MẤT RĂNG HÀM DƯỚI LÂU NĂM CÓ TRỒNG RĂNG IMPLANT ĐƯỢC KHÔNG?

Mất răng do sâu răng, tai nạn hoặc răng bị lão hóa là tình trạng không hiếm gặp. Mất răng, đặc biệt răng hàm dưới gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng từ ăn nhai đến sức khỏe cơ thể. Hiện nay để phục hồi răng bị mất mọi người tìm đến phương pháp trồng răng Implant. Tuy nhiên họ vẫn thắc mắc liệu mất răng hàm dưới lâu năm có trồng răng Implant được không?

1. Mất răng hàm dưới lâu năm có trồng được Implant không?

Răng Implant là phương pháp phục hình răng mất, thay thế chân răng bị mất bằng trụ Implant và thân răng bằng mão sứ được kết nối với nhau bằng Abutment. Với hiệu quả phục hình tuyệt vời răng Implant có thể phục hình mọi trường hợp răng bị mất. Kể cả những trường hợp mất 1 răng, nhiều răng hoặc tiêu xương hàm (do mất răng lâu năm). Do đó những trường hợp mất răng lâu năm hoàn toàn có thể trồng răng Implant.

Mất răng hàm dưới có trồng răng Implant được không
Mất răng hàm dưới có trồng răng Implant được không? (ảnh minh họa)

Với những trường hợp mất răng lâu năm thì thời gian cấy ghép Implant sẽ kéo dài hơn do phải ghép xương. Vậy hiện nay có các hình thức ghép xương nào?

 

Nhanh tay liên hệ với Flora để nhận ưu đãi Dịch vụ Trồng răng Implant, giảm giá lên đến 70%Nha Khoa Flora - Hệ Thống Nha Khoa Êm Ái Chuẩn Thuỵ Sĩ

 

2. Các hình thức ghép xương do mất răng lâu năm

Răng khi bị mất lâu năm do cơ chế đào thải của cơ thể dẫn đến tình trạng tiêu xương. Để tiến hành cấy ghép Implant thì xương hàm phải được đảm bảo, làm nền cho trụ Implant đứng vững. Ngày nay, để thực hiện ghép xương các bác sĩ nha khoa dựa vào cơ địa của từng bệnh nhân áp dụng các hình thức ghép xương sau:

2.1 Ghép xương tự thân

Là phương pháp sử dụng xương ở vùng khác trên cơ thể bệnh nhân cấy ghép vào vùng mất răng hàm dưới lâu năm. Loại xương được sử dụng trong hình thức này là: xương hông, xương hàm, xương cằm, xương sọ.

Phương pháp này có ưu điểm là an toàn với cơ thể, không bị cơ thể đào thải, ít nguy cơ lây nhiễm bệnh, thời gian phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này phải phẫu thuật ở 2 vùng khác nhau của cơ thể.

2.2 Ghép xương nhân tạo

Xương nhân tạo là xương có cấu tạo từ Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate, có khả năng tự tiêu. Xương nhân tạo được ghép vào phần xương bị thiếu, tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển. Cứ mỗi tháng xương tự thân phát triển lên 1mm.

Ghép xương hàm răng nhân tạo
Ghép xương nhân tạo (ảnh minh họa)

Ghép xương nhân tạo cho trường hợp mất răng hàm dưới được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Bởi vì nó có ưu điểm là an toàn, dễ cấy ghép và không cần phẫu thuật 2 nơi trên cơ thể. Tuy nhiên thời gian phục hồi lâu, phải mất đến 6 tháng để xương phát triển đủ điều kiện cần thiết. Và cần từ 3 – 6 tháng tiếp theo mới có thể phục hình trên Implant.

2.3 Ghép xương đồng chủng

Bên cạnh 2 hình thức trên thì ghép xương đồng chủng cũng được áp dụng. Ghép xương đồng chủng là phương pháp sử dụng xương của các cá thể khác cùng loài, dạng tươi hoặc đông khô. Các xương này được lưu trữ ở các ngân hàng mô như: mô sụn, mô xương, cơ quan nội tạng.

Hình thức này có thể áp dụng cho những trường hợp cần ghép số lượng xương lớn. Tuy nhiên nó mang nhiều khuyết điểm, điển hình là có nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh và đào thải cao nếu xử lý không chuẩn.

Xem thêm về: Trồng răng Implant mất bao lâu? Có nguy hiểm không?

2.4 Ghép xương dị chủng

Ghép xương dị chủng là hình thức hỗ trợ trường hợp mất răng hàm dưới lâu năm bằng việc sử dụng xương của các cá thể khác loài. Các xương dị chủng này sẽ được xử lý phù hợp với mục đích sử dụng như đông khô, đông khô khử khoáng, khử hữu cơ,… Tuy nhiên phương pháp này có khả năng tích hợp sinh học kém và ít khi được áp dụng.

