Hôi miệng nặng – Nguyên nhân và cách khắc phục

Hôi miệng là hiện tượng là hơi thở xuất hiện mùi hôi khi giao tiếp. Hôi miệng xuất hiện phổ biến ở mọi lứa tuổi và không gây nên các biến chứng đau nhức nguy hiểm. Tuy nhiên khi bị hôi miệng nặng thì đây như lời cảnh báo về sức khỏe. Vậy bị hôi miệng nặng xuất phát từ những nguyên nhân nào và cách khắc phục ra sao? Cùng theo dõi bài viết này nhé!

Nguyên nhân bị hôi miệng nặng

Nguyên nhân bị hôi miệng nặng (ảnh minh họa)
Nguyên nhân bị hôi miệng nặng (ảnh minh họa)

Hôi miệng xuất phát bởi rất nhiều nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt đến các bệnh lý liên quan như:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân dẫn đến bệnh hôi miệng trở nặng hơn. Khi các thức ăn và mảng bám còn tồn tại tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển sinh ra mùi hôi nặng. Không những thế, mảng bám còn gây ra tình trạng nướu bị viêm nhiễm cũng gây ra mùi hôi khó chịu.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ khiến răng bị ố vàng mất thẩm mỹ mà còn gây ra tình trạng khô miệng. Miệng bị khô, hạn chế tiết nước bọt không ngăn cản và loại bỏ được vi khuẩn gây mùi. Bên cạnh đó khô miệng còn làm cho mùi hôi dễ phát ra khi giao tiếp. Ngoài gây khô miệng, hút thuốc lá còn làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi, khiến hôi miệng ngày càng nặng thêm.

Xem thêm về Top 7 nguyên nhân gây hôi miệng cần lưu ý!

Các bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý về răng miệng khi bị trở nặng cũng là những nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng nặng hơn:

    • Các bệnh viêm nha chu, viêm nướu, áp xe răng, viêm quanh thân răng,… tạo nên các ổ viêm khiến thức ăn dễ giắt vào. Thức ăn bị giắt vào nếu không được vệ sinh sạch sẽ bị các vi khuẩn từ ổ viêm phân hủy ngay bên trong miệng khiến mùi hôi trở nặng.
    • Sâu răng thường tạo ra các lỗ trên bề mặt răng, dễ làm thức ăn đọng lại. Nếu không được vệ sinh sạch lâu dần khiến cho mùi hôi và cả tình trạng sâu răng diễn biến nặng hơn.
    • Tình trạng viêm, lở loét bên trong khoang miệng cũng là nguyên nhân khiến mùi hôi trở nặng hơn.
    • Các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm ổ răng khôn và bệnh ác tính khác cũng có thể gây hôi miệng.
    • Hội chứng Sjogren đặc trưng là khô niêm mạc, phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng do sự thâm nhiễm tế bào lympho ở màng nhầy. Khi miệng bị khô khiến cho mùi hôi ngày càng trở nên nặng mùi.
Hôi miệng nặng do các bệnh lý về răng (ảnh minh họa)
Hôi miệng nặng do các bệnh lý về răng (ảnh minh họa)

Các bệnh lý cơ thể

Bên cạnh các bệnh lý răng miệng thì mùi hôi miệng nặng cũng là lời cảnh báo về sức khỏe cơ thể. Hôi miệng cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý từ cơ thể, cụ thể:

    • Viêm phổi, viêm phế quản hay ung thư phổi đều khiến cho hơi thở có mùi nặng. Nguyên nhân đó là do khi phổi bị bệnh, nó chứ chất nhầy có mùi hôi, mùi hôi theo hơi thở phát tán ra bên ngoài.
    • Viêm đường hô hấp như viêm xoang, viêm amidan,.. hình thành nên một lớp dịch nhầy ở vùng họng có mùi hôi như mùi mục nát. Do nằm ở vùng họng nên mùi hôi của dịch nhầy dễ bay hơi ra khi giao tiếp hoặc ăn uống.
    • Các bệnh về dạ dày làm cho thức ăn tiêu hóa kém, ứ đọng trong dạ dày bị phân hủy và tạo ra mùi chua. Khi đó mùi hôi từ dạ dày thoát ra ở vùng miệng gây nên mùi hôi. Bên cạnh đó bệnh trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân gây nên mùi hôi khó chịu.
    • Suy gan khiến chức năng phân giải độc tố thấp dẫn đến nồng độ amoniac trong máu tăng cao gây ra mùi hôi trong miệng.
Viêm phổi cũng có thể gây nên mùi hôi miệng (ảnh minh họa)
Viêm phổi cũng có thể gây nên mùi hôi miệng (ảnh minh họa)

Tuy nhiên hôi miệng hoàn toàn có thể khắc phục được, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây để hạn chế tối đa mùi hôi.

Cách khắc phục khi bị hôi miệng nặng

Để khắc phục hiệu quả chứng hôi miệng nặng bạn cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên mùi hôi. 

    • Nếu hôi miệng xuất phát do chế độ vệ sinh răng miệng không hợp lý thì bạn nên thay đổi thói quen này. Nên chải răng 2 – 3 lần/ ngày, súc miệng sạch sau khi ăn, cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần. Bên cạnh đó, bạn nên bỏ thuốc lá, hạn chế các thực phẩm có mùi như hành, tỏi,…
    • Nếu hôi miệng xuất phát từ các bệnh lý bên trong răng miệng bạn nên đến các phòng khám nha khoa để được thăm khám và điều trị. Khi các bệnh lý nha khoa được điều trị thì tình trạng hôi miệng cũng được khắc phục hiệu quả.
    • Nếu hôi miệng xuất phát từ các bệnh lý cơ thể thì bạn nên điều trị sớm các bệnh lý đó thì hôi miệng cũng sẽ tự hết.

Xem thêm về Hôi miệng là bệnh gì? Có chữa trị dứt điểm được không?

Kết luận

Hôi miệng tuy không mang đến những nỗi đau thể xác nhưng ảnh hưởng về mặt tinh thần. Hôi miệng nặng khiến cho người bị tự ti, ngại giao tiếp dần mất đi những mối quan hệ và ảnh hưởng đến công việc. Do đó khi có dấu hiệu hôi miệng bạn nên đến ngay các phòng khám nha khoa uy tín để thăm khám và tìm ra nguyên nhân khiến mùi hôi trở nặng. Tại nha khoa Flora bạn có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua Fanpage: Nha khoa Flora hoặc hotline: 02873058999 để có thể đến thăm khám và nhận tư vấn miễn phí.

.
.
.
.