RĂNG BỊ NGHIÊNG VÀO VÙNG MẤT RĂNG THÌ CÓ CẤY IMPLANT ĐƯỢC KHÔNG?

Răng bị nghiêng vào vùng mất răng có cấy ghép Implant được không? là câu hỏi mà chúng tôi nhận được kha khá trong thời gian gần đây. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha Khoa Flora để có câu trả lời nhé!

1. Răng bị nghiêng là do đâu?

Nguyên nhân răng bị nghiêng
Nguyên nhân răng bị nghiêng

Đây là tình trạng răng mọc lệch khác với khung hàm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt. Theo các nhà nghiên cứu Nha Khoa cho hay, răng bị nghiêng do các nguyên nhân như: bẩm sinh, mất răng, lực ăn nhai mạnh, tác động ngoại lực.

Nguyên nhân do bẩm sinh

Nguyên nhân này không hề hiếm gặp, bởi có khá nhiều bạn đọc ngay từ khi mới mọc răng hàm, răng đã bị nghiêng vì mọc chen chúc, cái chìa cái vẩu ra ngoài. Hoặc có khung hàm hô móm, dần dần qua quá trình ăn nhai, phát triển, tác động khiến răng trên khung hàm bị nghiêng và xô lệch. 

Nguyên nhân do mất răng


Trường hợp mất răng lâu ngày dẫn đến răng bị nghiêng, xô lệch. Thực chất các răng trên khung hàm có thể đứng vững và ngay ngắn là do có xương hàm nâng đỡ. Nhưng khi tình trạng mất răng xảy ra, xương hàm bị tiêu tụt chân răng không được giữ chặt sẽ đổ nghiêng về khoảng trống bị tiêu xương khiến răng bị nghiêng.

Tình trạng tiêu xương do mất răng gây nên có thể khiến cho răng đối diện bị trồi thấp gây mất cân đối với hàm đối xứng.

Nguyên nhân do lực ăn nhai mạnh

Tai nạn tác động ngoại lực như chơi thể thao, té ngã gây ra lực tác động lớn không chỉ là nguyên nhân giải giải thích vì sao răng bị nghiêng mà đây còn là lý do khiến mất răng

Nguyên nhân do tác động ngoại lực

Mất răng do lực nghiến mạnh
Mất răng do lực nghiến mạnh

Tình trạng răng bị đổ nghiêng còn có thể do lực nhai nghiến mạnh và thay đổi đột ngột cũng có thể làm cho răng bị bào mòn và dễ mẻ vỡ, lung lay nhất là khi cấu trúc răng vốn đã yếu sẵn

2. Răng bị nghiêng vào vùng mất răng thì có cấy Implant được không?

Được bạn đọc nhé, cấy ghép Implant là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay. Khi cấy ghép Implant trong trường hợp răng bị nghiêng vào vùng cấy ghép thì độ khó của ca cấy ghép sẽ cao hơn nhiều. Do đó, bạn cần lựa chọn Nha Khoa uy tín, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cấy ghép Implant.

Để thực hiện kỹ thuật này bác sĩ sẽ chụp ConeBeam CT để xác định vị trí răng mất. Từ đó, sẽ cấy trực tiếp trụ Implant vào hàm đóng vai trò như một chân răng thật, ngăn chặn tiêu xương. 

Để nâng cao hiệu quả cấy ghép Implant, Nha Khoa Flora đã không ngừng nghiên cứu và phát triển để cho ra đời công nghệ cấy ghép Implant chuẩn Thụy Sĩ – 3D Sophis. Công nghệ này khi áp dụng vào quy trình cấy ghép Implant sẽ giúp khắc phục răng bị nghiêng an toàn, hiệu quả, dứt điểm hoàn toàn. 

Bên cạnh đó, kết hợp với hệ thống kiểm soát cơn đau độc quyền EP và các thiết bị tối tân bậc nhất hiện nay như: Thiết bị gây tê DentalVibe, Thiết bị scan hàm Trios,… Được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn.

Công nghệ EP ( Ephemeral Pain)
Công nghệ EP (Ephemeral Pain)

3. Phương pháp khắc phục khác

Với nguyên nhân răng nghiêng do bẩm sinh, bác sĩ tại Nha Khoa Flora khuyên bạn đọc nên niềng răng nhằm sắp xếp lại răng. 

Để thực hiện kỹ thuật này bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ với hệ thống mắc cài hoặc khay niềng để điều chỉnh, sắp xếp lại các răng về đúng vị trí, ngăn chặn sự phát triển xô lệch. Toàn bộ quy trình chỉnh nha sẽ được bác sĩ lên phác đồ đầy đủ. Trung bình 1 lộ trình chỉnh nha sẽ hoàn tất sau 1-3 năm. Tùy vào loại niềng răng mà bạn đọc cần đến Nha Khoa kiểm tra định kỳ từ 2 tuần đến 1 tháng.

Với nguyên nhân răng nghiêng do bẩm sinh, bác sĩ tại Nha Khoa Flora khuyên bạn đọc nên niềng răng
Với nguyên nhân răng nghiêng do bẩm sinh, bác sĩ tại Nha Khoa Flora khuyên bạn đọc nên niềng răng

Tìm hiểu thêm: CÁC LOẠI NIỀNG RĂNG MẮC CÀI BẠN NÊN BIẾT HIỆN NAY?

Như vậy, bài viết trên từ Nha Khoa Flora đã đưa ra câu trả lời cho bạn đọc về vấn đề “Răng bị nghiêng vào vùng mất răng có cấy ghép Implant được không?” Ngay khi có dấu hiệu răng bị nghiêng, xô lệch, bạn đọc nên ghé ngay Nha Khoa để trực tiếp kiểm tra tình trạng hiện tại và đưa ra chỉ định phương pháp phục hình phù hợp nhất nhé.

.
.
.
.