Răng sữa bị sâu – Các giai đoạn, Tác hại và Cách điều trị

Răng sữa bị sâu là một trong các vấn đề phổ biến mà trẻ thường mắc phải do quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ ăn uống không hợp lý, trẻ bị thiếu men răng bẩm sinh,… Nhiều phụ huynh lo ngại việc nhổ bỏ chiếc răng sữa bị sâu vì sợ trẻ đau và để lại nhiều tác hại đến quá trình mọc răng sau này. Vậy có các phương pháp nào điều trị răng sữa bị sâu ngoài việc nhổ bỏ hay không?

Răng sữa bị sâu cũng có tình trạng và giai đoạn phát triển giống như răng sâu thông thường. Do đó, nếu phụ huynh có thể phát hiện tình trạng sâu răng của trẻ trong các giai đoạn đầu khi chưa chịu nhiều tổn thương thì quá trình điều trị có thể áp dụng các phương pháp thông thường. Tuy nhiên, nếu răng sâu tiến triển vào tủy, gây viêm tủy hoặc thậm chí hoại tử tủy thì việc nhổ bỏ là không thể tránh khỏi.

1. Các giai đoạn phát triển của răng sữa (*)

Việc nắm bắt được các giai đoạn phát triển của răng sữa một cách đầy đủ và chính xác cũng là điểm thuận lợi cho các phụ huynh nắm bắt tình hình sức khỏe răng miệng của trẻ. Do đó, hiểu được sự hình thành răng sữa cũng được xem là yếu tố quan trọng trong vai trò làm cha mẹ. Quá trình đó có thể bao gồm các giai đoạn như sau:

1.1 Hai răng cửa giữa hàm dưới 

Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu mọc hai răng sữa đầu tiên ở vị trí răng cửa giữa hàm dưới. Với những chiếc răng đầu tiên này, trẻ sẽ có cảm giác khó chịu, có triệu chứng sốt và bỏ bú. Giai đoạn mọc răng này có thể bắt đầu lúc trẻ khoảng 5 – 10 tháng tuổi, có thể sớm hay muộn tùy theo từng trẻ hoặc do gen di truyền. 

răng sữa bị sâu
Hai răng cửa giữa hàm dưới là những chiếc răng đầu tiên của trẻ

1.2 Hai răng cửa giữa hàm trên

Sau khi mọc xong 2 chiếc răng răng cửa giữa hàm dưới, trẻ sẽ bắt đầu mọc tiếp 2 cái răng cửa giữa hàm trên. Hai chiếc răng này mọc trong giai đoạn trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi.

răng sữa bị sâu
Tiếp đến là sự phát triển của 2 răng cửa giữa hàm trên

1.3 Bốn răng cửa cạnh bên

Tiếp theo sau đó thì răng tiếp theo xuất hiện là răng cửa cạnh bên hàm trên. Hai răng xuất hiện 2 phía hai chiếc răng cửa giữa, một bên trái và một bên phải. Sau đó, trẻ sẽ tiếp tục mọc thêm 2 chiếc răng cửa cạnh bên hàm dưới với cách mọc tương tự hàm trên. Loại răng này xuất hiện trong giai đoạn bé từ 10 – 16 tháng.

răng sữa bị sâu
Quá trình mọc răng sữa tiếp diễn với 4 răng cửa cạnh bên của hàm trên và hàm dưới

1.4 Bốn răng hàm 2 hàm 

Sau khi mọc đủ các răng cửa, trẻ sẽ có xu hướng mọc răng hàm để nhai và nghiền nát thức ăn. Hai răng hàm đầu tiên sẽ bắt đầu xuất hiện ở hàm trên, trong giai đoạn trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi. Sau khi răng hàm hàm trên mọc đủ thì sẽ có sự xuất hiện tiếp theo của hai răng hàm hàm dưới. Loại răng này gần như xuất hiện cùng lúc ở cả 2 bên.

