Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi hay không?

Răng hàm bị sâu là một trong các bệnh lý nha khoa nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm tàng như tiêu xương, chết tủy hay mất răng,… Ngoài phương pháp nhổ bỏ đi chiếc răng hàm bị sâu, liệu có còn phương pháp nào để điều trị khi răng bị sâu nữa hay không?

1. Các giai đoạn của răng hàm bị sâu 

Cũng giống như những chiếc răng sâu khác, răng hàm bị sâu cũng là tình trạng răng bị nhiễm khuẩn của các tổ chức canxi hóa gây ra bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô cứng. Nhìn chung, sâu răng sẽ có 4 giai đoạn cơ bản:

  • Giai đoạn thứ 1: Men răng trong giai đoạn này đã bị tổn thương và theo quan sát lâm sàn thì bề mặt răng vẫn còn nguyên vẹn.
  • Giai đoạn thứ 2: Bên cạnh việc men răng bị tổn thương thì răng cũng đang trong quá trình tạo xoang.

➥ Trong giai đoạn 1 và 2, các cơn đau nhức vẫn chưa xuất hiện nên rất nhiều người vẫn chủ quan cầm cự trị tại nhà thay vì đến nha khoa. Tuy nhiên, chính sự chần chừ đó đã khiến cho tình trạng sâu răng diễn ra nghiêm trọng hơn, tức là vào giai đoạn 3 và 4.

  • Giai đoạn thứ 3: Đây là thời kỳ viêm tủy đã bắt đầu phát triển, ngà răng đang bị tổn thương.
  • Giai đoạn thứ 4: Là giai đoạn nghiêm trọng nhất khi sâu răng đã gây ra các tổn thương tủy răng. Nguy cơ trong giai đoạn này sẽ là mất răng vĩnh viễn. Ngoài ra, đau răng sẽ diễn ra dữ dội và sau đó bạn sẽ mất cảm giác vì lúc đó, tủy răng đã chết.

2. Răng hàm bị sâu có nên đi nhổ không?

Câu trả lời của chúng tôi là KHÔNG CẦN NHỔ BỎ răng vĩnh viễn vì:

Răng sâu có 4 giai đoạn phát triển khác nhau nên tùy theo tình trạng chiếc răng sâu của bạn đang ở giai đoạn nào, các bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp thích hợp. Có các biện pháp điều trị răng sâu phổ biến hiện nay theo mức độ sâu răng như:

2.1 Trám răng

Là biện pháp điều trị răng sâu trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2, tức là chiếc răng sâu vẫn còn trong tình trạng có thể cứu chữa được. Khi đó, trám răng được xem là biện pháp tối ưu nhất để lấp kín các lỗ sâu nhằm ngăn không cho vi khuẩn làm hại tủy răng. Trước khi trám, các bác sĩ sẽ vệ sinh và làm sạch vết sâu, sau đó dùng các công cụ chuyên khoa để tái tạo cấu trúc và hệ mô răng thật đã bị mất. 

Xem thêm: Bảng giá trám răng

răng hàm bị sâu
Trám răng là phương pháp tối ưu dành cho giai đoạn đầu của sâu răng

2.2 Điều trị tủy răng

Quá trình điều trị tủy bắt đầu khi răng sâu đã bước vào giai đoạn thứ 3, các cơn đau nhức xuất hiện do vi khuẩn của sâu răng đã tràn vào tủy. Do đó, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị tủy để làm sạch vi khuẩn trong tủy. Sau khi vệ sinh các mô tủy bị viêm và ống tủy được dọn dẹp sạch sẽ, các bác sĩ sẽ trám kín ống tủy để vi khuẩn không xâm nhập vào tủy

răng hàm bị sâu
Điều trị tủy khi răng sâu đã làm tổn thương tủy

2.3 Bọc răng sứ

Sau khi hoàn tất quá trình điều trị tủy, để đảm bảo phục hồi định hình răng và chức năng của răng, bọc răng sứ là phương pháp điều trị kế tiếp. Bọc răng sứ là loại kỹ thuật dùng miếng sứ dày từ 0.5-0.7mm che phủ toàn bộ thân răng. Ngày nay, với kỹ thuật công nghệ ngày càng tiến bộ, lớp sứ che phủ – hay lớp mão răng sứ có độ trong, bóng tự nhiên. Thêm vào đó, rìa cạnh cắn sắc nét giống răng thật mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho người dùng.