Ghép xương dị chủng (ảnh minh họa)
Ghép xương dị chủng (ảnh minh họa)

Các trường hợp mất răng hàm dưới lâu năm bị tiêu xương thì bên cạnh các hình thức ghép xương thì quy trình trồng răng Implant an toàn là vô cùng cần thiết. Hiện nay công nghệ trồng răng Implant cho những trường hợp mất răng hàm dưới lâu năm được đánh giá cao nhất là công nghệ Implant 3D Sophis. Vậy quy trình trồng răng Implant 3D Sophis là như thế nào?

Xem thêm về: Ghép xương trong Implant là gì?

ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY: 

 

3. Quy trình trồng răng Implant 3D Sophis với trường hợp mất răng hàm dưới lâu năm tại nha khoa Flora

3.1 Thăm khám tổng quát, chụp phim CT Cone Beam 3D và lên phác đồ điều trị

Trước khi tiến hành cấy ghép Implant các nha sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo cơ thể đủ điều kiện thực hiện. Sau đó, các nha sĩ sẽ thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng. Tiến hành chụp phim bằng máy CT Cone Beam để đánh giá tình trạng xương hàm, mô mềm, tương quan dây thần kinh để ra chỉ định ghép xương hay nâng xoang hay không. Đồng thời, một phục hình giả định được thực hiện trên máy tính. Tính toán chính xác vị trí và kích thước trụ implant, xem trước kết quả phục hình. Từ đó, phác đồ điều trị được cá nhân hóa theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.

Sau khi thăm khám, nha sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân các loại trụ Implant phù hợp với mức chi phí mà khách hàng có thể chi trả. Hiện nay hệ thống trụ Implant tại Nha Khoa Flora đều được nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Thụy Sĩ, Mỹ, Hàn Quốc,… Đồng thời thường xuyên áp dụng các chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng. Do đó bệnh nhân hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng trụ với mức giá hợp lý tại Nha Khoa Flora.

XEM BẢNG GIÁ IMPLANT

3.1 Ghép xương

Sau khi được tư vấn đầy đủ, các bác sĩ sẽ tiến hành vạch nướu và ghép xương. Loại xương được sử dụng trong phương pháp này là xương nhân tạo. Xương nhân tạo sau khi được cấy ghép vào hàm dưới, các bệnh nhân sẽ chờ khoảng 6 tháng để xương phát triển.

3.2 Cấy ghép trụ Implant

Sau khi thăm khám nhận thấy xương đã phát triển các bác sĩ sẽ tiến hành cắm trụ Implant vào xương hàm. Với vị trí đã được tính toán trong quá trình phục hình giả định 3D từ trước các nha sĩ sẽ mất từ 15 – 30 phút để cắm 1 trụ. Và chờ từ 3 tuần đến 3 tháng để trụ Implant và xương hoàn toàn tích hợp.

Kỹ thuật cấy ghép Implant công nghệ 3D Sophis cho trường hợp răng bị mất lâu năm (ảnh minh họa)
Kỹ thuật cấy ghép Implant công nghệ 3D Sophis cho trường hợp răng bị mất lâu năm (ảnh minh họa)

3.3 Gắn Healing hướng dẫn mô nướu

Healing là gì? Đây là một chi tiết được tích hợp vào trụ Implant có nhiệm vụ hướng dẫn phần mô của nướu mọc quanh vùng tiếp giáp giữa thân răng và trụ. Đối với trường hợp mất răng hàm dưới lâu năm thì healing không được gắn vào ngay mà sẽ được bác sĩ dặn dò thời gian đến gắn phù hợp.

3.4 Gắn Abutment và Mão răng sứ

Khi trụ Implant và xương hàm được tích hợp hoàn toàn. Bạn sẽ được gắn khớp nối Abutment mão răng sứ, hoàn thiện quá trình trồng răng Implant. 

3.5 Chăm sóc hậu phẫu và tái khám định kỳ

Để đảm bảo răng Implant an toàn, chính sách bảo hành tốt nhất và có thể sử dụng trọn đời các bác sĩ sẽ dặn dò bạn về vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng hợp lý. Đồng thời lên lịch hẹn để tái khám.

Thông tin liên hệ Nha Khoa Flora

Tình trạng mất răng hàm dưới lâu năm giờ đây không còn là khuyết điểm đáng có. Nha Khoa Flora tự tin là địa chỉ trồng răng Implant có xác suất thành công cao nhất Hồ Chí Minh. Đặt hẹn nhanh chóng với nha khoa Flora tại Fanpage: Nha khoa Flora hoặc liên hệ hotline: 028 7305 8999

ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY: 

 

.
.
.
.