Các dấu hiệu mọc răng khôn thường gặp nhất

Tư vấn chuyên môn bài viết: BÁC SĨ NGUYỄN ĐẮC MINH

Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Flora

Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Đặt lịch hẹn Xem hồ sơ

Việc hiểu và nhận biết các dấu hiệu mọc răng khôn phổ biến có ý nghĩa quan trọng về mặt sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Hãy cùng Nha khoa Flora tìm hiểu chi tiết qua bài viết này bạn nhé!

1. Tổng quan quá trình mọc răng khôn

Răng khôn là răng hàm mọc cuối cùng ở mỗi người, thường xuất hiện vào độ tuổi từ 18 – 25. Chúng có thể mọc thẳng bình thường, mọc lệch 45, 90 độ hay mọc ngầm trong xương; gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng như: đau nhức, lợi sưng, sốt, hôi miệng, chán ăn… kéo theo chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh bị giảm sút.

Dấu hiệu mọc răng khôn - ảnh 1
Răng khôn là răng hàm mọc cuối cùng ở mỗi người, thường xuất hiện vào độ tuổi từ 18 – 25.

Cho đến ngày nay vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên nhổ răng khôn không; tuy nhiên đa số các Bác sĩ đều khuyến cáo bệnh nhân nên nhổ răng khôn nếu chúng mọc sai hướng, ảnh hưởng đến các răng lân cận và tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng nguy hại khác.

Biết trước các triệu chứng răng khôn bắt đầu mọc giúp bạn quản lý tình trạng sức khỏe răng miệng của mình một cách hiệu quả hơn. Đồng thời chuẩn bị tinh thần và có giải pháp giảm sưng, đau và điều trị khi cần thiết. Nhờ đó giữ cho sức khỏe nướu và răng miệng được tốt hơn.

2. Dấu hiệu mọc răng khôn thường gặp

Theo Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh, quá trình mọc răng khôn diễn ra không liên tục, nó tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người thông thường mất 3-5 tháng răng mới có thể trồi lên hết. Khi răng khôn chuẩn bị mọc cũng có những dấu hiệu khác biệt, bạn đọc có thể tham khảo một số dấu hiệu mọc răng khôn thường gặp nhất sau đây:

Dấu hiệu mọc răng khôn - ảnh 2
Dấu hiệu mọc răng khôn thường gặp là gì?

2.1 Mọc răng khôn gây đau nhức

Đây là cách nhận biết răng khôn dễ dàng nhất, bởi các cơn đau này sẽ khiến người bệnh khó chịu; thậm chí mất ngủ khi cơn đau diễn ra âm ỉ, kéo dài. Thông thường, cơn đau răng này kéo dài dữ dội và mạnh hơn khi răng khôn từ từ nhú ra khỏi nướu. Dù là răng khôn mọc thẳng, mọc ngầm hay mọc lệch thì cũng không tránh khỏi triệu chứng đau nhức.

2.2 Mọc răng khôn gây sưng nướu

Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới hay triệu chứng mọc răng khôn hàm trên thường xảy ra nữa đó là tình trạng sưng nướu. Bởi sự xuất hiện của răng khôn ở độ tuổi con người trưởng thành (xương hàm đã cứng chắc và không còn phát triển kích thước); nên khi có dấu hiệu mọc răng khôn thì nướu sẽ giãn ra, khiến phần bề mặt và vùng nướu quanh chân răng bị sưng tấy. Thường sưng nướu răng khôn này sẽ kéo dài cho đến khi răng mọc lên ổn định.

2.3 Hàm nặng nề cử động khó khăn

Một trong những cách nhận biết răng khôn mọc đó là hàm trở nên nặng nề, sưng má; thậm chí khó khăn mỗi khi bạn vận động cơ miệng hoặc nói cười, ăn nhai…

2.4 Bị sốt, nhức đầu khi mọc răng khôn

Mọc răng khôn có sốt không? – Câu trả lời là có thể sẽ gây sốt nhẹ khi răng khôn đang bắt đầu mọc. Nguyên nhân là do khi mọc răng khôn nhiệt độ cơ thể của con người tăng cao hơn bình thường. Mặt khác cảm giác khó chịu khi răng khôn gây đau đầu, mệt mỏi cũng khiến cho thân nhiệt nóng hơn bình thường.

Tuy nhiên, hầu hết những cơn sốt do mọc răng khôn thường nhẹ và không kéo dài; nên bạn cũng đừng quá lo lắng nhé. Khi răng số 8 mọc hoàn chỉnh thì tình trạng sốt, đau đầu hoàn toàn biến mất.

