Top 8 các bệnh răng miệng mà người Việt dễ mắc phải

Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, có khoảng 90% dân số ở Việt Nam mắc các bệnh răng miệng. Trong đó, 85% trẻ em dưới 12 tuổi mắc bệnh sâu răng, trên 60% trẻ em chưa từng đi đến nha khoa để khám răng miệng. Ngoài ra, người trưởng thành cũng giữ tỷ lệ xấp xỉ 50% – số người chưa từng biết khám răng là như thế nào.

Người Việt Nam thường có xu hướng bỏ quên các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bệnh răng miệng vì nghĩ nó không quá quan trọng. Ngoài ra, khi cảm thấy bản thân mình có vấn đề, nhiều người còn chủ quan chữa trị tại gia với các phương pháp truyền miệng. Đến khi bệnh tái trở nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm, họ mới tìm đến nha khoa như một sự cầu cứu cuối cùng. 

Do sự chủ quan và thiếu kiến thức nha khoa, người Việt thường xuyên mắc nhiều bệnh liên quan đến răng miệng. Dưới đây là sự tổng hợp các bệnh răng miệng phổ biến nhất:

I/ Top 8 căn bệnh răng miệng phổ biến nhất ở Việt Nam

1. Bệnh sâu răng

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới, sâu răng được xem là thảm họa xếp thứ ba của con người, chỉ sau ung thư và các bệnh lý tim mạch. Ở Việt Nam, sâu răng là bệnh lý hầu như ai cũng đã từng gặp phải trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Bệnh sâu răng có thể được xem là loại bệnh mà tổ chức canxi hóa bị nhiễm khuẩn. Sự nhiễm khuẩn này được gây ra bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô cứng. Sâu răng có 4 giai đoạn:

CÁC BỆNH răng miệng
Các giai đoạn sâu răng

➥Vì thế giai đoạn 3 và giai đoạn 4 là một trong các giai đoạn có các cơn đau âm ỉ nhất. Khi chiếc răng sâu của bạn đang trong các giai đoạn này thì chắc chắn rằng bạn phải trải qua các cơn đau suốt ngày lẫn đêm, thậm chí lúc bạn đang ngủ hoặc không nhai gì. Vậy có cách nào làm thuyên giảm các cơn đau ấy hay không?

Đọc thêm: 10 cách giúp bạn chữa đau răng sâu tại nhà hiệu quả

2. Viêm nướu và viêm nha chu

Nhiều người Việt Nam vì thiếu kiến thức nha khoa vẫn thường hay lầm tưởng hai căn bệnh này chính là một. Vì thế khi mắc bệnh viêm nha chu, họ vẫn bình thản nghĩ đó chỉ là triệu chứng của viêm nướu thông thường nên chỉ mua thuốc chống viêm qua loa rồi đợi thời gian trôi qua. Nhưng viêm nướu thông thường và viêm nha chu có một sự khác biệt rất lớn như sau:

các bệnh răng miệng
Sự khác biệt giữa viêm nướu và viêm nha chu

3. Răng bị nhiễm màu

Răng bị nhiễm màu là tình trạng răng bị ố vàng, răng không đều màu và mất màu nguyên bản trắng như răng thông thường. Hàm răng sỉn màu sẽ khiến chúng ta thiếu tự tin khi giao tiếp và làm ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ. Có 2 loại răng nhiễm màu cơ bản là nhiễm màu ngoại sinh và nhiễm màu nội sinh. 

các bệnh răng miệng
Nhiễm màu ngoại sinh và nhiễm màu nội sinh

4. Bệnh hôi miệng

Bệnh hôi miệng cũng là một trong các bệnh răng miệng phổ biến gây nhiều bất tiện dù không có nguy hiểm đáng ngại. Người mắc các chứng bệnh hôi miệng thường có xu hướng quản ngại giao tiếp và gây cản trở khá nhiều trong các hoạt động thường ngày. Hơi thở khó chịu từ bệnh hôi miệng được tạo ra từ hỗn hợp các chất lưu huỳnh bay hơi như H2S (mùi trứng thối), CH3SH (mùi hăng tỏi)… Nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu là vì:

các bệnh răng miệng
Các nguyên nhân hôi miệng phổ biến

5. Bệnh nhiễm khuẩn

Khi mắc các bệnh viêm nhiễm miệng, bệnh nhân có xu hướng xuất hiện các vết mụn trắng, xám có viền đỏ bao quanh. Dù bệnh có thể tự khỏi sau vài tuần, nhưng bệnh vẫn mang lại cảm giác khó chịu và đau nhức cho người bệnh. Người bị viêm nhiễm miệng thường là do các bệnh lý và các vấn đề điều trị liên quan. Nguyên nhân và triệu chứng phổ biến của bệnh này là:

các bệnh răng miệng
Nguyên nhân – Triệu chứng của bệnh viêm nhiễm

6. Hở hàm ếch/ Sứt môi

Hở hàm ếch là một trong các dị tật về răng miệng có tỷ lệ cao nhất ở Việt Nam và thường có 3 loại: Hở hàm ếch nhưng không sứt môi, Sứt môi nhưng không hở hàm ếch và vừa sức môi vừa hở hàm ếch. 

