Hôi miệng không chỉ đơn thuần là do các vấn đề do răng miệng hay ăn uống bị ám mùi. Hơi thở có mùi hôi còn tiềm ẩn nhiều dấu hiệu báo hiệu cơ thể đang lâm bệnh. Vậy hôi miệng là bệnh gì hay bệnh gì làm nên hôi miệng, cùng nha khoa Flora tìm hiểu nhé!
Hôi miệng là bệnh gì?
Hôi miệng là chứng bệnh miệng có mùi hôi khi ngáp, mở miệng giao tiếp. Đây là vấn đề nha khoa có mức độ phổ biến thứ 3 chỉ sau sâu răng và viêm nha chu.
Hôi miệng không gây hại đến cơ thể như đau nhức, mệt mỏi nhưng nó tác động trực tiếp đến đời sống tinh thần. Hôi miệng làm người mắc ngại ngùng, tự ti, lười giao tiếp, nguy cơ tự kỷ cao. Bên cạnh đó hôi miệng còn gây ảnh hưởng lớn đến những mối quan hệ bạn bè, công việc.
Hôi miệng xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân từ sâu răng, viêm nha chu đến các bệnh lý cơ thể về tim, phổi, dạ dày. Vậy khi hôi miệng xuất hiện có khả năng tiềm ẩn các bệnh lý nào?
Các nguyên nhân trực tiếp
Do các vấn đề về răng miệng
Bệnh hôi miệng chủ yếu xuất hiện khi bạn đang mắc phải các bệnh về nha khoa như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy,…
Sâu răng
Sâu răng là tình trạng vi khuẩn xâm lấn tạo nên các lỗ trên răng. Các khoảng trống trong răng giúp các vi khuẩn kỵ khí có môi trường tồn tại cũng như việc ăn uống dễ giắt thức ăn vào nên gây nên mùi hôi khó chịu. Khi sâu răng xuất hiện bạn nên trám răng sớm để ngăn ngừa sâu răng lây lan sang các răng khác, hạn chế mùi hôi phát tán.
Viêm nướu, viên nha chu
Biểu hiện đầu tiên của viêm nướu hay viêm nha chu đó là mùi hôi miệng xuất hiện. Nếu viêm nướu hay viêm nha chu khi không được chữa trị sớm sẽ hình thành các ổ nhiễm – nơi vi khuẩn gây mùi tồn tại và phát triển mạnh, từ đó làm bốc mùi hôi nặng hơn.
Vệ sinh răng miệng kém
Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách như quên đánh răng, sau khi ăn không súc miệng, không cạo vôi răng là những nguyên nhân trực tiếp gây nên mùi hôi miệng nặng. Để giảm nguy cơ hôi miệng đầu tiên bạn nên thay đổi thói quen vệ sinh răng, cũng cạo vôi răng 2 lần/năm.
Do ăn uống
Mùi hôi xuất phát trực tiếp từ miệng khi bạn ăn các thực phẩm có mùi đặc trưng như hành, tỏi, mắm tôm,…khi ăn vào sẽ ám vào khoang miệng, vòm họng gây mùi hôi khó chịu. Do đó khi ăn các thực phẩm có mùi bạn nên vệ sinh răng miệng thật sạch để đảm bảo không còn mùi hôi.
Nhiều bạn bảo rằng là đánh răng đủ sáng và tối nhưng miệng vẫn có mùi hôi.
Vậy bệnh hôi miệng là gì? Có liên quan đến các bệnh lý khác của cơ thể không? Hãy cùng Flora tìm hiểu thêm các nguyên nhân gián tiếp gây nên mùi hôi nào!
Các nguyên nhân gián tiếp
Ung thư phổi
Từ các giai đoạn viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi đến ung thư phổi đều làm cho miệng có mùi hôi. Nguyên nhân gây mùi tanh hôi đó là việc tồn tại một lượng chất nhầy có mùi trong phổi. Khi mùi tanh hôi xuất hiện cũng như lời cảnh báo về phổi đang mang bệnh bạn nên đến các phòng khám để kiểm tra sớm nhất có thể để bảo vệ phổi cũng như loại bỏ mùi hôi.
Xem thêm về 11 cách chữa hôi miệng hiệu quả tận gốc
Viêm đường hô hấp trên
Các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm amidan,… làm đọng một lớp nhầy ở vùng họng sinh ra mùi hôi như mùi mục nát. Khi mùi hôi xuất hiện kèm theo các triệu chứng viêm xoang hay viêm amidan, bạn nên chữa trị viêm xoang, viêm amidan trước thì đồng nghĩa mùi hôi cũng biến mất.
Dạ dày
Môn vị hẹp hay tắc nghẽn làm cho thức ăn tiêu hóa không được thoát ra ngoài, ứ đọng trong dạ dày bị phân hủy và tạo ra mùi chua. Khi đó mùi hôi từ dạ dày thoát ra ở vùng miệng gây nên mùi hôi. Bên cạnh đó bệnh trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân gây nên mùi hôi khó chịu. Nếu bạn chữa trị các bệnh về dạ dày sex cải thiện được rất nhiều tình trạng hôi miệng.
Tiểu đường
“Khi đường huyết của một người vượt ngưỡng, chất béo trong cơ thể phân giải sẽ sinh ra ketone body (chất tạo xeton), trong đó α-Ketoglutaric acid sẽ phát ra một mùi như quả táo chua thối”. Khi mùi quả táo chua thối xuất hiện cũng là lời cảnh báo hàm lượng xeton rất cao nếu không chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Nguồn tham khảo: https://dantri.com.vn/suc-khoe/hoi-mieng-bao-hieu-nhieu-benh-dang-so
Suy gan
Gan bị suy chức năng phân giải độc tố thấp dẫn đến nồng độ amoniac trong máu tăng cao gây ra mùi hôi trong miệng. Hoặc khi khả năng trao đổi của một số nhánh chuỗi chuyển hóa axit amin trong cơ thể giảm sút còn dẫn đến mùi hôi như mùi táo thối.
Rối loạn tâm lý
Khi bị stress, rối loạn tâm lý làm cho cơ chế thần kinh không ổn định tác động đến cơ chế tiết nước bọt. Lượng nước bọt trong khoang miệng tiết ra ít, gây khô miệng và xuất hiện mùi hôi. Bình thường nước bọt ở khoang miệng có tác dụng ngăn cản sự tích tụ và hình thành vi khuẩn gây mùi, trái lại nước bọt ít làm vi khuẩn có môi trường hoành hành, khiến mùi hôi bốc lên khi nói chuyện.
Xem thêm về Trị hôi miệng bằng phương pháp tự nhiên siêu hiệu quả
Với những chia sẻ trên nha khoa Flora đã giải đáp thắc mắc hôi miệng là bệnh gì? Khi hôi miệng xuất hiện bạn nên sớm tìm ra nguyên nhân gây mùi. Các biện pháp chữa trị hợp lý sẽ giúp bạn loại bỏ mùi hôi tận gốc.
Nếu có những thắc mắc cần giải đáp đừng ngần ngại inbox với Flora tại Fanpage: Nha khoa Flora hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline: 028 7305 8999 để nhận tư vấn miễn phí tất tần tật về vấn đề răng miệng nhé!