răng sữa bị sâu
Bốn răng hàm ở cả hàm trên và hàm dưới tiếp tục phát triển

1.5 Bốn răng nanh 2 hàm

Trong giai đoạn từ 16 đến 22 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu quá trình mọc răng nanh. Hai chiếc răng nanh hàm trên sẽ mọc lên nhằm lấp đầy vị trí bỏ trống giữa răng hàm và răng cửa cạnh bên. Tiếp đó, sau khi hàm trên hoàn tất thì răng nanh hàm dưới cũng sẽ mọc ở vị trí tương tự như hàm trên.

răng sữa bị sâu
Bốn răng nanh phát triển góp phần vào quá trình hình thành răng sữa

1.6 Bốn răng hàm cuối cùng còn lại

Trẻ sẽ tiếp tục mọc hoàn tất răng hàm khi được khoảng 23 đến 31 tháng tuổi. Ở giai đoạn tiếp theo thì trẻ có xu hướng mọc tiếp 2 chiếc răng hàm hàm dưới còn lại. Sau đó, hai chiếc răng hàm hàm trên cuối cùng sẽ mọc lên sau khi bé hoàn tất răng hàm trên, ít nhất là khoảng 33 tháng là đầy đủ. Như vậy, trẻ khoảng 3 tuổi sẽ có thể có hoàn chỉnh một hàm răng sữa với 20 chiếc răng sữa. 

răng sữa bị sâu
Răng hàm cuối cùng ở hàm trên và hàm dưới kết thúc cho quá trình hình thành răng sữa

(*) Tham khảo: Mẹ khỏe con khôn – Lịch mọc răng ở trẻ sơ sinh.

2. Các giai đoạn tiến triển của răng sữa bị sâu

Quá trình sâu răng sữa cũng giống như quá trình sâu răng thông thường, đều phải trải qua 4 giai đoạn với các triệu chứng khác nhau:

răng sữa bị sâu
Các giai đoạn tiến triển của sâu răng
  • Giai đoạn 1: Sâu răng trong giai đoạn này đã là tổn hại đến men răng dù bề mặt răng vẫn nguyên vẹn
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này thì ngoài tổn thương men răng thì chiếc răng sâu đang trong quá trình tạo xoang

Trong các giai đoạn sâu răng ban đầu với các vết sâu nhẹ, chưa xuất hiện cơn đau và các tổn thương nghiêm trọng thì có thể ứng dụng các phương pháp thông thường như gel trị sâu răng, trám răng, tái khoáng,… mà không cần nhổ bỏ. Do đó, các phụ huynh nên để ý quan sát quá trình răng sữa bị sâu của bé và nhanh chóng đến nha khoa để có phương pháp chữa trị thích hợp.

  • Giai đoạn 3: Giai đoạn này là giai đoạn sâu răng đã có các bước tiến triển nghiêm trọng khi đã sâu răng đã vào tủy. Lúc này, sâu răng đã khiến cho ngà răng bị tổn thương.
  • Giai đoạn 4: Được xem là giai đoạn nghiêm trọng nhất khi sâu răng đã có dấu hiệu lan mạnh vào tủy, khiến tủy bị viêm nhiễm nặng. Ở giai đoạn này thì trẻ sẽ có cảm giác từ đau buốt nhất đến mất cảm giác do tủy đã chết. 

3. Tác hại của răng sữa bị sâu

3.1 Cảm giác ê buốt, đau nhức khi răng sữa bị sâu

Khi răng sữa bị sâu của trẻ bước vào giai đoạn 3 và 4 – tức là giai đoạn chiếc rang sâu đã lan vào tủy. Khi đó, trẻ sẽ có cảm giác đau nhức ê ẩm, âm ỉ kéo dài do răng sữa vẫn còn tồn tại các dây thần kinh cảm giác. Do đó, răng sữa bị sâu có thể làm gián đoạn các hoạt động thường nhật của trẻ, gây biếng ăn, lười nói, phát âm kém.

răng sữa bị sâu
Răng sâu khiến trẻ đau nhức và khó chịu

3.2 Răng sữa bị sâu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Dù là răng sữa nhưng những chiếc răng này vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai và nghiền thức ăn của trẻ. Khi răng bị sâu, do đau nhức nên trẻ có xu hướng né tránh các răng sâu nên việc nhai sẽ phụ thuộc vào những chiếc răng còn lại. Do đó, việc thiếu hụt răng khi ăn nhai sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém.

