phương cứu chữa, họ mới bắt đầu lần la đến bác sĩ nhờ đến sự giúp đỡ. Nếu gặp may, bác sĩ vẫn cố gắng tìm mọi cách cứu chữa và giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại. Tuy nhiên, nếu không may thì bệnh nhân chỉ còn cách phải lựa chọn phương pháp tối thiểu nhất và buộc phải tốn thêm hàng loạt các chi phí phát sinh để cứu chữa cho sai lầm chủ quan của mình.
Vì lẽ đó, “răng sâu để lâu” cũng là một trong các “bệnh” của hầu hết người Việt Nam vì dù răng đang sâu trong giai đoạn 1 và 2, thay vì đến nha sĩ ngay thì họ lại chần chừ, cầm cự bằng những viên thuốc giảm đau mua ở quầy thuốc Tây. Uống thuốc tự mua và chờ đợi thời gian trôi qua là một trong các thói quen phổ biến của chúng ta mà không biết rằng chính mình đang tự tạo nên 5 tác hại khủng khiếp trong việc răng sâu để lâu như sau:
Tác hại thứ 1: Những cơn đau nhức không nói nên lời
Tác hại của việc không nhổ răng sâu? Nếu ai đã từng trải qua các cơn đau nhức của cơ thể thì có thể nói rằng nhức răng là cơn đau đáng sợ nhất. Ban đầu chỉ là những cơn ê buốt khi nuốt các thức ăn nóng, lạnh hay quá chua hoặc ngọt, dần dà để tránh đau răng thì chúng ta có nguy cơ bỏ ăn để chấm dứt cơn đau. Sau đó, tình trạng đau sẽ trở nặng hơn và xuất hiện với mật độ dày hơn dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt.
Tác hại thứ 2: Gây ra vô số các bệnh lý răng miệng khác nhau
Sâu răng để lâu có sao không? Ban đầu từ di chứng sâu răng, dần dần các chỗ tổn thương răng sẽ lan nhanh đến tủy gây ra tình trạng viêm tủy cấp, sau đó xảy ra tình trạng hoại tử tủy. Tủy hoại tử nhanh chóng dẫn đến viêm tủy mãn và gây thối hoặc chết tủy. Ngoài ra, các chất hoại tử của tủy lây lan sang các vùng quanh chóp khiến người sâu răng mắc thêm các chứng bệnh xung quanh vùng chóp, viêm xương hàm hay tụ lại ở chân răng tạo các u hạt, nang chân răng… và vô số các bệnh lý nguy hiểm khác. (**)
Nguồn: Luận án tiến sỹ chuyên ngành y tế công cộng (Trần Tấn Tài)
Tác hại thứ 3: Răng sâu để lâu khiến hơi thở có mùi
Tác hại của sâu răng? Khi xuất hiện khuyết điểm hơi thở có mùi lạ, chắc chắn đây sẽ là một trong các yếu tố khiến người bị sâu răng cảm thấy tự ti. Từ đó, quá trình giao tiếp bị hạn chế và người sâu răng có hơi thở nặng mùi thường có xu hướng tách biệt với xã hội và quản ngại giao tiếp. Rõ ràng, thiếu tự tin trong giao tiếp sẽ nhanh chóng gây tác động không nhỏ trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý.
Tác hại thứ 4: Ảnh hưởng đến chi phí điều trị nếu răng sâu để lâu trong thời gian dài
Sâu răng lâu năm có sao không? Như đã đề cập thì chúng ta có 4 giai đoạn rõ ràng trong quá trình phát triển của sâu răng. Nếu trong giai đoạn đầu bệnh nhân sâu răng phát hiện và chữa trị kịp thời thì sang các giai đoạn 3 và 4, sâu răng lúc này không còn đơn giản là sâu răng thông thường nữa mà sẽ kéo theo nhiều bệnh lý khác nhau. Lúc này, chắc chắn là chi phí chữa trị thật khó mà hình dung với những người không thể đảm bảo khả năng kinh tế.
Tác hại thứ 5: Gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ
Tác hại của việc không nhổ răng sâu? Có một số bệnh nhân may mắn khi răng bị sâu nằm phía trong hay các góc khuất, mặc dù gây khó khăn cho việc chữa trị, nhưng ít nhất họ vẫn may mắn giấu được khiếm khuyết thẩm mỹ. Tuy nhiên, đối với những người có răng sâu ở vị trí bên ngoài như hàm trước hay răng cửa, yếu tố thẫm mỹ sẽ bị tác động nhiều nhất. Do đó, nụ cười với chiếc răng sâu đen ngòm hay bị mất gần hết phần chân răng sẽ là một nỗi ám ảnh cực kỳ lớn với cả bệnh nhân lẫn người tiếp xúc.