các bệnh răng miệng
Hình ảnh của trẻ bị sứt môi                  
  • Hở hàm ếch là tình trạng giữa vòm miệng và khoang mũi có khe hở. Người bị hở hàm ếch có thể chỉ hở một phần hoặc cả bộ phận trước và sau của vòm miệng
  • Sứt môi là tình trạng đường giữa môi trên có một khe nứt ở một hay cả hai bên
các bệnh răng miệng
Nguyên nhân của sứt môi – hở miệng

7. Tình trạng răng mọc lộn xộn 

Răng mọc lộn xộn – không ngay hàng thẳng lối là căn bệnh răng miệng rất nhiều người mắc phải. Cấu trúc răng không ngay ngắn khiến cho vẻ thẩm mỹ của răng bị ảnh hưởng, làm giảm sự tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra, việc vệ sinh cho răng mọc lộn xộn cũng gặp rất nhiều khó khăn nên dễ dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu và các bệnh lý liên quan khác. Nguyên nhân của việc mọc răng lộn xộn là:

các bệnh răng miệng
Nguyên nhân của việc răng mọc lộn xộn

8. Viêm khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là loại khớp động duy nhất của phần sọ mặt, khớp nối giữa xương hàm dưới và phần xương sọ. Khi bị đau khớp thái dương hàm, bạn sẽ cảm thấy đau và khó chịu khi thực hiện các hoạt động như nhai, nuốt, nói chuyện. Khi thực hiện các hoạt động vùng miệng, bệnh nhân sẽ phát ra các âm thanh lục cục rất khó chịu và nếu không trị sớm sẽ khiến họ bị thủng đĩa khớp. Nguyên nhân và triệu chứng chủ yếu của bệnh là:

các bệnh răng miệng
Nguyên nhân -Triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm

II/ Các biện pháp phòng chống các bệnh răng miệng

2.1 Giảm thiểu tối đa vi khuẩn 

Giảm thiểu vi khuẩn sẽ giúp bạn tránh được hàng loạt các bệnh răng miệng mà nguyên nhân chủ yếu là từ vi khuẩn mà ra. Do đó, vệ sinh răng miệng đúng quy cách và đến nha khoa theo định kỳ là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất. Thời gian hoàn hảo là 3 tháng bạn nên đến nha khoa một lần.

→Tham khảo quy trình chăm sóc răng miệng và khám bệnh toàn diện tại đây

2.2 Giảm lượng Carbonhydrate để kiểm soát các bệnh răng miệng

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
  • Kiểm soát lượng bột đường và thức ăn có tính bám dính
  • Hạn chế các loại thức uống có ga, rượu, bia
  • Hạn chế bánh kẹo, đường từ glucose hay fructose
  • Nên sử dụng cacbonhydrate chưa tinh chế như trái cây, gạo…

2.3 Tăng cường giáo dục nha khoa

Giáo dục nha khoa là một trong các biện pháp nên được khuyến khích. Các biện pháp giáo dục nên được lan tỏa hiệu quả thông qua mạng xã hội, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí hay trong môi trường học đường. Các biện pháp bảo vệ răng cần được phổ cập để phòng tránh các bệnh răng miệng như:

2.3.1 Vệ sinh răng miệng đúng quy cách

2.3.2 Chế độ ăn uống hợp lý

2.3.3 Đến nha khoa theo định kỳ

2.3.4 Phổ cập kiến thức về các bệnh nha khoa

2.4 Đến nha khoa chữa trị khi xuất hiện các bệnh răng miệng

Nhiều người thường có thói quen mua thuốc ở tiệm thuốc tây hay ứng dụng các phương thức dân gian để chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, các phương thức này chỉ thật sự có tác dụng khi bệnh ở giai đoạn nhẹ. Nhưng thật sự là nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, hậu quả sẽ không được kiểm soát và sẽ khiến tình trạng bệnh tái nặng hơn.

các bệnh răng miệng
Đến nha khoa để có các phương pháp chữa trị các bệnh răng miệng hiệu quả

Đọc thêm: 5 tác hại khôn lường của răng sâu để lâu

                  Chữa viêm nha chu tại nhà – Nên hay là không?

.
.
.
.