Top 7 nguyên nhân gây hôi miệng cần lưu ý!!!

Hôi miệng là chứng hơi thở từ miệng có mùi hôi. Đây là bệnh lý nha khoa phổ biến thứ 3 chỉ sau sâu răng và viêm nha chu. Hôi miệng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng mang lại những ảnh hưởng xấu đến công việc và cuộc sống

Hôi miệng 80% xuất hiện do sự giải phóng hợp chất Sulphur từ miệng. Bên cạnh đó còn những nguyên nhân khác cũng là tác nhân trực tiếp gây nên mùi hôi. Hãy cùng nha khoa Flora tìm hiểu về những nguyên nhân gây hôi miệng và tìm ra phương pháp phòng ngừa hợp lý bởi “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Nguyên nhân hôi miệng

Nguyên nhân bên trong miệng

  • Miệng khô: do tuyến nước bọt giảm tiết gặp phải khi cơ thể thiếu nước, mất nước. Bình thường nước bọt ở khoang miệng có tác dụng ngăn cản sự tích tụ và hình thành vi khuẩn gây mùi. Trái lại, nước bọt ít làm vi khuẩn có môi trường hoành hành, đặc biệt là trong lúc ngủ. Đó cũng là lý do tại sao vào buổi sáng hơi thở thường có mùi hôi – đây là dấu hiệu bình thường.
  • Tồn tại các bệnh sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu: khi bị các bệnh lý này, vi khuẩn gây mùi tồn động trong các ổ viêm và sinh sôi mạnh, làm mùi hôi trở nên nặng hơn.
  • Viêm lưỡi: khi lưỡi bị viêm gây ra các vết nứt trên lưỡi làm giảm lượng oxi tiếp xúc từ đó gây ức chế hoạt động tiết nước bọt 
  • Mảng bám, vôi răng: khi ăn uống các loại thực phẩm nhưng không được vệ sinh đúng cách gây mảng bám hoặc không cạo vôi răng (6 tháng/lần). Mảng bám và vôi răng tạo môi trường cho vi khuẩn gây mùi trú ngụ, gây mùi. Trong những trường hợp nặng có thể gây viêm nướu, sâu răng nặng.
Sâu răng là nguyên nhân gây hôi miệng
Sâu răng là nguyên nhân gây hôi miệng

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Răng được cấu tạo xếp khít nhau hỗ trợ chức năng ăn nhai và cũng dễ làm thức ăn mắc kẹt lại giữa các khe răng. Việc vệ sinh không sạch ở các khe làm thức ăn bị phân hủy ngay trong miệng tạo mùi hôi khó chịu. Việc tồn đọng lâu ngày còn dễ mắc các bệnh nha khoa khác như sâu răng, viêm nướu, nguy cơ mất răng cao. Lời khuyên bạn nên đánh răng 2 lần/ngày sáng và tối, cũng như súc sạch miệng sau khi ăn.

Nguyên nhân do thực phẩm, thuốc điều trị

  • Ăn thực phẩm có mùi: khi ăn các thực phẩm có mùi hôi đặc trưng như hành tây, tỏi, mắm tôm, mắm ruốc,… nhưng không được vệ sinh sạch sẽ gây ám mùi hôi.
  • Uống thực phẩm gây hôi miệng: rượu, bia là các thức uống có mùi nồng, bên cạnh đó chúng còn gây khô miệng, tạo điều kiện cho mùi hôi bốc lên.
  • Do dùng thuốc: một số người đang dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc điều trị các bệnh lý cũng là nguyên nhân tạo mùi hôi miệng. Các loại thuốc có thể gây mùi hôi như: Betel, Chloral hydrate,Dimethyl Sulfoxide,…
  • Ăn kiêng, nhịn ăn cũng là nguyên nhân gây khô miệng. Đồng thời khi nhịn ăn, cơn đói làm thay đổi sản sinh vi khuẩn và enzyme gây mùi hôi.