răng sữa bị sâu
Răng sâu gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ

3.3 Răng sữa bị sâu cản trở sự phát triển chiều cao

Quá trình phát triển chiều cao của trẻ thường có yếu tố quyết định trong giai đoạn trẻ mọc răng sữa, nghĩa là 60% khả năng phát triển chiều cao được quyết định trong giai đoạn từ sơ sinh cho đến khi trẻ 3 tuổi. Vì thế, nếu quá trình mọc răng sữa của trẻ xảy ra các vấn đề như sâu răng hay mất răng thì chắc chắn ảnh hưởng đến lối sống sinh hoạt của trẻ. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao.

răng sữa bị sâu
Răng sâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ

 

3.4 Sâu răng sữa ảnh hưởng đến trí não

Răng và trí não có mối liên hệ khá là mật thiết với nhau và chính vì lý do đó, nếu răng trẻ bị sâu thì có nguy cơ nó sẽ ảnh hưởng đến trí não. Khi răng sữa bị sâu, các động mạch não sẽ bị thu hẹp, gây ảnh hưởng đến các hoạt động trí não. Ngoài ra, nếu răng sữa bị nhổ bỏ quá sớm sẽ khiến cho trí nhớ và IQ của trẻ cũng bị ảnh hưởng. 

răng sữa bị sâu
Răng sâu cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ

3.5 Sâu răng sữa gây mất răng sớm, ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

Nhiều phụ huynh vẫn thường hay có thái độ chủ quan đối với răng sữa bị sâu của trẻ vì nghĩ rằng răng sữa có thể được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Khi đó, nhiều phụ huynh thường để cho quá trình sâu răng tiến triển ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến viêm tủy và hoại tử tủy. Khi đó, bất đắc dĩ các bác sĩ phải nhổ bỏ chiếc răng sữa khiến trẻ bị mất răng sớm và vô tình ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

răng sữa bị sâu
Sâu răng sữa không điều trị thích hợp gây mát răng sớm, ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

4. Các phương pháp điều trị răng sữa bị sâu

4.1 Điều trị sâu răng bằng gel fluoride

Gel Fluoride là một trong các phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả mà nhiều bác sĩ tin dùng. Khi sâu răng ở giai đoạn đầu, gel fluoride sẽ có thể phát huy tác dụng hơn so với các giai đoạn sau này. Các nha sĩ sẽ trực tiếp bôi gel vào các vết sâu hoặc cho gel vào chiếc khay để khớp vào răng. Khi đó, gel fluoride có tác dụng tăng độ cứng cho men răng và bọc lại chiếc răng sâu.

răng sữa bị sâu
Sử dụng gel fluoride để chữa trị sâu răng giai đoạn đầu

4.2 Dùng phương pháp trám răng cho răng sữa bị sâu

Trám răng là phương pháp thường được áp dụng cho giai đoạn sâu răng ban đầu, khi các vết sâu còn nhẹ và chưa có dấu hiệu lan rộng. Khi đó, các bác sĩ sẽ dùng các thiết bị chuyên nghiệp để lắp kín các lỗ sâu, nhằm ngăn cho vi khuẩn không làm hại tủy răng. Sau khi làm sạch vết sâu, những chiếc răng sâu sẽ đươc tái tạo cấu trúc và hệ mô răng thật.

răng sữa bị sâu
Răng với vết sâu nhỏ có thể sử dụng phương pháp trám răng

4.3 Điều trị tủy nếu răng sâu vào tủy

Khi chiếc răng sâu rơi vào giai đoạn vết sâu vào tủy, các cơn đau sẽ xuất hiện âm ĩ và dữ dội. Tùy thuộc vào mức độ viêm tủy, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa trị thích hợp. Nếu tủy chỉ bị viêm nhiễm nhẹ, bệnh nhân sẽ được tiến hành điều trị tủy để làm sạch vi khuẩn trong tủy, các mô tủy và ống tủy bị viêm. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành trám kín ống tủy để tránh cho vi khuẩn vào tủy. 