răng hàm bị sâu
Bọc răng sứ sau khi điều trị tủy giúp khôi phục hình dạng cho răng

➥ Tham khảo: Bảng giá bọc răng sứ

2.4 Nhổ răng sâu

Đây mới được xem là giải pháp tối thiểu các bác sĩ phải sử dụng dành cho răng sâu trong thời kỳ cuối. Ở giai đoạn 4, răng sâu đã rơi vào tình trạng nghiêm trọng nhất khiến tủy hoại tử . Khi đó, vì tủy đã chết nên khiến người bị sâu răng mất cảm giác đau. Tuy nhiên, nếu vì không cảm thấy đau mà lại kéo dài thời gian răng sâu chết tủy sẽ dễ khiến cho tình trạng sâu răng lây lan sang những chếc răng liền kề. Do đó, dù muốn dù không thì cũng phải bắt buộc nhổ bỏ chiếc răng hàm bị sâu đó.

Xem thêm: Bảng giá nhổ răng khôn

răng hàm bị sâu
Nhổ bỏ răng hàm bị sâu là phương pháp cuối cùng

3. Phương pháp khôi phục răng khi nhổ bỏ răng sâu

Khi nhổ bỏ răng hàm bị sâu, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã mất hoàn toàn răng vĩnh viễn. Răng hàm là loại răng có vai trò đặc biệt trong bộ hàm, vì thế mất đi “bộ phận hỗ trợ” này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai hoặc gây tiêu xương hàm, hàm răng xô lệch, viêm nhiễm ở nướu, tủy răng, đau nhức âm ỉ trong vòm miệng,… Do đó, phải nhanh chóng tìm đến các giải pháp khôi phục răng vĩnh viễn sau khi nhổ bỏ như:

3.1 Hàm giả tháo lắp

Là phương pháp mà các bác sĩ sử dùng hàm giả được làm từ titan, sắt hoặc nhựa nhằm thay thế răng đã mất. Đây là hình thức trồng răng đơn giản nên được thực hiện nhanh chóng và có giá thành rẻ. Ngoài ra, hàm giả tháo lắp còn có thể tháo ra lắp vào khá tiện lợi. Vậy hàm giả tháo lắp có những ưu điểm và khuyết điểm nào?

răng hàm bị sâu
Ưu và khuyết điểm của hàm giả tháo lắp

3.2 Cầu răng sứ

Là phương pháp rất được ưa chuộng khi sử dụng 2 răng liền kề răng mất làm trụ nâng đỡ một dãy cầu sứ. Sau đó, các bác sĩ sẽ dùng xi măng nha khoa để liên kết dãy cầu sứ lại với nhau. Dù thời gian thực hiện nhanh chóng và giá thành tương đối, tuy nhiên cầu răng sứ vẫn có các khuyết điểm như sau:

Ưu điểm và khuyết điểm của cầu răng sứ

3.3 Trồng răng Implant

Đây được xem là một phương pháp tiên tiến nhất và khá phổ biến trong thời gian gần đây. Trồng Implant là phương pháp “xây” trụ trong hàm, giúp nâng đỡ và phục hồi răng mất một hoặc nhiều chiếc. Trụ Implant được làm từ titanium với độ tinh khiết cao nên đảm bảo độ an toàn cho người trồng.

Trồng răng Implant với các ưu và khuyết điểm

➥ Tham khảo bảng giá trồng răng Implant tại đây

.
.
.
.