Hôi miệng là chứng bệnh phổ biến thứ 3 trong nha khoa, chỉ sau sâu răng và viêm nha chu. Hiện nay chứng hôi miệng đã tồn tại và ảnh hưởng đến 25% dân số thế giới. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn những hiểu biết về hôi miệng, những ảnh hưởng cũng như cách phòng ngừa chứng hôi miệng hiệu quả.
Bệnh hôi miệng là gì?
Bệnh hôi miệng hay chứng hôi miệng (tên tiếng Anh là Halitosis) xuất hiện do sự giải phóng các hợp chất sulphur trong miệng, gây mùi hôi khó chịu. Bệnh hôi miệng xuất hiện ở mọi nơi không phân biệt già trẻ hay lớn bé.
Bệnh hôi miệng không nguy hiểm, tuy nhiên khi hơi thở có mùi hôi gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến đến cuộc sống của người bệnh mà còn cả những người xung quanh.

Những ảnh hưởng của hôi miệng đến cuộc sống
Giao tiếp hằng ngày
Đối với những người có chứng hôi miệng, hơi thở có mùi luôn cản trở họ trong việc giao tiếp. Họ luôn mang tâm lý sợ phát hiện mùi hôi, né tránh giao tiếp, mặc cảm từ đó hình thành nên thói quen xấu là ngại giao tiếp, lâu dần có nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao.
Đối với những người xung quanh khi giao tiếp với người bị hôi miệng sẽ cảm thấy khó chịu và tạo ra các phản ứng né tránh như bịt mũi, đi ra chỗ khác,… làm cho người mắc bệnh vô cùng tự ti, không đạt được hiệu quả giao tiếp. Dần dần làm cho người mắc mất đi các mối quan hệ.

Công việc
Hôi miệng tồn tại ảnh hưởng rất lớn đến công việc. Đối với những người đang làm công việc phải nói nhiều như tư vấn viên, bán hàng, giảng viên, MC,… khi mắc chứng hôi miệng thì thật thảm họa. Nó cản trở họ đạt được thỏa thuận vì người đối diện tỏ thái độ, hành động “né xa” và từ chối tiếp nhận thông tin. Đồng thời mùi hôi còn làm họ mất đi sự tự tin vốn có cũng như yêu cầu của ngành nghề, dẫn đến nguy cơ mất việc cao nếu không khắc phục sớm.
Gia đình
Đối với những người độc thân khi mắc chứng hôi miệng, ngại giao tiếp sẽ khó có cơ hội tìm được nửa kia của mình. Còn đối với những người đã có gia đình, vợ hoặc chồng bị hơi thở có mùi dẫn đến ngại gần gũi ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình.
Bên cạnh đó khi hôi miệng xuất hiện cũng như một điềm báo cơ thể bạn đang mắc bệnh. Vậy đó các các dấu hiệu của bệnh gì, cùng nha khoa Flora tiếp tục tìm hiểu nhé!
Hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Các bệnh lý về răng miệng
90% bệnh hôi miệng có nguồn gốc từ các bệnh bên trong miệng. Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây mùi trú ngụ, sinh sôi gây ra mùi hôi khó chịu.

Cơ thể thiếu nước
Cơ thể thiếu nước, tuyến nước bọt ít sản xuất dẫn đến miệng bị khô. Bình thường nước bọt có tác dụng làm ẩm miệng, khử bỏ các vi khuẩn gây mùi. Nhưng khi miệng bị khô, các vi khuẩn gây mùi luôn tồn tại và dễ bóc lên khi nói chuyện.
Viêm xoang
Nếu hơi thở có mùi đồng thời bạn cũng xuất hiện các dấu hiệu đau đầu nghẹt mũi thì nguy cơ cao bạn bị viêm xoang – mũi cao (các bệnh như viêm tuyến bã vùng tiền đình mũi, polyp mũi xoang, ung thư hoặc có dị vật ở mũi). Trong trường hợp này bạn nên chữa viêm xoang – mũi trước thì mùi hôi miệng sẽ hết.
Đường tiêu hóa bị nhiễm trùng
Đường tiêu hóa nhiễm trùng gây trào ngược dạ dày thực quản làm người mắc thường xuyên bị trào ngược axit vào thực quản. Bệnh thường gây ra cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng và có thể là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng. Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày, hơi thở và răng. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu trào ngược axit nên đến bệnh viện để điều trị phù hợp.
Các bệnh lý cơ thể
Các bệnh lý về tim, gan, thận, tiểu đường,… cũng gây ra mùi hôi miệng. Tuy không phải khi hôi miệng đều có liên quan đến các bệnh lý này, nó còn tùy thuộc vào nhiều biểu hiện khác của cơ thể.
Nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai
Khi phụ nữ mang thai nhưng bị hôi miệng thì có nguy cơ sinh non hoặc em bé có cân nặng thấp.
Với những tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến cuộc sống, chứng hôi miệng nên được phát hiện và phòng ngừa sớm. Khi xuất hiện hôi miệng bạn nên đi đến các phòng khám nha khoa để xác định rõ nguyên nhân xuất phát do đâu từ đó có những cách chữa hôi miệng phù hợp.
Hôi miệng tuy phổ biến nhưng có cách phòng ngừa được, giúp hơi thở bạn thơm tho, tự tin giao tiếp.

Cách phòng ngừa hôi miệng
- Vệ sinh răng miệng đúng cách đã giúp bạn loại bỏ vi khuẩn gây mùi 80%. Nên đánh răng 2 lần sáng và tối mỗi ngày, súc sạch miệng sau khi ăn uống giúp loại bỏ sạch sâu vi khuẩn gây mùi.
- Uống nhiều nước, cấp ẩm vùng miệng hạn chế sự tồn tại của vi khuẩn
- Bỏ thuốc lá
- Cạo vôi răng 6 tháng/lần giúp hạn chế môi trường trú ngụ của vi khuẩn
- Hạn chế ăn những thức ăn có mùi như tỏi, hành, mắm tôm,… cũng như các thức uống gây khô miệng như rượu, bia,..
Bằng những thói quen đơn giản, dễ thực hiện đã giúp bạn có thể tránh xa mùi hôi miệng, đặc biệt là duy trì thói quen vệ sinh đúng cách.
Với những chia sẻ trên, nha khoa Flora mong bạn có cái nhìn toàn diện về bệnh hôi miệng. Đừng để bệnh hôi miệng ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc cũng như những mối quan hệ của bạn. Khi mùi hôi xuất hiện bạn nên đến các phòng khám để kiểm tra rõ về nguồn gốc, nhận tư vấn và chữa trị sớm nhất có thể. Tìm hiểu thêm thêm về chứng hôi miệng tại đây.
Liên hệ ngay nha khoa Flora tại Fanpage: Nha khoa Flora hoặc đặt hẹn đến trực tiếp phòng khám tại đây hoàn toàn miễn phí!
- Ứng Dụng Laser Trong Cấy Ghép Implant
- MẤT RĂNG HÀM BỊ HÓP MÁ – LÀM SAO KHẮC PHỤC?
- WHAT IS SPECIAL ABOUT SWISS DENTAL IMPLANTS THAT WIN THE REPUTATION OF CHOICE FROM CUSTOMERS WHEN COMING TO FLORA DENTISTRY
- Trang thiết bị hiện đại cho công nghệ bọc răng sứ 2021
- Sự khác biệt giữa các mão răng sứ trên thị trường
- Trẻ em nên niềng răng khi nào