răng sữa bị sâu
Các bước thực hiện trong quá trình điều trị tủy

4.4 Sử dụng biện pháp tái khoáng

Thay vì sử dụng các biện pháp cơ học can thiệp vào chiếc răng sữa bị sâu, các bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp tái khoáng để điều trị cho các vết sâu nhỏ. Thay vì phải khoan thêm lỗ to cho các vết sâu bé cho phương pháp trám thì tái khoáng là phương pháp hiệu quả và thích hợp hơn. Các khoáng chất cần thiết cho quá trình này là:

răng sữa bị sâu
Cân bằng lại chế độ dinh dưỡng cho trẻ để thực hiện quá trình tái khoáng

4.4.1 Canxi

Canxi có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương răng chắc khỏe nhưng phải được hấp thụ đúng cách và đúng liều lượng. Canxi nếu không được hấp thụ cùng với vitamin D3 và vitamin K2 thì sẽ không có ý nghĩa.

4.4.2 Vitamin D3

Là một dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể của con người và đóng vai trò là người cân bằng canxi và muối khoáng. Người Việt Nam thường bị thiếu hút vitamin này do thiếu hụt các hoạt động ngoài trời, sử dụng kem chống nắng ngăn cản tia UVA và UVB hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa acid phytic.

4.4.3 Vitamin K2

Hấp thụ vitamin D3 thì phải kết hợp với vitamin K2 để tăng việc hấp thụ canxi. Trong khi vitamin D3 giúp tăng cường hấp thụ canxi thì vitamin K2 giúp điều hướng canxi đến nơi hấp thụ thích hợp.

4.4.4 Magie

Là một chất quan trọng trong việc cấu tạo và phát triển cấu trúc răng và đong đếm tác động của canxi. Tuy nhiên, cũng cần phải cân bằng lại lượng canxi, vitamin D và photpho nhằm tránh sự gián đoạn đến quá trình tái khoáng.

4.4.5 Collagen

Là một trong các thành tố quan trọng cùa hợp chất hữu cơ cùa răng và có nguồn gốc từ các loại động vật ăn cỏ. Có 2 loại collagen chủ yếu là:

Collagen type 1: 90% thành phần hữu cơ của ngà răng, xi măng và xương răng.

Collagen type 17: hoạt chất cần thiết cho quá trình chu chuyển men răng.

4.4.6 Probiotic khoang miệng

Chính là dạng hệ vi sinh ở khoang miệng và tập trung ở các tuyến nước bọt. Các lợi khuẩn sẽ tăng lượng khoáng chất ở miệng và tuyến nước bọt, hạn chế các lượng chất không phải hữu cơ nhằm tránh các bệnh lý răng miệng.

4.5 Sử dụng nước muối

Muối là người bạn thân thiết của nha khoa vì có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau nhức hiệu quả cho các bệnh lý răng miệng thông thường. Các phụ huynh nên hòa muối với nước ấm và cho trẻ sử dụng như một loại nước súc miệng. Sử dụng loại dung dịch này hằng ngày sẽ giúp cho trẻ trị viêm nhiễm, giảm đau nhức và thuyên giảm tình trạng sâu răng.

răng sữa bị sâu
Nước muối là phương thức quen thuộc trong quá trình điều trị sâu răng

➥ Các phụ huynh nên thường xuyên áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ, theo dõi tình trạng răng và đến nha khoa chữa trị trong giai đoạn đầu nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc.

Tham khảo: Dịch vụ chăm sóc răng miệng toàn diệnbảng giá chăm sóc răng miệng toàn diện

➥Nếu tình trạng răng sữa bị sâu của trẻ rơi vào các giai đoạn viêm nhiễm nặng, đặc biệt khi vết sâu đã lan vào tủy, gây viêm nhiễm nặng hoặc hoại tử tủy thì các phương pháp trên sẽ không được ứng dụng. Khi đó, các bác sĩ sẽ bắt buộc phải lựa chọn phương pháp NHỔ BỎ chiếc răng sâu đó nhằm tránh tình trạng vết sâu lan qua những chiếc răng liền kề.

Đặt lịch ngay để điều trị răng sâu cho trẻ an toàn và hiệu quả:

Đặt lịch ngay để điều trị sâu răng cho trẻ sớm nhất và hiệu quả nhất

 

.
.
.
.