2.5 Mọc răng khôn gây chán ăn

Triệu chứng nhận biết mọc răng khôn phổ biến khác là khiến bệnh nhân chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Nguyên nhân dẫn đến chán ăn có thể là do mọc răng khôn nuốt nước bọt đau, không há được miệng hay do cơ thể mệt mỏi bởi những cơn đau nhức răng khôn, sốt… gây ra.

Mặt khác cảm giác chán ăn và ăn kém ngon miệng là do bệnh nhân không nhai được như bình thường. Khi thức ăn (nhất là thực phẩm hơi dai cứng) vô tình chạm đến phần lợi chuẩn bị mọc răng khôn sẽ gây đau rất nhiều, không thể nhai và cảm nhận được thức ăn.

2.6 Hơi thở có mùi hôi khi mọc răng số 8

Hơi thở có mùi hôi khó chịu cũng là một dấu hiệu mọc răng khôn ở nhiều người. Bởi quá trình mọc răng khôn sẽ khiến vùng nướu bị tổn thương, kết hợp với mảng bám thức ăn ở vùng răng trong cùng khó vệ sinh. Từ đó, dễ dẫn tới tình trạng có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày.

3. Cách giảm đau khi mọc răng khôn

Sau khi nhận biết các dấu hiệu mọc răng khôn như trên thì việc tìm cách giảm đau khi mọc răng số 8 là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là những phương pháp sẽ giúp bạn trải qua quá trình mọc răng khôn nhẹ nhàng nhất:

Dấu hiệu mọc răng khôn - ảnh 3
Cách giảm đau khi mọc răng khôn an toàn & hiệu quả

3.1 Trị đau mọc răng khôn bằng nước muối

Nước muối từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng, trong đó có hỗ trợ làm sạch khoang miệng, hạn chế vi khuẩn phát triển; đặc biệt còn làm giảm triệu chứng đau răng khôn hiệu quả. Cách thực hiện đơn giản là dùng nước muối sạch để súc miệng mỗi ngày. Thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần trong một ngày, bạn sẽ thấy thoải mái hơn đáng kể.

3.2 Giảm đau mọc răng khôn bằng lá bạc hà

Mọc răng khôn gây đau nhức phải làm sao? Hãy yên tâm, bạn có thể dùng lá bạc hà để làm giảm triệu chứng này nhanh chóng. Bởi trong lá bạc hà có chứa các hợp chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Điều này lý giải cho việc nhiều nhà sản xuất kem đánh răng và nước súc miệng hiện nay có cho thành phần lá bạc hà vào.

Hơn nữa, đây cũng là một phương pháp đơn giản và lành tính, không gây ra những rủi ro nên bạn có thể an tâm áp dụng tại nhà. Để giảm đau mọc răng khôn bằng lá bạc hà, đầu tiên bạn xay nhuyễn lá bạc hà và chiết lấy nước. Sau đó nhúng một miếng bông gòn vào hỗn hợp dịch chiết và đắp trực tiếp miếng bông lên vị trí răng khôn là xong.

3.3 Trị nhức răng khôn bằng dầu đinh hương

Đây cũng là một cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thực hiện. Dầu đinh hương được biết đến với công dụng giảm đau, kháng khuẩn, nhờ đó làm giảm thiểu các nguy cơ bị nhiễm trùng răng miệng.

Thực hiện đơn giản bằng cách nhỏ trực tiếp một lượng dầu đinh hương vừa đủ vào vị trí răng khôn đang đau; hoặc bạn có thể đun sôi dầu đinh hương và chế biến thành dung dịch giảm đau.

3.4 Chườm đá lạnh giảm đau mọc răng số 8

Nếu bạn đang mệt mỏi, uể oải bởi những cơn đau nhức do mọc răng khôn gây ra thì có thể tham khảo cách chườm đá lạnh. Đây là cách đơn giản nhưng mang đến hiệu quả gần như tức thì. Thực hiện bằng cách lấy một ít đá bọc vào một chiếc khăn sạch, sau đó chườm ở bên ngoài vùng mọc răng khôn để giảm đau tạm thời. Chú ý chỉ nên chườm khoảng 10 – 15 phút, tránh chườm quá lâu nhằm tránh nguy cơ bị tổn thương thần kinh, da và mô.