Xem thêm:
III. Vậy đâu sẽ là các giải pháp đối với những chiếc răng sâu để lâu?
Trước tiên, khi có các dấu hiệu sâu răng với các cơn đau nhức ban đầu cùng với các tình trạng có thể phát hiện lâm sàng, bạn nên nhanh chóng đến gặp các nha sĩ để kiểm tra tổng quát tình hình răng sâu của mình. Nên nhớ, tránh các biện pháp tạm thời như mua thuốc giảm đau hay các mẹo dân gian thường dùng vì chỉ càng làm cho tình trạng của bạn nặng hơn. Do đó, tùy theo mức độ và tình trạng của chiếc răng sâu thì các bác sĩ thường cung cấp cho bạn các phương pháp như:
Trám răng
Là một kỹ thuật nha khoa sử dụng các vật liệu nhân tạo như amangam hay composite để lắp đầy các lỗ hỏng nhỏ và vừa. Khi đó, các bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ y khoa chuyên dụng để nạo sạch các vết sâu và đắp các vật liệu đã đề cập nhằm tái tạo cấu trúc và hệ mô răng thật đã bị mất. Đây là phương pháp dành cho răng sâu trong giai đoạn đầu, tiết kiệm tối ưu chi phí điều trị và mang lại kết quả tối đa.
Bọc răng sứ
Là phương pháp hữu hiệu giúp các bệnh nhân sâu răng khắc phục tình trạng sâu răng. Bọc răng sứ chính là kỹ thuật che phủ toàn bộ thân răng bằng một lớp mão sứ có độ dày từ 0.5-0.7mm. Lớp mão răng sứ được chế tác tinh xảo với công nghệ hiện đại nhưng chỉ có thể dùng khi tủy răng của bạn vẫn còn khỏe.
Điều trị tủy răng
Khi quá trình răng sâu để lâu đã diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, vi khuẩn của sâu răng đã trong quá trình xâm lấn đến tủy và gây viêm tủy hay thậm chí hoại tử tủy. Nếu như răng sâu của bạn đã đến mức này thì bắt buộc bạn phải điều trị tủy bằng các thiết bị chuyên dụng loại bỏ hoàn toàn tủy và trám kín ống tủy.
Nhổ răng sâu
Trong trường hợp răng sâu để quá lâu dẫn đến tình trạng tình trạng sâu quá nặng, tủy răng không thể điều trị và chỉ còn mỗi chân răng thì bác sĩ phải đưa ra quyết định nhổ bỏ chiếc răng của bạn. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi chiếc răng vĩnh viễn để hạn chế lây lan sang những chiếc răng liền kề.
➤ Lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo quá trình điều trị sâu răng diễn ra trơn tru và hiệu quả cũng là một trong các điều kiện tiên quyết trong quá trình chữa sâu răng. Tham khảo thêm về dịch vụ chăm sóc răng sâu TẠI ĐÂY.
IV/ Cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả
Để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả, bạn nên:
- Hạn chế ăn đồ ngọt, tinh bột;
- Súc miệng hoặc đánh răng 2-3 lần mỗi ngày, không nên đánh răng quá nhiều lần để bảo vệ lớp men răng.
- Sử dụng nước súc miệng và nước muối sinh lý sau khi ăn để làm sạch răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước làm sạch sau khi ăn.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 2-3 lần/năm để kiểm soát sức khoẻ răng miệng và cạo vôi răng 4-6 tháng/lần.
Nếu chiếc răng sâu của bạn rơi vào tình trạng nặng nhất và phải bị nhổ bỏ, điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với vô vàn các tác hại của việc mất răng vĩnh viễn. Khả năng nhai sẽ kém đi và đặc biệt tình trạng răng bị xô lệch cũng sẽ dễ dàng xảy ra. Do đó, dù muốn dù không bạn phải tìm đến các giải pháp trồng răng thay thế. Do đó, các phương pháp như Đeo hàm giả, Cầu răng sứ hay Trồng răng Implant sẽ trở thành các lựa chọn tối ưu.