Gần đây, câu hỏi “cách trị chảy máu chân răng” được nhiều người đặt ra, cần tư vấn. Cùng tìm hiểu để ngăn ngừa chảy máu chân răng thường xuyên bạn nhé !
Chảy máu chân răng xảy ra khi nào?
Chảy máu chân răng là một bệnh lý răng miệng rất phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu gây chảy máu chân răng là do mảng bám tập trung lâu ngày ở vùng chân răng, kẽ giữa răng và nướu. Các vi khuẩn có hại sẽ tấn công sẽ gây ra viêm nhiễm, vùng nướu bắt đầu sưng đỏ và chảy máu chân răng khi đánh răng, xỉa răng,… Chảy máu chân răng là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm lợi, viêm nha chu.
Ngoài mảng bám, cao răng lâu ngày, thì chảy máu chân răng còn được gây ra bởi một số nguyên nhân khác như: thuốc lá, một số uống chữa bệnh khác, tâm lý căng thẳng lo lắng, ăn uống thiếu chất. Dù là nguyên nhân nào, thì bạn cũng không nên xem thường bệnh lý chảy máu chân răng. Nếu không kịp thời điều trị, chúng có thể lan rộng tạo nên một vùng viêm nhiễm thay vì chỉ một hay hai chân răng ban đầu. Hơn thế nữa, chảy máu chân răng kéo dài còn dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng khác như viêm nha chu, lung lay, mất răng, …
Cách trị chảy máu chân răng
Do được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, ứng với mỗi nguyên nhân sẽ có một cách trị khác nhau. Chủ yếu dựa trên những nguyên tắc chính sau:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vấn đề vệ sinh răng miệng ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hệ thống khác trong cơ thể con người. Ví dụ như hệ tim mạch, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, … Vệ sinh răng miệng kém hay không đúng cách là nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần lưu ý:
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Đúng theo nguyên tắc chải răng xoay tròn và từ trên xuống.
Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm. Không quá mạnh tay khi đánh răng.
Sử dụng chỉ nha khoa đúng theo hướng dẫn. Không dùng lực quá mạnh gây tổn thương nướu răng.
Hạn chế dùng tăm tre xỉa răng với tần suất cao. Tránh gây thưa kẽ răng khiến thức ăn dễ mắc kẹt.
Kết hợp sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý làm sạch vùng khoang miệng.
2. Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống thiếu chất cũng là một nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng. Trong đó cần đặc biệt lưu ý đến lượng Vitamin C, vitamin K và protein. Đây là những chất rất cần thiết. Nếu không bổ sung đầy đủ sẽ gây ra một số tổn thương mô mềm, chảy máu chân răng.
Hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất, và vitamin trong chế độ ăn uống hàng ngày. Một số thực phẩm bạn có thể cân nhắc như:
Bưởi – nguồn vitamin C rất lớn:
Vitamin C là vi chất giúp đẩy nhanh sự lành thương, ngăn ngừa những tổn thương mô mềm trong cơ thể. Mỗi quả bưởi thông thường sẽ chứa 92.5 mg vitamin C. Hãy bổ sung bưởi vào thực đơn hằng ngày, liên tục trong 15 ngày. Vấn đề chảy máu chân răng của bạn sẽ thuyên giảm đáng kể.
Chanh và tỏi:
Nguồn vitamin C khác mà bạn nên lưu ý. Chanh có thể được chế biến trong nước uống giải khát, và tỏi có thể được kết hợp trong các món ăn để ngon miệng và đủ chất hơn. Một quả chanh và 2 gram tỏi mỗi ngày là một gợi ý tốt.
Các loại rau củ tươi – nguồn vitamin K:
Không chỉ riêng vitamin K, mà các loại rau củ tươi còn chứa rất nhiều dưỡng chất khác, cần thiết cho cơ thể. Vitamin K giúp tăng cường tuần hoàn, đồng thời khi bị thương loại vitamin này sẽ giúp hạn chế mất máu, đẩy nhanh quá trình đông máu, làm giảm chảy máu chân răng rõ rệt. Một số loại rau củ chứa nhiều vitamin K như: cải xoăn, cải bó xôi, dưa chuột, măng tây, cần tây, xà lách, cà rốt, …
Ngoài ra, nước trà xanh mật ong cũng là một lời khuyên cho bạn khi gặp phải tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên. Trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Trong khi đó mật ong lại mang nhiều dưỡng chất tốt cho răng miệng. Loại thức uống này sẽ giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, đồng thời quá trình lành thương cũng diễn ra nhanh hơn. Giúp hạn chế chảy máu nướu/chân răng.
3.Từ bỏ thuốc lá (nếu có)
Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại cho răng miệng. Thói quen hút thuốc lá làm tăng lượng mảng bám trên răng và kẽ nướu, là nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng kéo dài. Vì vậy hãy xem xét từ bỏ thói quen không nên có này, bảo vệ sức khỏe răng miệng và sức khỏe nói chung.
4. Tránh căng thẳng, lo lắng kéo dài cũng là một cách trị chảy máu chân răng
Stress, căng thẳng làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, sự tấn công của vi khuẩn có hại trong thời điểm bạn stress sẽ mạnh mẽ và nguy hiểm hơn. Ngoài ra, stress sẽ làm tăng lượng máu đến nướu răng, làm dễ chảy máu răng hơn. Một vài tuyệt chiêu giúp bạn giải tỏa stress như:
- Hệ thống lại công việc để tránh quá tải
- Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao: đi bộ, cầu lông, bơi lội,…
- Tắm nước mát
- Ra ngoài cùng người thân/ bạn bè
- Thử một loại nước mát
- Xem một bộ phim/ nghe một bản nhạc hay
5. Thăm khám định kỳ tại nha khoa uy tín
Người Việt thường không chú tâm đến vấn đề thăm khám răng miệng định kỳ. Đó cũng chính là lý do tỷ lệ người Việt mắc các bệnh răng miệng và mất răng luôn cao hơn ở phương Tây.
Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn loại bỏ cao răng, làm sạch khoang miệng. Phát hiện kịp thời những bệnh lý răng miệng như chảy máu chân răng, viêm nướu, viêm nha chu,…. Từ đó có kế hoạch điều trị trước khi bệnh lý tiến triển đến mức nghiêm trọng hơn. Đừng quên thăm khám, vệ sinh răng miệng định kỳ 4 – 6 tháng một lần tại các cơ sở nha khoa uy tín bạn nhé !
Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc răng toàn diện tại nha khoa Flora
Kết luận
Trên đây là những lời khuyên cho cách trị chảy máu chân răng từ bác sĩ Nguyễn Đắc Minh. Bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt tại Nha Khoa Flora.
Nếu chảy máu chân răng thường xuyên và không tự kiểm soát được, bạn nên đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín. Để lên hướng điều trị kịp thời, ngăn ngừa những bệnh lý răng miệng không đáng có khác.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm bắt khái quát được những cách trị chảy máu chân răng tại nhà.
Cảm ơn bạn đã theo dõi chuyên mục Kiến thức Nha khoa của Nha Khoa Flora.
Bài viết cùng chủ đề:
Tự nhiên chảy máu chân răng có nguy hiểm không?