Nguyên nhân gây hơi thở có mùi hôi trong nha khoa

Hơi thở có mùi gây khó khăn trong giao tiếp. Nếu gặp phải thì nên khắc phục như thế nào?

Hôi miệng có nhiều nguyên nhân như: hút thuốc lá, ít nói chuyện trong ngày,.. Trong nha khoa, hơi thở có mùi chủ yếu do các vi khuẩn ở quá lâu trong vùng miệng, gây viêm nhiễm, chảy máu chân răng,… 

Tình trạng này là triệu chứng của một số bệnh lý nha khoa như: viêm nướu, viêm nha chu, tổn thương mô răng,… Ở bài viết này, Nha khoa Flora sẽ đề cập đến: những nguyên nhân gây hơi thở có mùi trong nha khoa (bệnh lý răng miệng) và cách điều trị.

DO VIÊM NƯỚU, VIÊM NHA CHU

Viêm nướu, viêm nha chu chủ yếu xảy ra do sự mất kiểm soát tình trạng răng miệng. Việc thức ăn dắt lại kẽ răng, mặt trong hay vùng nướu,.. tạo nên vôi răng. Vôi răng lâu ngày không lấy gây nên tình trạng viêm nướu. 

Viêm nha chu là một dạng viêm nướu nghiêm trọng hơn. Cả hai bệnh lý này đều khiến người mắc phải bị chảy máu và đau nhức khi ăn nhai. Thậm chí, ở trạng thái nặng hơn thì ngay cả khi không ăn uống gì cũng có thể chảy máu răng âm ỉ. Đây chính là nguyên nhân gây nên hơi thở có mùi.

Viêm nướu tạo nên hơi thở có mùi
Tình trạng viêm nướu gây nề đỏ

Để khắc phục tình trạng bị hôi miệng, bạn cần điều trị viêm nướu, viêm nha chu dứt điểm. Ở mức độ nhẹ, bạn có thể được điều trị bằng việc kết hợp hai phương pháp: cạo vôi răng và bổ sung kháng sinh.

Cạo vôi răng

Lấy vôi răng tại nha khoa giúp bạn làm sạch sâu răng miệng. Đặc biệt là những vùng khó vệ sinh hàng ngày như:

  • Vùng răng hàm
  • Vùng răng khôn
  • Vũng kẽ nướu giáp chân răng
  • Những vùng kẽ răng
  • Những vùng khó vệ sinh khác.

Bạn nên thăm khám răng miệng định kỳ và cạo vôi răng 3 – 6 tháng /lần.

Bổ sung kháng sinh

Bên cạnh cạo vôi răng, bạn sẽ được bổ sung thêm kháng sinh cho phần nướu. Kháng sinh được bổ sung dưới dạng nước súc miệng chứa kháng sinh hoặc gel bôi. Ngoài ra, bạn có thể thêm kháng sinh dạng uống. 

Sự kết hợp của hai phương pháp trên có thể giúp phần nướu bị viêm nhẹ trở nên săn chắc và hồng trở lại. Thông thường sau 3 – 5 ngày sẽ có biểu hiện rõ rệt.

DO TỔN THƯƠNG Ở MÔ RĂNG

Một trong những nguyên nhân gây hơi thở có mùi đó là do tổn thương mô răng. Những tổn thương này thường xuất hiện do tình trạng mòn cổ răng, sâu răng hay viêm tuỷ. 

Nguyên nhân hơi thở có mùi hôi
Sâu răng nặng gây chết tuỷ gây hơi thở có mùi

Tại những lỗ sâu răng, vi khuẩn tiếp tục phát triển, tàn phá mô răng gây tình trạng hôi miệng. Để chấm dứt tình trạng này cần làm sạch những lỗ sâu rồi trám răng. 

Đối với tình trạng viêm tuỷ, bạn cần điều trị triệt để bệnh lý này tại nha khoa. Bác sĩ sẽ làm sạch tuỷ răng và bịt kín lại ống tuỷ. Tuy nhiên, những răng sau khi chữa tuỷ thường trở nên giòn, dễ vỡ khi ăn nhai. Do vậy, với những răng này bạn nên bọc răng sứ để bảo vệ răng thật. Đồng thời, tránh trường hợp mất răng do chủ quan ăn nhai mạnh.

DO MỌC RĂNG KHÔN

Răng khôn là răng mọc trong cùng của hàm răng. Nó có đa dạng kiểu mọc như mọc thẳng, mọc lệch hay mọc ngầm. 

Mọc răng khôn gây hôi miệng
Răng khôn mọc lệch 45 độ chèn vào những răng bên cạnh

Với những trường hợp mọc lệch, thức ăn dễ dàng dắt lại nhưng việc vệ sinh lại khó khăn. Do vậy mà răng khôn thường bị sâu. Vùng nướu xung quanh răng khôn thường bị viêm nhiễm.

Với tình trạng răng mọc ngầm, vùng nướu thường xuyên bị sưng tấy, chảy máu. Những khoảng sinh học dễ bị tổn thương, vùng nướu gây viêm nhiễm tạo thành các nang bao quanh cho răng. Do vậy gây nên tình trạng hơi thở có mùi.

Thêm vào đó, răng khôn còn gây nên nhiều biến chứng, ảnh hưởng tới sức khoẻ răng miệng của bạn. Vì vậy, nếu bạn đủ yêu cầu để nhổ răng khôn, hãy nhổ bỏ chiếc răng này.

Tìm hiểu thêm về Răng khôn

DO MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHÁC

Ngoại 3 nguyên nhân trên, hôi miệng còn xảy ra do những nguyên nhân như: 

Mão răng sứ không khít khi phục hình

Trong quá trình bọc răng sứ, mão răng sứ chế tác không khít với cùi răng gây nên những khoảng hở. Đây là nơi trú ngụ lí tưởng của vi khuẩn, gây nên tình trạng hơi thở có mùi. 

Trường hợp này không thể chấm dứt nếu bạn chỉ cạo vôi răng thông thường. Bạn cần phải tháo mão răng, làm sạch rồi bọc lại. Do vậy, nếu sau khi bọc răng sứ mà gặp phải tình trạng hơi thở có mùi, hãy nhanh chóng tới cơ sở uy tín để thăm khám và kiểm tra nguyên nhân.

Không thể kiểm soát mảng bám khi niềng răng

Khi niềng răng mắc cài thông thường, việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Do vậy sẽ xảy ra trường hợp: vệ sinh không đúng cách hoặc lười vệ sinh răng miệng kĩ càng. Từ đó dẫn đến tình trạng các vi khuẩn phát triển mạnh gây hôi miệng.

Để không gặp phải tình trạng này, hãy nhờ bác sĩ điều trị hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng tỉ mỉ, sử dụng thêm nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch. Quan trọng nhất, bạn cần có sự kiên nhẫn lớn trong quá trình vệ sinh răng miệng. 

Trong cuộc sống, việc giao tiếp, nói chuyện hàng ngày rất quan trọng. Việc hơi thở có mùi khiến bạn trở nên tự tin, khó kết nối với những người xung quanh. Không chỉ vậy, nó còn có thể vô tình khiến bạn mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống. Để đảm bảo sức khoẻ răng miệng của bạn luôn trong trạng thái tốt, hãy vệ sinh răng miệng thật sạch và thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần bạn nhé!

buttion_call
.
.
.
.