3 NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH HÔI MIỆNG Ở TRẺ NHỎ

Hôi miệng là tình huống khi nói hoặc thở gây ra mùi hôi. Đây là tình trạng xuất hiện phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên khi bé bị hôi miệng khiến các bậc phụ huynh lo lắng không biết bé có bị bệnh gì hay không, có nguy hiểm hay không? Để biết cụ thể bé bị hôi miệng có nguy hiểm hay không thì đầu tiên chúng ta cần xác định nguyên nhân gây mùi hôi.

Nguyên nhân bé bị hôi miệng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng nhẹ nhất là từ các loại thực phẩm, các bệnh răng miệng và nặng nhất là liên quan đến các bệnh lý khác.

Các nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng (ảnh minh họa)
Các nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng (ảnh minh họa)

Do chế độ ăn, uống

Ăn các thực phẩm có mùi

Nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng có thể xuất phát từ việc ăn các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi, mắm tôm. Hoặc ăn nhiều các loại thực phẩm giàu protein như trứng, thịt đỏ, phô mai. Hay ăn các loại thực phẩm ngọt như kẹo, socola, khoai tây chiên,… bám vào răng khiến cho miệng có mùi hôi.

Uống thuốc kháng sinh

Để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở bé, các bậc phụ huynh thường cho bé uống kháng sinh. Việc uống nhiều kháng sinh sẽ làm tiêu diệt đi các vi khuẩn có lợi trong miệng. Mà các vi khuẩn có lợi trong miệng giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi, khi mất đi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển mạnh, gây ra hôi miệng.

Xem thêm về Hôi miệng là bệnh gì? Có chữa trị dứt điểm được không?

Do các bệnh răng miệng

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Các bé thường không chịu đánh răng hoặc chỉ đánh răng qua loa nên dẫn đến các cặn thức ăn không được lấy sạch. Thức ăn bám lâu ngày ở răng, các vi khuẩn phân giải ngay trong miệng sinh ra mùi hôi. Bên cạnh đó các bé thường không vệ sinh sạch các bề mặt răng, khe răng, và lưỡi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi tồn tại và phát triển.

Bé bị hôi miệng do vệ sinh răng miệng không đúng cách (ảnh minh họa)
Bé bị hôi miệng do vệ sinh răng miệng không đúng cách (ảnh minh họa)

Xem thêm về Bị hôi miệng dù đã vệ sinh răng miệng đúng cách? Tại sao?

Khô miệng

Bé bị hôi miệng cũng có thể là do khô miệng. Bình thường nước bọt trong miệng sẽ có tác dụng ngăn cản sự tích tụ và hình thành vi khuẩn gây mùi. Nhưng khi để miệng bị khô sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại và dễ bốc hơi ra ngoài khi nói.

Các lý do gây hôi miệng ở bé chủ yếu là do trẻ em thường lười hoặc ít có thói quen uống nước khiến miệng bị khô. Bên cạnh đó thói quen mút tay hoặc sử dụng ti giả cũng là nguyên nhân gây khô miệng.

Viêm nha chu

Viêm nha chu khiến vùng lợi xung quanh bị viêm, sưng đỏ do mảng bám răng không được vệ sinh sạch, vi khuẩn tồn tại. Nếu tình trạng viêm nha chu ở bé kéo dài sẽ hình thành các túi nha chu giữa lợi và răng gây ra chứng hôi miệng.

Răng bị xô lệch

Răng bị xô lệch cũng là nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng. Khi răng bị xô lệch khiến cho thức ăn bị giắt vào, khó vệ sinh sạch. Từ đó làm cho thức ăn bị vi khuẩn phân giải ngay trong miệng khiến hơi thở bé có mùi hôi. 

Sâu răng

Thói quen thích ăn ngọt và chế độ vệ sinh răng miệng chưa đúng cách khiến bé bị sâu răng. Các ổ sâu răng tồn tại tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi phát triển. Đồng thời sâu răng tạo ra các lỗ sâu khiến thức ăn bị giắt vào, nếu không được vệ sinh sạch sẽ khiến mùi hôi thêm nặng.

Bé bị hôi miệng do sâu răng (ảnh minh họa)
Bé bị hôi miệng do sâu răng (ảnh minh họa)

Do các bệnh lý

Hôi miệng ở bé cũng có thể là những dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý khác như:

Viêm Amidan

“Viêm amidan là tổn thương viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính tuyến amidan do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ ở lứa tuổi học đường 5 – 15 tuổi.”

Nguồn tham khảo: https://bookingcare.vn/cam-nang/viem-amidan-trieu-chung-cach-dieu-tri-va-phong-tranh-tai-phat-p1313.html

Viêm Amidan tạo nên các rãnh viêm, là nơi thức ăn dễ bám vào và gây ra mùi hôi khó chịu.

Dạ dày

Mùi hôi miệng của bé có thể xuất phát từ các bệnh về dạ dày. Ợ chua, trào ngược dạ dày,… khiến mùi hôi của thức ăn đã bị tiêu hóa bốc lên khi nói chuyện tạo mùi hôi.

Dị vật trong mũi

Với bản tính tò mò, thích khám phá những điều mới lạ. Các bé khi chơi dễ cho các vật có hình dạng nhỏ như hạt đậu, mảnh đồ chơi nhỏ và quên đi không lấy ra hoặc không lấy ra được. Bị mắc kẹt dị vật trong mũi khiến bé bị nhiễm trùng, chảy dịch mũi sau gây nên mùi hôi miệng.

Bé bị hôi miệng do các dị vật trong mũi
Bé bị hôi miệng do các dị vật trong mũi

Các bệnh lý khác

Bên cạnh các nguyên nhân nói trên thì các vấn đề về tim, gan, hô hấp,… cũng là nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng.

Xem thêm về 11 cách chữa hôi miệng hiệu quả tận gốc

Để có thể kiểm tra nhanh nguyên nhân hôi miệng của bé xuất phát từ đâu bạn có thể áp dụng các cách sau.

Cách nhận biết nguyên nhân bệnh

Bạn có thể cho trẻ ngậm miệng và bịt mũi vài giây sau đó mở miệng ra, không hà hơi ra thở. Nếu mùi hôi xuất hiện thì nguyên nhân bé bị hôi miệng xuất phát từ các vấn đề răng miệng. Còn trường hợp tương tự nhưng chỉ khi hà hơi ra mới có mùi thì nguyên nhân có thể xuất phát từ các bệnh lý khác. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn nên đưa bé đến các trung tâm nha khoa uy tín để kiểm tra. Từ đó đưa ra các cách chữa hôi miệng phù hợp với bé.

Các bé đang trong giai đoạn phát triển đừng để mùi hôi khiến bé tự ti, ngại giao tiếp. Hôi miệng không phải là bệnh lý nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa trị được. Khi phát hiện bé có mùi hôi bạn nên tìm ra nguyên nhân và chữa trị dứt điểm kịp thời. Đồng thời bạn nên tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống nhiều nước sẽ có thể ngăn ngừa hôi miệng xảy ra. Khi bé bị hôi miệng bạn không biết phải làm sao thì bạn có thể liên hệ với nha khoa Flora qua Fanpage: Nha khoa Flora để được tư vấn trực tiếp. Nha khoa Flora luôn đồng hành cùng sức khỏe răng miệng của bạn.

.
.
.
.