Viêm xoang – mũi

“Vi khuẩn, vi nấm khiến dịch mủ xuất hiện và tồn tại trong các hốc xoang. Lâu dần dịch mủ có thể tràn xuống đường hô hấp và làm hơi thở xuất hiện mùi hôi khó ngửi. Viêm xoang làm cổ họng có đờm và cản trở thức ăn di chuyển xuống dạ dày. Khi đó lượng thức ăn sẽ bám lại ở vòm họng và phân hủy tại chỗ gây nên mùi hôi”.

Nguồn tham khảo: https://vhea.org.vn/

Các bệnh lý cơ thể

  • Các bệnh viêm vùng họng như viêm vòm họng, viêm amidan,…
  • Chai gan, thận hư 
  • Trào ngược dạ dày

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá gây khô miệng, làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi gây mùi hôi nặng. Bên cạnh đó hút thuốc còn làm răng bị ố vàng mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân hôi miệng từ thuốc lá
Nguyên nhân hôi miệng từ thuốc lá

Hội chứng mùi cá ươn

Đây là hội chứng hiếm gặp, chủ yếu do di truyền. Bệnh làm cho cơ thể người mắc phải luôn sinh ra mùi cá ươn. Hiện tượng này xuất hiện do cơ thể mất khả năng phân hủy một cách phù hợp trimethylaminuria (có trong một số thức ăn). Sau đó có sự tích tụ trimethylaminuria rồi giải phóng ra bên ngoài bằng mồ hôi, nước tiểu và hơi thở.

Khi hơi thở từ miệng bốc mùi, đó như là một cảnh báo cơ thể bạn đang có nguy cơ mắc bệnh. Nếu có dấu hiệu hôi miệng bạn nên đến các phòng khám nha khoa đo nồng độ hơi thở bằng máy Halimeter và xác định nguyên nhân chính xác gây mùi là gì. Từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp nhất nếu không để hôi miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống của bạn.

Xem thêm về Bạn đã hiểu đúng về bệnh hôi miệng?

Những ảnh hưởng xấu của hôi miệng đến công việc và cuộc sống

Ảnh hưởng xấu đến cuộc sống

Khi mắc chứng hôi miệng, người mắc luôn tự ti, có tâm lý né tránh giao tiếp ảnh hưởng nặng đến đời sống tinh thần. Từ đó sinh ra việc sợ đám đông, không nói chuyện nguy cơ tự kỷ cao. Ở chiều ngược lại, khi những người khác tiếp xúc với người bị hôi miệng thường có những hành động né tránh, bịt mũi,… Những hành động đó làm người mắc chứng hôi miệng càng mặc cảm hơn cũng như thu hẹp các mối quan hệ trong cuộc sống của mình.

Hôi miệng gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống
Hôi miệng gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống

Ảnh hưởng xấu đến công việc

Với những người làm công việc phải giao tiếp, đàm phán như giáo viên, tư vấn viên, bán hàng, account,… khi hôi miệng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc. Ví dụ khi bạn là nhân viên bán hàng, bạn đang tư vấn thì mùi hôi miệng xuất hiện thì liệu khách hàng đó có tiếp nhận những gì bạn nói hay ngoảnh mặt bỏ đi.

Mùi hôi miệng tuy vô hình nhưng tác hại của nó là hữu hình. Khi có mùi hôi xuất hiện bạn nên nhanh chóng thăm khám tìm ra nguyên nhân hôi miệng. Nếu các bệnh lý do bên trong miệng thì bạn nên có chế độ vệ sinh răng miệng đúng đắn và áp dụng những cách trị hôi miệng đơn giản tại nhà. Còn nếu do các bệnh lý khác bạn nên điều trị các bệnh lý đó thì bệnh hôi miệng cũng sẽ hết theo. Tìm hiểu thêm về bệnh hôi miệng và có chữa trị dứt điểm được không.

Nếu bạn đang gặp thắc các vấn đề về răng miệng thì đừng ngại liên hệ ngay nha khoa Flora để nhận được tư vấn miễn phí tại Fanpage: Nha khoa Flora hoặc truy cập ngay kho kiến thức nha khoa hữu ích để tìm câu trả lời cho các bệnh lý về răng miệng.

.
.
.
.