3.5 Giảm đau mọc răng khôn bằng tỏi, gừng

Ngoài là nguyên liệu phổ biến trong mọi gian bếp của người Việt, tỏi và gừng còn được biết tối với công dụng kháng khuẩn rất tốt, trong đó tỏi có thêm tác dụng kháng viêm. Do đó việc kết hợp chúng lại với nhau sẽ hỗ trợ giảm đau nhức răng khôn hiệu quả.

Cách thực hiện: Đầu tiên bạn nghiền tỏi ra, cắt nhỏ gừng tươi rồi trộn lại và ép thành miếng. Sau đó đặt vào vị trí mọc răng khôn để làm dịu cơn đau và giảm triệu chứng sưng tấy.

3.6 Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt

Cách hạ sốt khi mọc răng khôn? Nếu quá trình mọc răng khôn gây triệu chứng đau nhức dữ dội và sốt; ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt thì bạn có thể uống các thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc Paracetamol. Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến Bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi dùng để phòng ngừa tác dụng phụ.

Ngoài ra, thuốc giảm đau, hạ sốt chỉ có tác dụng làm dịu triệu chứng tạm thời; vì vậy bạn cần đặt lịch hẹn với nha sĩ càng sớm càng tốt để xem có cần nhổ răng khôn hay không.

Xem thêm:

Không nhổ răng khôn có sao không?

Nhổ răng khôn có đau không?

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

4. Mọc răng khôn khi nào nên gặp Bác sĩ?

Mọc răng số 8 khi nào cần gặp Bác sĩ là thích hợp? – Dưới đây là những trường hợp bạn nên gặp Bác sĩ càng sớm càng tốt để được khám, chụp phim, tư vấn và có phương án điều trị kịp thời. Điều này còn giúp tránh rủi ro biến chứng không mong muốn có thể xảy ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng lẫn cơ thể của bạn.

Dấu hiệu mọc răng khôn - ảnh 4
Mọc răng khôn khi nào nên gặp Bác sĩ?

– Mọc răng khôn khiến nướu đỏ, sưng mềm hoặc chảy máu.

– Hàm đau và sưng quanh hàm khi mọc răng khôn.

– Xuất hiện triệu chứng sưng viêm, nhiễm trùng trở nặng hay sâu răng các vị trí xung quanh.

– Răng khôn mọc gây cứng khớp hàm, khó mở miệng.

Chung quy lại thì răng khôn không có chức năng gì rõ ràng, ngược lại phần lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng. Vì vậy khi răng khôn xuất hiện thì tốt nhất bạn nên thăm khám với Bác sĩ để được tư vấn và có phương án loại bỏ, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tối đa.

5. Nơi thăm khám và nhổ răng khôn uy tín tại TP.HCM?

Nha khoa Flora được đông đảo khách hàng biết đến là địa chỉ nhổ răng khôn không đau, êm ái hàng đầu tại TP.HCM. Các bác sĩ tại đây có kinh nghiệm dày dặn hơn 15 năm, là những chuyên gia nha khoa đầu ngành được tu nghiệp từ các nước phát triển như Pháp, Mỹ… Luôn đảm bảo sự an toàn và đặt sức khỏe của khách hàng lên trên mọi tiêu chí khác.

Đặc biệt, các bác sĩ tại Flora có khả năng kiểm soát tốt trong kỹ thuật gây tê; giúp hạn chế tối đa những cảm giác đau nhức, ê buốt trong quá trình nhổ răng khôn cho khách hàng. Đồng thời ứng dụng công nghệ nhổ răng khôn sóng siêu âm Piezotome hiện đại; với thời gian nhổ nhanh, giảm sang chấn và hồi phục vết thương nhanh x3 lần phương pháp nhổ truyền thống.

Ngoài ra, 100% ca nhổ răng khôn được tiến hành trong phòng tiểu thuật được vô trùng tuyệt đối và khép kín. Quy trình nhổ răng khôn đầy đủ các bước chuẩn y khoa, an toàn và nhanh chóng. Chi phí nhổ răng khôn luôn được công khai rõ ràng, minh bạch và thường xuyên có ưu đãi để tri ân khách hàng.

Trên đây là những dấu hiệu mọc răng khôn thường gặp nhất và cách giảm đau hiệu quả, hi vọng sẽ giúp bạn thoải mái, yên tâm hơn trong khoảng thời gian chiếc răng phiền toái này xuất hiện. Để đặt lịch khám răng miệng miễn phí tại Nha khoa Flora, Quý khách vui lòng bấm số 028 7305 8999 hoặc Inbox qua Fanpage, Zalo, SMS để được hỗ trợ nhé.

.
.
.
.